TIN LIÊN QUAN | |
Cảnh báo gia tăng bất bình đẳng giới | |
Gia đình, một cuộc sống lành mạnh và một tương lai bền vững |
Nhưng một bài báo Sophie Goodchild đăng trên tờ báo Anh The Independent on Sunday ở London (2001) lại thấy một hiện tượng ngược lại: vợ đánh chồng, hoặc nữ dùng bạo lực đối với nam trong cặp nam nữ chung sống (ngay ở Anh).
Theo bài này thì từ lâu, nhiều đức ông chồng phàn nàn là bị vợ đánh thâm tím mình mẩy, nhưng mấy ai tin. Một cuộc điều tra nghiên cứu có tầm cỡ đã khẳng định sự việc ấy là có thật: trong những cuộc tranh cãi, thường nữ hay dùng bạo lực, trái với dư luận thông thường cho là phụ nữ, phái yếu, trong đa số trường hợp là nạn nhân. Một giáo sư đại học Anh là John Archer đã điều tra 34.000 nam nữ. Ông dạy tâm lý học ở Trường đại học Lancashire đồng thời là Chủ tịch Hội quốc tế nghiên cứu về sự hành hung. Cuộc điều tra kết luận là trong đa số trường hợp, nữ tấn công trước.
Tuy vậy, vấn đề nam giới hành hung vẫn nghiêm trọng hơn. Vì nam giới có khuynh hướng làm cho nữ bị thương tích, còn khi nữ hành hung thì chỉ là xô đẩy, cào cấu, tiện có đồ vật gì thì ném đồ vật ấy nên kết quả không lớn.
Giáo sư Archer đã phân tích những dữ kiện trong 82 bản nghiên cứu về bạo lực nam nữ ở Anh và ở Mỹ từ năm 1972. Ông cũng tham khảo cả 17 công trình dựa trên lời khai của 1140 nạn nhân nam nữ. Kết luận là những sự kiện nữ hành hung nhiều hơn trong số phụ nữ phương Tây hay phương Tây hóa vì họ độc lập về kinh tế, không sợ cắt đứt quan hệ với nam.
Tác giả nhận định: “Những nhà văn bênh vực quyền phụ nữ rêu rao là đa số hành động phụ nữ hành hung nam giới đều không nghiêm trọng. Nhưng họ lại sử dụng ngay những cuộc điều tra ấy để tăng con số phụ nữ bị hành hung. Trong dĩ vãng người ta cũng không nghĩ là chính phụ nữ là người hành hung. Về phần tôi, tôi cho là chính sách xã hội phải đặt trên toàn bộ các dữ kiện”.
Bác sĩ Malcolm George ở Trường đại học London cũng tán thành ý kiến ấy. Ông khẳng định là các ông chồng bị các bà vợ ngược đãi từ thời Hoàng hậu Elizabeth (thế kỷ XVI) cho đến nay. Và ông đưa ra những thí dụ điển hình trong số những nhân vật nổi tiếng: diễn viên điện ảnh Mỹ John Wayne (chết năm 1979) chuyên đóng những vai cao bồi ngang tàng bị vợ là C. Martinez nện đau; tài tử điện ảnh Mỹ H. Bogart (chết năm 1957) chuyên đóng vai cướp, vai thám tử, cũng bị vợ nện; còn Tổng thống Mỹ A.Lincoln, người anh hùng chiến tranh Nam - Bắc thì bị vợ dùng củi đánh vào mũi. Công trình nghiên cứu của BS. George dựa vào một số tài liệu lịch sử cho biết là ngày xưa, những đức ông chồng bị vợ đánh thì bị bêu riếu trước công chúng ở một “lễ rước muỗng đánh sữa làm phomát”. Ông kết luận: "Kết luận của tôi khá phức tạp. Nhưng trên thực tế tôi ghi được là số phụ nữ đánh chồng nhiều hơn số chồng đánh vợ. Ý kiến thông thường cho là nữ làm như vậy để tự vệ; đó là ý kiến sai. Trong 50% trường hợp, họ tấn công nam trước. Bản thông điệp của công trình nghiên cứu của tôi thật nguy hiểm: vì nam thấy là do thành kiến mà họ sẽ không bao giờ được pháp luật che chở, nên họ chỉ còn cách là nện lại các bà”.
Nữ bác sĩ Anne Campbell cho là: “ngày nay người ta càng chấp nhận sự hành hung của nữ. Người ta có cảm giác là ngày nay họ có quyền nện các ông”.
Những vị bác sĩ tâm lý này cũng như những nhà nghiên cứu bên Anh về vấn đề nữ hành hung nam không xét đến một yếu tố tâm lý quan trọng ở phụ nữ Việt Nam (và chắc là trên thế giới cũng vậy): các bà thắng các ông thường không cần hành hung mà bằng nhiều phương tiện khác. Vì thế mà ở các quán bia, các vị hay nói đùa đến H.S.V (Hội sợ vợ) để trêu những anh chưa bị hành hung đã quặp râu.
"Hãy lên tiếng" để đẩy lùi cơn ác mộng bạo lực Chiều 10/3, tại Trung tâm Văn hóa Pháp ( L'espace), Đại sứ quán Israel tại Việt Nam và Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam ... |
Phụ huynh có thể bị bắt nếu để con chơi game bạo lực Các trường học ở vùng Cheshire (Anh) sẽ báo cảnh sát nếu phát hiện phụ huynh nào để con em mình chơi những trò chơi ... |
1 tỷ người đang chịu đựng bạo hành Con số này vừa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra trong Bản báo cáo mới nhất về các vấn đề bạo ... |
23 thông điệp chấm dứt bạo lực gia đình Chiều nay (2/12), buổi triển lãm với tên gọi “Bố ơi, con ước” sẽ được khai mạc tại Viện Goethe Hà Nội. |