Triều Tiên có nhận được thông điệp từ Mỹ?

Thái độ quyết đoán của Tổng thống Mỹ Donald Trump và sự khó lường của chính quyền Bình Nhưỡng đang khiến tình hình bán đảo Triều Tiên diễn biến phức tạp. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trieu tien co nhan duoc thong diep tu my Giá dầu châu Á đi xuống sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên
trieu tien co nhan duoc thong diep tu my Mỹ không cân nhắc hành động quân sự với Triều Tiên

Bài trắc nghiệm lớn nhất với Mỹ

Ngày 13/4, “mẹ của các loại bom” được Mỹ ném xuống một đường hầm của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Afghanistan là một quả bom lớn, có sức công phá của hơn 11 tấn thuốc nổ TNT. Tên chính thức của quả bom này là GBU-43/B Massive Ordnance Air Blast (MOAB).

trieu tien co nhan duoc thong diep tu my
Triều Tiên là bài toán trắc nghiệm lớn nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: Getty Images)

Trên thực tế, MOAB được thiết kế để tiêu diệt một lượng lớn người thông qua phát nổ gần mặt đất. Nó được chế tạo trước khi Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003, nhằm mục đích khiến quân đội Iraq hoảng sợ và đào ngũ. Tuy nhiên, kể từ đó, loại bom này chưa được sử dụng và chỉ có khoảng hơn chục quả. Nếu cho rằng vụ nổ MOAB nhằm thể hiện sự cứng rắn của Mỹ để răn đe Triều Tiên thì Bình Nhưỡng có thể đang tự hỏi thông điệp thực sự của Mỹ là gì, vì loại bom này sẽ không có giá trị quân sự khi muốn phá hủy các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân dưới lòng đất. 

MOAB được vận chuyển bằng máy bay vận tải Hercules di chuyển chậm (và do đó dễ bị bắn hạ), được thả xuống từ đằng sau máy bay với một chiếc dù và bay tới mục tiêu. Nếu Mỹ thực sự đang ngắm tới các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên thì loại bom này không hiệu quả. Tất nhiên, ông Trump hiểu được điều đó. Giá trị lớn nhất của vụ ném bom là thể hiện ông Trump là một nhà lãnh đạo chiến tranh quyết đoán. Bên cạnh những quan chức quân đội cao cấp, Tổng thống Trump đã tuyên bố: "Nếu bạn nhìn vào những gì đã xảy ra trong 8 tuần qua và so sánh với những gì đã xảy ra trong 8 năm qua, bạn sẽ thấy có một sự khác biệt to lớn". 

Tuyên bố của ông Trump đúng một phần. Trong nhiệm kỳ cuối của cựu Tổng thống Barack Obama, Mỹ có nhiều chiến lược song quá ít bom để khẳng định sức mạnh của mình. Ngược lại, cho tới nay ông Trump có nhiều bom nhưng không có chiến lược rõ ràng. Chưa có cách tiếp cận nào thực sự giúp tìm ra giải pháp cho chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, vốn đang nổi lên như bài trắc nghiệm lớn nhất trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump.

Nỗ lực bất chấp rào cản của Bình Nhưỡng

Triều Tiên có ý định phát triển năng lực vũ khí hạt nhân kể từ đầu những năm 1990. Ước tính có khoảng 20 thiết bị hạt nhân và mỗi năm thêm khoảng 6 vũ khí vào kho hạt nhân của nước này. Mục tiêu chính của Triều Tiên là thu nhỏ vũ khí hạt nhân, gắn vào đầu tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể tấn công Mỹ và làm cho loại vũ khí này trở nên chính xác và đáng tin cậy.

Đây là những thách thức kỹ thuật đáng kể nhưng rõ ràng Triều Tiên đang tăng tốc để có được vũ khí hạt nhân. Tiến trình thử nghiệm tên lửa cho thấy Triều Tiên có một tên lửa tầm trung có thể vươn tới Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc phóng tên lửa nhiều lần cho thấy Bình Nhưỡng không chỉ kiểm tra độ tin cậy của tên lửa mà còn tìm cách kiểm soát việc bắn đồng thời nhiều tên lửa. Gần đây, Bình Nhưỡng cũng đã phóng hai vệ tinh cho thấy h đang trên đà chế tạo các tên lửa có thể đạt đến tốc độ cần thiết để bay xuyên lục địa. Để bảo vệ vũ khí trước cuộc tấn công bất ngờ của Mỹ, Triều Tiên đang phát triển các bệ phóng tên lửa cơ động khó xác định và sử dụng nhiên liệu rắn để quá trình chuẩn bị phóng nhanh hơn. Triều Tiên cũng phát triển tên lửa chống tàu ngầm. 

trieu tien co nhan duoc thong diep tu my
Một trong những loại tên lửa của Triều Tiên tại lễ diễu binh sáng 15/4. (Nguồn: BBC)

Triều Tiên tin rằng có một kho vũ khí hạt nhân mạnh và phương tiện mang vũ khí hạt nhân là biện pháp đảm bảo tốt nhất cho sự tồn tại của mình. Việc thế giới đã không có các biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn nỗ lực hạt nhân của Triều Tiên trong vòng 1/4 thế kỉ qua đã thúc đẩy nước này tiếp tục theo đuổi mục tiêu. Người Mỹ cho rằng có thể mất khoảng 4 năm Triều Tiên sẽ có vũ khí có thể vươn tới lục địa Mỹ. Tần suất các vụ thử nghiệm vũ khí cho thấy Bình Nhưỡng đang cố gắng rút ngắn thời gian đó. 

Không có hành động tấn công nào của Washington có thể ngăn cản Triều Tiên tiến hành các cuộc tấn công ồ ạt nhằm vào Hàn Quốc, và có thể là Nhật Bản. Ở vùng núi phía Bắc khu phi quân sự, hàng nghìn khẩu pháo của Triều Tiên nhằm hướng Seoul và có thể nã hàng chục nghìn quả đạn vào thành phố này chỉ sau vài phút nhận lệnh tấn công.

Như vậy, câu hỏi đặt ra rằng Mỹ và các đồng minh có thể làm gì sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ông Donald Trump tại Florida vừa qua. Dường như Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến tới một nỗ lực cuối cùng nhằm áp đặt lệnh trừng phạt cứng rắn hơn, làm kiệt quệ Triều Tiên. Một số bài báo gần đây trên New York Times của tác giả David Sanger và William Broad chỉ ra rằng Mỹ đã sử dụng các cuộc tấn công mạng khiến các vụ thử tên lửa thất bại. Tuy nhiên việc này chỉ làm chậm lại chứ không ngăn cản được việc thử nghiệm của Triều Tiên. 

Bước kế tiếp của Mỹ có thể là bắn hạ tên lửa của Triều Tiên sau khi phóng. Tàu chiến Mỹ ở biển Nhật Bản và các căn cứ quân sự khác có khả năng làm điều này, mặc dù không thể đảm bảo hoàn toàn rằng tất cả các tên lửa sẽ bị phá hủy. Sự quyết đoán của Donald Trump và sự khó lường của chính quyền Triều Tiên khiến tình hình trên bán đảo Triều Tiên càng diễn biến phức tạp. 

trieu tien co nhan duoc thong diep tu my Mỹ ném “bom mẹ” để cảnh cáo Triều Tiên

Ngày 13/4, chuyên gia an ninh khu vực Đông Á của Mỹ Gordon Chang cho biết việc Mỹ thả quả bom phi hạt nhân lớn ...

trieu tien co nhan duoc thong diep tu my Triều Tiên chỉ trích Mỹ làm gia tăng căng thẳng

Triều Tiên ngày 13/4 chỉ trích Mỹ đang làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cảnh báo về một “đòn ...

Thu Hiền (Theo The Australian)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Đọc thêm

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Nỗ lực dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường được thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận số vụ tự tử gia tăng ở các trường tiểu ...
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/4/2024.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4 có thêm 15.307 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 175.822 tỷ đồng.
Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 đã là chuyến công tác thiện nguyện đến trường tiểu học dành cho học sinh nữ tại Bentiu, bang Unity, Nam Sudan.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động