Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO tin tưởng Việt Nam tiên phong trong các sáng kiến mới về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Tuấn Việt
Chiều 9/9, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO về Khoa học tự nhiên Lidia Brito nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ 9-12/9.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO tin tưởng Việt Nam tiên phong trong các sáng kiến mới về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO về Khoa học tự nhiên Lidia Brito. (Ảnh: Tuấn Việt)

Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hoan nghênh chuyến thăm đầu tiên của Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO về Khoa học tự nhiên Lidia Brito (quốc tịch Mozambique), tới Việt Nam và tham dự Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APGN-8) tại Cao Bằng. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng bày tỏ vui mừng đón tiếp bà đúng vào dịp Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi đang có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam, vun đắp, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống, đoàn kết và tin cậy chính trị giữa Việt Nam và Mozambique.

Trước bối cảnh thế giới nhiều biến động và các quốc gia đều đối mặt với những thách thức toàn cầu, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của UNESCO trong việc duy trì hòa bình và thúc đẩy phát triển bền vững, thịnh vượng cho các quốc gia và dân tộc trên toàn thế giới. Việt Nam ủng hộ tầm nhìn và đánh giá cao vai trò của Ban lãnh đạo UNESCO trong việc nâng cao vị thế, vai trò của Tổ chức, nhất là thông qua Chuyển đổi chiến lược của UNESCO cũng như các sáng kiến về trí tuệ nhân tạo, khoa học mở bảo tồn di sản văn hóa.

Đánh giá các khu dự trữ sinh quyển và Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO đã trở thành một mô hình tốt cho phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và phúc lợi của cộng đồng địa phương, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam, với tư cách là thành viên được các quốc gia tín nhiệm bầu cử vào 6 cơ chế quan trọng của UNESCO, sẽ tiếp tục đóng góp thực chất, hiệu quả vào công việc chung của tổ chức và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với các quốc gia thành viên.

Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO tin tưởng Việt Nam tiên phong trong các sáng kiến mới về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO thể hiện sự “toàn diện, thực chất và hiệu quả". (Ảnh: Tuấn Việt)

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chia sẻ trong chiến lược phát triển của mình, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Việt Nam xác định 3 đột phá chiến lược bao gồm: thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đồng thời luôn xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Bày tỏ vui mừng khi quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO ngày càng phát triển “toàn diện, thực chất và hiệu quả”, đặc biệt sau các chuyến thăm song phương của các Lãnh đạo cấp cao hai bên, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng nhấn mạnh sự hỗ trợ của UNESCO và các tổ chức khác của Liên hợp quốc đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững, quảng bá các giá trị văn hóa, hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam

Trên cơ sở mối quan hệ tốt đẹp đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đề nghị Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO Lidia Brito và lãnh đạo UNESCO tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong hội nhập quốc tế nhất là các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của UNESCO; hỗ trợ quá trình rà soát, cải tiến, nâng cao chất lượng và vai trò của các trung tâm khoa học dạng II do UNESCO bảo trợ thành lập tại Việt Nam; tiếp tục ủng hộ Việt Nam đối với các hồ sơ đề cử như Dự án bảo tồn và phát huy giá trị khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc; Khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê; Hang Con Moong; Lễ hội Vía bà Chúa Xứ núi Sam; Tranh dân gian Đông Hồ; Nghệ thuật Chèo; Mo Mường…; tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo, mạng lưới thành phố học tập toàn cầu, kết nối với cộng đồng nhà khoa học quốc tế, vinh danh các danh nhân Việt Nam.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng chia sẻ, Chính phủ đang nỗ lực, hỗ trợ người dân khắc phục những tổn thất nặng nề về người và tài sản trước sự tàn khốc của siêu bão số 3 (Yagi) đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa qua.

Trước những thảm họa xuất phát từ biến đổi khí hậu như vậy, vai trò của UNESCO trong bảo vệ môi trường, tiêu biểu như mô hình Công viên địa chất toàn cầu, Khu dự trữ sinh quyển thế giới càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, giúp con người ứng xử, chung sống hài hòa, có trách nhiệm với môi trường, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực từ thiên nhiên.

Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO tin tưởng Việt Nam tiên phong trong các sáng kiến mới về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Tuấn Việt)

Bày tỏ vui mừng khi đến thăm Việt Nam, đất nước mà tất cả các lãnh đạo UNESCO luôn mong được đặt chân đến ít nhất một lần, Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO về Khoa học tự nhiên Lidia Brito cảm ơn chân thành đến Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và các địa phương liên quan đã mời và đón tiếp bà hết sức chu đáo, thân tình.

Bà Lidia Brito chia sẻ đánh giá của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn về quan hệ hai bên và nhắc lại nhận xét của Tổng giám đốc UNESCO Adrey Azouley “Việt Nam là một hình mẫu hợp tác hiệu quả với UNESCO". Theo bà, Việt Nam là quốc gia thành viên chủ động và tích cực, luôn đưa ra những sáng kiến, khuyến nghị có tính chiến lược đối với các vấn đề chung của UNESCO. Thay mặt Tổng giám đốc UNESCO, bà Lidia Brito bày tỏ lời cảm ơn chân thành vì những đóng góp của Việt Nam đối với tổ chức nói chung, cũng như đối với các chương trình của UNESCO trong thời gian qua.

Chúc mừng Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn vừa được Hội đồng chuyên gia quốc tế biểu quyết gia nhập Mạng lưới với số phiếu tuyệt đối, Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO Lidia Brito gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo tỉnh Cao Bằng và Chính phủ Việt Nam khi đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế APGN-8. Đây là một trong những hội nghị quan trọng của Mạng lưới, nhất là nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập và phát triển.

Trong lĩnh vực phụ trách, Trợ lý Tổng giám đốc cho biết, UNESCO đang thúc đẩy sáng kiến mới “ngoại giao khoa học – công nghệ”, với mục tiêu xây dựng và phát triển cầu nối giữa cộng đồng khoa học và giới hoạch định chính sách, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Bà Lidia Brito tin tưởng, Việt Nam có thể trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện sáng kiến này và mong Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp cho sáng kiến này. Bà cũng thông tin, trước bối cảnh biến đổi khí hậu, UNESCO đang thúc đẩy chương trình hợp tác về nguồn nước trong khu vực tiểu vùng sông Mekong và nhận định Việt Nam là một nhân tố đóng vai trò quan trọng trong chương trình này.

Thay mặt Lãnh đạo UNESCO Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO Lidia Brito gửi lời chia buồn sâu sắc đến người dân và chính phủ Việt Nam về thiệt hại do siêu bão Yagi gây ra trong những ngày qua và khẳng định, UNESCO và các cơ quan khác của Liên hợp quốc sẵn sàng chung tay, hỗ trợ Việt Nam trong công tác khắc phục hậu quả sau thiên tai.

Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APGN 8)

Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương diễn ra từ 8-15/9 với sự tham dự của khoảng 800 đến 1.000 đại biểu trong nước và quốc tế.

Trong khuôn khổ Hội nghị diễn ra các hoạt động: Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (2004-2024); các cuộc họp của Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu để đánh giá các hồ sơ thẩm định và tái thẩm định danh hiệu, cuộc họp của Ban điều phối và Ban tư vấn của Mạng lưới châu Á-Thái Bình Dương, các phiên hội thảo tổng thể và chuyên đề, cuộc họp song phương giữa các Công viên địa chất; hoạt động biểu diễn nghệ thuật, triển lãm và tổ chức các gian hàng quảng bá hình ảnh du lịch địa phương.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Thống đốc tỉnh Aichi Omura Hideaki

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Thống đốc tỉnh Aichi Omura Hideaki

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị tỉnh Aichi tiếp tục quan tâm, thúc đẩy các doanh nghiệp của tỉnh ...

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gửi thư chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gửi thư chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945-28/8/2024), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại ...

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đón, tiếp Bí thư Khu ủy Quảng Tây Lưu Ninh

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đón, tiếp Bí thư Khu ủy Quảng Tây Lưu Ninh

Chiều 28/8, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã tiếp đồng chí Lưu Ninh, Bí thư Đảng ...

UNESCO đề cao sự tham gia, đóng góp của Việt Nam vào lĩnh vực khoa học tự nhiên

UNESCO đề cao sự tham gia, đóng góp của Việt Nam vào lĩnh vực khoa học tự nhiên

Ngày 30/8, tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris, Đại sứ ...

Việt Nam luôn là đối tác chiến lược tin cậy và thành viên tích cực của UNESCO

Việt Nam luôn là đối tác chiến lược tin cậy và thành viên tích cực của UNESCO

Chiều 6/9, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Điểm tin thế giới sáng 11/9: Jordan bầu cử Quốc hội, Thụy Điển có tân Ngoại trưởng, Thổ Nhĩ Kỳ bắt nghi phạm khủng bố

Điểm tin thế giới sáng 11/9: Jordan bầu cử Quốc hội, Thụy Điển có tân Ngoại trưởng, Thổ Nhĩ Kỳ bắt nghi phạm khủng bố

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 11/9.
Thông cáo chung phiên họp lần thứ ba của Ủy ban hợp tác liên nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga

Thông cáo chung phiên họp lần thứ ba của Ủy ban hợp tác liên nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga

Hai bên trao đổi và đánh giá kết quả đạt được kể từ khi tiến hành phiên họp lần thứ hai Ủy ban hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên ...
Giá vàng hôm nay 11/9/2024: Giá vàng nhẫn có bước đi mới, thị trường chờ tin Fed, người Việt hết hứng mua vàng?

Giá vàng hôm nay 11/9/2024: Giá vàng nhẫn có bước đi mới, thị trường chờ tin Fed, người Việt hết hứng mua vàng?

Giá vàng hôm nay 11/9/2024 ghi nhận thị trường thế giới giảm nhẹ do đồng USD mạnh lên, vàng nhẫn bật tăng.
Giá tiêu hôm nay 11/9/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, vụ thu hoạch 2025 sẽ đến muộn hơn thường lệ

Giá tiêu hôm nay 11/9/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, vụ thu hoạch 2025 sẽ đến muộn hơn thường lệ

Giá tiêu hôm nay 11/9/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 – 153.000 đồng/kg.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Tổng thống LB Nga Vladimir Putin đề nghị cơ quan lập pháp hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác nghị viện, góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Nga.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 11/9/2024: Song Tử sự nghiệp thuận lợi

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 11/9/2024: Song Tử sự nghiệp thuận lợi

Tử vi hôm nay 11/9/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Những 'gam màu' xung đột vũ trang trong 20 năm qua

Những 'gam màu' xung đột vũ trang trong 20 năm qua

Thế giới trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI trải qua nhiều biến động, với hàng loạt xung đột vũ trang diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Hàn Quốc: Khép lại sứ mệnh, lưu giữ dấu ấn

Thủ tướng Nhật Bản thăm Hàn Quốc: Khép lại sứ mệnh, lưu giữ dấu ấn

Dù thời gian tại vị ngắn nhưng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio vẫn quyết định lên kế hoạch thăm Hàn Quốc, hội đàm với Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53: Vạch tầm nhìn chung ở khu vực

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53: Vạch tầm nhìn chung ở khu vực

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 sắp diễn ra tại Nuku'alofa, Tonga là cơ hội để khu vực tập trung giải quyết những thách thức đang nổi lên.
Xung đột Nga-Ukraine và dự báo về đột biến mang tính bước ngoặt

Xung đột Nga-Ukraine và dự báo về đột biến mang tính bước ngoặt

Những diễn biến mới khiến cho cục diện cuộc xung đột Nga-Ukraine trở nên khó đoán định hơn.
New Zealand vươn tầm ảnh hưởng khu vực

New Zealand vươn tầm ảnh hưởng khu vực

Chuyến công du của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đến Australia còn cho thấy tham vọng vươn tầm ảnh hưởng của Wellington trong khu vực.
Quan hệ Mỹ-Australia: Nâng tầm đồng minh

Quan hệ Mỹ-Australia: Nâng tầm đồng minh

Quan hệ Mỹ-Australia đang có bước chuyển sâu sắc sau Hội nghị tham vấn bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao lần thứ 34 vừa diễn ra tại Washington D.C.
Lý do châu Phi nên là mặt trận chiến lược địa chính trị mới của Australia

Lý do châu Phi nên là mặt trận chiến lược địa chính trị mới của Australia

Dân số của châu Phi không hẳn mang lại cơ hội kinh tế cho Australia nhưng yếu tố địa chính trị lại là một câu chuyện khác.
Báo quốc tế: Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước phát triển quan trọng củng cố quan hệ toàn diện

Báo quốc tế: Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước phát triển quan trọng củng cố quan hệ toàn diện

Nhà báo Pavel Vinodurov nêu bật quan điểm Nga-Việt Nam là đối tác chiến lược và những người bạn thực sự.
Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh thông điệp về Biển Đông khi công du Đông Nam Á

Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh thông điệp về Biển Đông khi công du Đông Nam Á

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thông qua Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi 2024 (FOCAC), Bắc Kinh củng cố ảnh hưởng địa chính trị tại khu vực...
Truyền thông quốc tế: Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc củng cố cục diện và vị thế đối ngoại thuận lợi

Truyền thông quốc tế: Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc củng cố cục diện và vị thế đối ngoại thuận lợi

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Tô Lâm phản ánh sự coi trọng của Việt Nam đối với quan hệ láng giềng hữu nghị với Bắc kinh.
Venezuela: Tổng thống Maduro công bố tổ chức Giáng sinh sớm 'với bình yên, hạnh phúc và an toàn'

Venezuela: Tổng thống Maduro công bố tổ chức Giáng sinh sớm 'với bình yên, hạnh phúc và an toàn'

Tổng thống Venezuela quyết định tổ chức Giáng sinh sớm vào ngày 1/10 bất chấp lo ngại về khủng hoảng nội bộ do kết quả bầu cử hồi tháng 7.
Phiên bản di động