Trịnh Công Sơn: Người lắng âm vọng nhân sinh

Cái bóng trăm năm luôn ám ảnh trong suy tưởng và trong cảm xúc của Trịnh Công Sơn. Nói theo giọng phân tâm học, ông có lẽ thuộc về kiểu nghệ sĩ mà bản năng chết (thanatos) mạnh hơn bản năng sống (eros). "Cái nhìn", và tất nhiên, cả "cái nghe" của ông, chịu lực hút chủ đạo không phải từ sự sinh trưởng- khoẻ khoắn - ấm áp - tươi vui, mà là từ những gì tàn lụi - héo úa - mòn mỏi - u sầu - lạnh lẽo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong chuyên luận "Trịnh Công Sơn - ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật" (NXB Văn hóa Sài Gòn, 2008), nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc đã xác quyết: "Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ, điều đó đã hẳn. Nhưng, trên và trước hết, người nhạc sĩ đó lại chính là một thi sĩ tự trong bản chất và trong cách thế sai sử ngôn ngữ của mình".

Diễn đạt theo cách khác, nhận định trên đã chạm tới một điều mà hầu hết những người đã từng (hoặc sẽ) viết về người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh đều chia sẻ: đặt giai điệu sang một bên, thì phần ca từ trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn chính là những thi phẩm đích thực. Cái thế giới thi ca mang đậm tính siêu hình của ông mở ra trước mắt chúng ta một hồn người, và qua đó, cả một thời đại đầy biến động.

Bước vào thế giới thi ca ấy, ta sẽ có dịp nhìn trở lại thực tại bằng chính cái nhìn mà thi nhân đã hướng về thực tại. Và thêm nữa, ta sẽ có thể nắm được thực tại bằng chính những âm vọng mà thi nhân đã nghe ra từ thực tại, theo một cách thật đặc biệt của riêng ông.

Giai đoạn sáng tác sung sức nhất và nhiều thành tựu nhất của Trịnh Công Sơn, không hồ nghi gì nữa, là những năm tháng chiến tranh. Sống trong lòng cuộc chiến, dẫu có căm ghét và chối bỏ nó đến đâu, ông vẫn phải chịu đựng sự hiện hữu của nó. Những tập "Ca khúc da vàng", "Phụ khúc da vàng", "Kinh Việt Nam", "Ta phải thấy mặt trời" chính là những trải nghiệm đau thương mà chiến tranh đã in hằn trên cuộc đời và trong tâm hồn ông.

Tiếng súng nổ, tiếng đại bác gầm, tiếng mẹ khóc con tử nạn, tiếng người hấp hối... đó là những âm thanh thảm khốc mà không một người Việt Nam nào sống ở thời ấy không nghe ra. Chúng cũng ngập đầy trong các ca khúc về đề tài này của Trịnh Công Sơn. Nhưng, đôi khi chúng vang lên thật lạ lùng: "Đại bác đêm đêm dội về thành phố/ Người phu quét đường/ Dừng chổi đứng nghe/ Đại bác đêm đêm tương lai rụng vàng/ Đại bác như kinh không mang lời nguyện/ Trẻ thơ quên sống/ Từng đêm nghe ngóng... Đại bác đêm đêm ru da thịt vàng/ Đại bác nghe quen như câu dạo buồn/ Trẻ con chưa lớn để thấy quê hương" (Đại bác ru đêm).

Tiếng đại bác trong thính trường của Trịnh Công Sơn - ít ra là ở ca khúc này - không hề mang vẻ hăm dọa khủng bố. Trái lại, nó có giai điệu, nó du dương, nó gần gụi và quen thuộc, nó gắn liền với đời sống và tạo thành nhịp sống của con người! Nhạc sĩ - thi sĩ họ Trịnh định làm lạ hóa cảm nhận của công chúng bằng cách nói ngược chăng? Không phải.

Bằng "cái nghe" riêng có của mình, ông đã bộc lộ một sự thật tàn nhẫn: chiến tranh làm mòn mỏi, làm đờ đẫn, làm mụ mị, làm tê liệt con người; con người bị đẩy vượt lên trên nỗi sợ, con người đánh mất cảm giác sợ hãi trước tiếng gầm của đại bác, con người chỉ còn là những tấm bia thịt vô tri mà đạn pháo có thể “viếng thăm” bất cứ lúc nào!

Chiến tranh, chết chóc, thịt nát xương tan đã để lại vết tích trong ca từ của Trịnh Công Sơn với những hình ảnh đau đớn: "Một chiếc xe tang/ trái mìn nổ chậm/ người chết hai lần/ thịt da nát tan" (Ngụ ngôn mùa đông), "một buổi sáng mùa xuân/ một đứa bé ra đồng/ đạp trái mìn nổ chậm/ xác không còn đôi chân", "người con gái chợt ôm tim mình/ trên da thơm vết máu loang dần" (Người con gái Việt Nam da vàng) v.v...

Sự sống trở nên quá đỗi mong manh trong guồng máy chiến tranh. Lằn ranh giữa sinh và tử của đời người trở nên vô nghĩa như một tiếng cười nhạo. Thực tại ấy, được thêm sức đẩy của ngọn triều tư tưởng về cái phi lý từ Âu - Mỹ tràn sang, đã đưa Trịnh Công Sơn tới rất gần quan niệm về sự hư ảo của nhân sinh và những nỗi đau khổ khôn cùng của phận người - như nó từng được thể hiện đậm đặc trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều ở thế kỷ XVIII.

Ông luôn nghe thấy những âm thanh của một thứ định mệnh tàn nhẫn đè nặng lên thân phận con người: "Nghe xót xa hằn lên tuổi trời/ Trẻ thơ ơi, trẻ thơ ơi/ Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người" (Gọi tên bốn mùa). Ông đặc biệt nhạy cảm với những tiếng gọi của trăm năm - hư vô - cái chết: "Đêm ta nằm bóng tối che ngang/ Đêm ta nằm nghe tiếng trăm năm/ Gọi thì thầm, gọi thì thầm, gọi thì thầm/ Đêm nghe trời như hú như than/ Ta nghe đời như có như không/ Còn lại mình, đời bồng bềnh, đời buồn tênh" (Còn có bao ngày).

Khi hắt cái nhìn từ Kinh Thánh lên hạt bụi - người, ông nghe thấy: "Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi" (Cát bụi). Tiếng động không được gọi tên, song nó chẳng hề mơ hồ: đó là tiếng thời gian cầm canh đưa người từ bờ sống sang bờ chết, đó là tiếng chuông gọi hồn đều đều nhẫn nại! Bởi thế, không khó hiểu khi chợt bắt được một âm thanh rất đỗi bình thường của đời sống thực - tiếng ru - ảo giác về cái chết của chính mình đã ập đến với ông: "Về trong phố xưa tôi nằm/ Có lần nghe tiếng ru bên vườn/ Chợt như xác thân không còn/ Và cạnh tôi là đồng vắng" (Lời thiên thu gọi).

Cái bóng trăm năm luôn ám ảnh trong suy tưởng và trong cảm xúc của Trịnh Công Sơn. Nói theo giọng phân tâm học, ông có lẽ thuộc về kiểu nghệ sĩ mà bản năng chết (thanatos) mạnh hơn bản năng sống (eros). "Cái nhìn", và tất nhiên, cả "cái nghe" của ông, chịu lực hút chủ đạo không phải từ sự sinh trưởng- khoẻ khoắn - ấm áp - tươi vui, mà là từ những gì tàn lụi - héo úa - mòn mỏi - u sầu - lạnh lẽo.

Chắc chắn rằng không có mấy nhạc sĩ, thi sĩ Việt nghe được tiếng của thời gian theo cách mà ông đã nghe: "Từng lời tà dương là lời mộ địa" (Một cõi đi về) - đó là tiếng hấp hối của một ngày; "Người chia tay nhau cuối đường/ Ngày đi đêm tới/ Nghe tiếng hư không" (Nghe những tàn phai) - đó là âm thanh vô vị và "rỗng nghĩa" của sự chuyển tiếp thời gian.

Và, nếu mùa thu với sắc nắng vàng đã làm say đắm bao tâm hồn nghệ sĩ khác, họ chờ đón "những mùa thu tới", thì Trịnh Công Sơn lại chỉ thấy "những mùa thu đi", ông nghe ra ở sự đi của những mùa thu ấy cái chết của thời gian và sự chết dần của đời người: "Nhìn những mùa thu đi/ Em nghe sầu lên trong nắng/ Và lá rụng ngoài song/ Nghe tên mình vào quên lãng/ Nghe tháng ngày chết trong thu vàng" (Nhìn những mùa thu đi).

Một cách tất yếu, như là định mệnh, con người hướng theo tiếng gọi của cái bản năng chết ấy sẽ phải là một con người cô đơn, tuyệt đối cô đơn, bất chấp ý chí muốn nối kết với đời sống, với tha nhân của chính anh ta. Mỗi thanh âm của thế giới khi lọt vào thính trường của con người ấy đều trở thành một vọng âm nói về sự cô đơn, gợi đến sự cô đơn hoặc bắt anh ta phải nhận ra sự cô đơn. Đó là tiếng hát: "Chiều chủ nhật buồn/ Nằm trong căn gác đìu hiu/ Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều/ Trời mưa trời mưa không dứt/ Ô hay mình vẫn cô liêu" (Lời buồn thánh). Đó là tiếng gà trưa: "Về trên phố cao nguyên ngồi/ Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi/ Chợt như phố kia không người/ Còn lại tôi bước hoài" (Lời thiên thu gọi). Đó là tiếng lục lạc bò: "Đàn bò vào thành phố/ Reo buồn tiếng hạt chuông/ Một người vào thành phố/ Nghe hồn lạnh giá băng" (Du mục). Đó là tiếng mưa như "lời ru miệt mài/ ngàn năm ngàn năm" trong ca khúc Tuổi đá buồn, tiếng mưa khiến câu hỏi "còn ai còn ai?" bật ra não nuột như một tiếng thở dài của thi nhân trước nỗi cô đơn trên nhân thế.

Đến đây, tôi muốn nói thêm một cảm nhận chủ quan của mình: giữa trùng trùng âm thanh của thế giới, cùng với lời ru, dường như Trịnh Công Sơn yêu nhất tiếng mưa. Không phải chỉ vì mưa đã giăng mịt mùng trong các ca khúc của ông, mà còn vì tiếng mưa nhiều khi được ông dùng như một âm chuẩn để "đo" các thanh âm khác, tiếng lá chẳng hạn. Dùng tiếng mưa "đo" tiếng lá, ông có những ca từ tuyệt hay: "Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ" (Diễm xưa), "Lá hát như mưa suốt con đường đi" (Em còn nhớ hay em đã quên) v.v...  

Cô đơn, ở một khía cạnh nào đó, là cây thập giá tinh thần mà người nghệ sĩ đích thực phải mang vác suốt cuộc đời mình. Cô đơn cũng chính là trạng thái lý tưởng để người nghệ sĩ có thể tập trung mài sắc các giác quan, nắm bắt chuẩn xác từng chuyển động tế vi nhất của thế giới. Trong cô đơn, Trịnh Công Sơn tỏ ra có một thính lực thật kỳ lạ, ông nghe thấy muôn trùng lên tiếng, những thanh âm kết dệt một bầu khí thật ma mị liêu trai: "Đêm nghe gió tự tình/ Đêm nghe đất trở mình vì mưa/ Đêm nghe gió thở dài/ Đêm nghe tiếng khóc cười của bào thai... Đêm nghe gió than hoài/ Đêm nghe lá đưa lời hàm oan/ Đêm nghe thân xác mịt mùng/ Đêm nghe tiếng muôn trùng đẩy đưa" (Nghe tiếng muôn trùng).

Đi tới cùng của cô đơn, Trịnh Công Sơn rút gọn toàn bộ thế giới vào chính bản thân mình, ông nghe từ chính mình những âm vọng bi thiết của nhân sinh: "Đôi khi ta lắng nghe ta/ Nghe sóng âm u/ Dội vào đời buốt giá/ Hồn ta gió cát phù du bay về/ Đôi khi trên mái tình ta/ Nghe những giọt mưa/ Tình réo tình âm thầm/ Sầu réo sầu bên bờ vực sâu" (Tình xa). Ông nghe được cả những sóng cồn bão dông trong im lặng: "Tôi đã lắng nghe trái tim lạc loài/ Bao đêm đã qua/ Im lặng của người tôi đã lắng nghe/ Im lặng của tôi... Tôi đã lắng nghe im lặng thở dài/ Sau cơn bão qua/ Im lặng mặt người/ Nghe bao nỗi đau trên một bàn tay" (Tôi đang lắng nghe).

Và đây nữa, một âm thanh - âm thanh zero - mà Trịnh Công Sơn đã nghe ra từ nhịp đập của chính trái tim mình, trái tim của một người Việt Nam biết thổn thức biết xót xa trước những biến cố đau thương đang diễn ra hàng ngày trên đất đai xứ sở, trên cuộc đời người Việt: "Giọt nước mắt quê hương/ Ôi còn chảy miên man/ Ôi dòng nước mắt chảy hoài/ Dòng nước mắt đời đời/ Dòng nước mắt thương ai/ Ôi dòng nước mắt trong tim/ Chảy lai láng vào hồn/ Nửa đêm gọi đến mình" (Giọt nước mắt cho quê hương).

Tận hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật, Trịnh Công Sơn và các ca khúc của ông đã tạo nên một bộ phận đầy giá trị, không thể tách rời trong dòng chảy ca khúc trữ tình Việt Nam thế kỷ XX. Những ca khúc mang giai điệu buồn. Buồn, đó cũng là chủ âm trong ca từ của ông. Bởi lẽ, ở một phương diện nào đó, dường như cái tạng sẵn có của Trịnh Công Sơn không hợp với những vui vẻ hời hợt. Thượng đế đã bắt (hay đã ban?) cho ông sứ mệnh của kẻ có thể lắng trong mình những âm thanh u uất, những tiếng nói tang thương từ cõi người và cõi đời rồi chưng cất chúng thành những ca từ buồn và đẹp.

Bằng những ca từ ấy, nhạc sĩ - thi sĩ tài hoa họ Trịnh đã cho ta thêm một cách thế để nghe sâu hơn tiếng vọng nhân sinh, để tự mở rộng biên độ của suy tưởng và cảm xúc, và từ đó, để gắn bó thân thiết hơn với cuộc đời mà mỗi người đang sống - như chính ông từng kêu gọi: "Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người/ Còn cuộc đời ta cứ vui" (Để gió cuốn đi). Một điều mà chúng ta có thể khẳng định chắc chắn: đó sẽ là di sản không bao giờ bị mất giá của Trịnh Công Sơn.

Theo ANTG

Đọc thêm

Vietlott 5/5, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 5/5/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 5/5, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 5/5/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 5/5 - Vietlott Mega 6/45 5/5. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 5/5/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
XSKG 5/5, trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay 5/5/2024. KQXSKG chủ nhật

XSKG 5/5, trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay 5/5/2024. KQXSKG chủ nhật

XSKG 5/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay - XSKG 5/5/2024. KQXSKG chủ Nhật. ket qua xo so Kien Giang. xổ số Kiên Giang ngày ...
XSTG 5/5, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 5/5/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 5/5, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 5/5/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 5/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang nhanh nhất hôm nay - XSTG 5/5/2024. ket qua xo so Tien Giang. xổ số Tiền Giang ngày 5 ...
XSDL 5/5, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 5/5/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 5/5, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 5/5/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 5/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay - XSDL 5/5/2024. Ket qua xo so Da Lat. KQXSDL Chủ nhật. xổ số Đà Lạt ngày ...
Giá vàng hôm nay 5/5/2024, Giá vàng SJC cao chót vót, một mình một chợ, thị trường thế giới thấm mệt, quý kim sẽ vượt qua cơn bão?

Giá vàng hôm nay 5/5/2024, Giá vàng SJC cao chót vót, một mình một chợ, thị trường thế giới thấm mệt, quý kim sẽ vượt qua cơn bão?

Giá vàng hôm nay 5/5/2024, giá vàng SJC đạt mốc cao kỷ lục mới. Thế giới giảm nhiệt. Trong một thị trường mệt mỏi, xuất hiện việc bán ra chốt ...
Giá tiêu hôm nay 5/5/2024, thị trường tích cực, tiêu Việt xuất khẩu giảm về lượng, tăng về kim ngạch, vẫn thua đối thủ về giá

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024, thị trường tích cực, tiêu Việt xuất khẩu giảm về lượng, tăng về kim ngạch, vẫn thua đối thủ về giá

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 100.000 – 101.000 đồng/kg.
Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Baoquocte.vn. Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe', có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch.
Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, ngành du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khu du lịch Ba Bể là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thiên nhiên và đam mê trải nghiệm không gian văn hóa vùng cao Bắc Kạn.
Nghỉ Lễ 30/4-1/5: Mãn nhãn với show diễn Lược Việt sử ký phiên bản đặc biệt ở Hội An

Nghỉ Lễ 30/4-1/5: Mãn nhãn với show diễn Lược Việt sử ký phiên bản đặc biệt ở Hội An

Show trình diễn 3D mapping Lược Việt sử ký là một sự đầu tư hoành tráng và được trình chiếu tại đồi Ước Nguyện VinWonders Nam Hội An (Quảng Nam).
Cảnh báo nguy hiểm khi đến ‘biển vô cực’ ở Thái Bình

Cảnh báo nguy hiểm khi đến ‘biển vô cực’ ở Thái Bình

Nhiều bạn trẻ không ngại dậy sớm, lội bùn để có những bức hình sống ảo lúc bình minh trên ‘biển vô cực’ ở Thái Bình.
Hơn 6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Hơn 6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Tổng lượng khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm nay cao hơn 3,9% so với trước dịch, cho thấy sự phục hồi và phát triển của thị trường du lịch Việt Nam.
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học giới.
Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Viện Pháp tại Hà Nội sẽ tổ chức tọa đàm ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Mặc dù có một lịch sử ngắn hơn so với các quốc gia ở lục địa già, Mỹ vẫn có những nhà văn xuất sắc đã được phản ánh trong 200 năm qua.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Với cảnh quan tuyệt đẹp nằm cạnh đồi thông thơ mộng cùng không gian thanh tịnh, chùa Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam là điểm đến yêu thích của du khách.
Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Từng làm việc tại Tòa Thượng thẩm Paris, là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp, nhưng trọn cuộc đời luật sư Phan Nhuận cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam.
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Rome là một trong những thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng thế giới, trở thành thủ đô của Italy vào năm 1871.
Phiên bản di động