Triều Tiên toan tính gì đằng sau các vụ phóng tên lửa liên tiếp?

TGVN. Theo truyền thông Hàn Quốc, một loạt vụ phóng tên lửa của Triều Tiên gần đây được đánh giá là có mức độ khiêu khích 'vừa phải', vừa để thể hiện với Hàn Quốc, nhưng lại tránh đe dọa trực tiếp tới Mỹ. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trieu tien toan tinh gi dang sau cac vu phong ten lua lien tiep Cố vấn Mỹ: Triều Tiên không vi phạm cam kết về tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
trieu tien toan tinh gi dang sau cac vu phong ten lua lien tiep KCNA lên tiếng về vụ phóng tên lửa
trieu tien toan tinh gi dang sau cac vu phong ten lua lien tiep
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un giám sát một vụ phóng tên lửa. (Nguồn: KRT)

Dù khiêu khích để gây sức ép, nhưng động thái của Triều Tiên vừa không làm vỡ đối thoại, vừa giúp nước này tránh bị cấm vận thêm. Ngoài ra, hành động phóng tên lửa của Triều Tiên còn thể hiện ý đồ thử nghiệm các loại vũ khí đa dạng mà Bình Nhưỡng đã phải tạm dừng trong thời gian qua.

Triều Tiên đã liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa sau khi thời hạn tổ chức cuộc họp cấp chuyên viên Mỹ - Triều, một nội dung nhất trí giữa lãnh đạo hai bên, đã trôi qua. Trước đó, Bình Nhưỡng đã hai lần phóng tên lửa đạn đạo vào ngày 4/5 và 9/5.

Ngày 30/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bất ngờ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại khu phi quân dự Panmunjom, nơi hai bên nhất trí sẽ nối lại đối thoại cấp chuyên viên trong vòng “hai đến ba tuần tới”. Tuy nhiên, thời điểm này đã trôi qua mà các cuộc đàm phán cấp chuyên viên Mỹ-Triều vẫn chưa được tổ chức, khiến Triều Tiên quyết định hành động.

Theo báo chí Hàn Quốc, ngày 25/7 vừa qua, Triều Tiên tiếp tục phóng hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn, có tầm bắn khoảng 600 km và độ cao 50 km. Đến ngày 31/7, nước này phóng tiếp một tên lửa có tầm bắn xa 250km, với độ cao 30km. Quân đội Hàn Quốc cho biết, đây là tên lửa tầm ngắn, nhưng Bình Nhưỡng tuyên bố rằng đây là chỉ là pháo phản lực cỡ nòng lớn kiểu mới. Và vào ngày 2/8, Triều Tiên đã phóng tiếp hai vật thể bay được cho là tên lửa tầm xa.

Phía Triều Tiên cũng công khai ý đồ, nói rằng vụ phóng tên lửa ngày 25/7 nhằm thị uy sức mạnh của loại “vũ khí dẫn đường kiểu mới”. Bình Nhưỡng nhấn mạnh đây là lời cảnh báo cứng rắn đối với Chính phủ Hàn Quốc trước việc Seoul nhập máy bay chiến đấu tàng hình và diễn tập quân sự chung Hàn - Mỹ nhằm chuẩn bị cho việc chuyển giao quyền tác chiến thời chiến. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng không trực tiếp đề cập tới Washington. Trong khi đó, Mỹ nhận định tên lửa của Triều Tiên không đe dọa tới an ninh của Mỹ.

Xét về chủng loại và tầm bắn, các tên lửa mà Triều Tiên phóng ngày 31/7 và 2/8 rõ ràng là nhắm vào Hàn Quốc. Dù là tên lửa đạn đạo hay là "pháo phản lực" thì đây đều là những loại vũ khí có thể uy hiếp lớn tới an ninh của Seoul. Pháo phản lực là loại pháo tầm xa, có thể bắn nhiều phát một lúc. Pháo phản lực cỡ nòng 300 mm của Triều Tiên được biết đến có tầm bắn tối đa đạt 200km, đặt ở Trụ sở quân khu Gyeryongdae (tỉnh Nam Chungcheong), nơi có trụ sở của các binh chủng Lục quân, Hải quân, Không quân trong phạm vi tấn công hiệu quả. Tuy nhiên, lần này cỡ nòng pháo được nâng lên 400mm, tầm bắn cũng được cho là xa hơn.

Bên cạnh đó, gần đây Triều Tiên được cho là đã gắn thêm thiết bị dẫn đường vào pháo phản lực. Rốt cuộc, ý đồ của Triều Tiên là sở hữu sức mạnh, không chỉ uy hiếp lãnh thổ nước Mỹ mà có thể trấn áp cả Hàn Quốc. Điều này sẽ nâng cao lợi thế cho Bình Nhưỡng trong đàm phán Mỹ - Triều. Thêm nữa, các cuộc bắn thử tên lửa cho thấy Bình Nhưỡng muốn đẩy Seoul “về phía sau”, buộc Washington phải công nhận Triều Tiên là nước sở hữu vũ khí hạt nhân và nhận được sự đảm bảo an ninh cho chính quyền. Ngoài ra, Triều Tiên cũng cho thấy, họ phải nhận được sự bù đắp lớn hơn từ Mỹ. Từ những phân tích như vậy, quân đội Hàn Quốc nhận định trong thời gian tới Triều Tiên sẽ còn tiếp tục tiến hành các vụ phóng tên lửa hoặc các hành động phô diễn sức mạnh khác.

trieu tien toan tinh gi dang sau cac vu phong ten lua lien tiep

Xác nhận Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, Hàn Quốc họp khẩn

TGVN. Ngày 31/7, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc tuyên bố, những vật thể bay không xác định được Triều Tiên phóng ...

trieu tien toan tinh gi dang sau cac vu phong ten lua lien tiep

Hàn Quốc thông báo Triều Tiên phóng nhiều vật thể bay không xác định, Mỹ đang giám sát tình hình

TGVN. Ngày 31/7, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) thông báo, Triều Tiên đã phóng nhiều vật thể bay không xác ...

trieu tien toan tinh gi dang sau cac vu phong ten lua lien tiep

Ngoại trưởng Hàn Quốc và Nhật Bản điện đàm về thương mại và vụ Triều Tiên phóng tên lửa

TGVN. Ngày 26/7, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-hwa đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nhật Bản Taro Kono.

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/11/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/11/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 27/11. Lịch âm 27/11/2024? Âm lịch hôm nay 27/11. Lịch vạn niên 27/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 27/11/2024: Ma Kết sự nghiệp chuyển biến tích cực

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 27/11/2024: Ma Kết sự nghiệp chuyển biến tích cực

Tử vi hôm nay 27/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/11/2024: Tuổi Tuất công việc tự tin

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/11/2024: Tuổi Tuất công việc tự tin

Xem tử vi 27/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 27/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thăm, làm việc với lãnh đạo thành phố Hải Phòng

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thăm, làm việc với lãnh đạo thành phố Hải Phòng

Tổng thống Bulgaria mong muốn chia sẻ, gợi mở với thành phố Hải Phòng những kinh nghiệm, giải pháp, hợp tác về phát triển công nghiệp, cảng biển...
Việt Nam coi Trường Đại học Việt - Nhật là dự án biểu tượng hợp tác giữa hai nước

Việt Nam coi Trường Đại học Việt - Nhật là dự án biểu tượng hợp tác giữa hai nước

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Tin thế giới 26/11: Mỹ triển khai tên lửa tại Philippines, Nga phản đối 'đóng băng xung đột' ở Ukraine, Iran kêu gọi đưa Israel và Mỹ ra xét xử

Tin thế giới 26/11: Mỹ triển khai tên lửa tại Philippines, Nga phản đối 'đóng băng xung đột' ở Ukraine, Iran kêu gọi đưa Israel và Mỹ ra xét xử

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động