Nhỏ Bình thường Lớn

Trực thăng NASA lại phá kỷ lục trên Hoả tinh

Thực hiện nhiệm vụ hôm 2/4, trực thăng khám phá Hoả tinh Ingenuity của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tiếp tục phá kỷ lục của chính mình về chuyến bay nhanh nhất và cao nhất trên bề mặt “hành tinh đỏ”.
Hình ảnh mô phỏng Ingenuity hoạt động trên Hỏa tinh. (Nguồn: NASA)
Hình ảnh mô phỏng Ingenuity hoạt động trên Hỏa tinh. (Nguồn: NASA)

Trong chuyến bay thứ 49, Ingenuity đạt được độ cao 16m với tốc độ tối đa là 23,4km/h. Kỷ lục về độ cao trước đây của Ingenuity là 12m, được ghi nhận trong nhiệm vụ ngày 3/12/2022 và kỷ lục về tốc độ bay nhanh nhất là 19,8km trong ba chuyến bay khác nhau trong năm 2022. Đến nay, chuyến bay dài nhất của Ingenuity là khoảng 704m được ghi nhận trong nhiệm vụ ngày 8/4/2022.

Trực thăng Ingenuity được mang lên Hỏa tinh vào tháng 2/2021 cùng tàu thăm dò Perseverance. Tháng 4/2021, chiếc trực thăng nhỏ này đã hoàn tất chuyến bay đầu tiên khi cất cánh thẳng đứng, bay lơ lửng và hạ cánh trong thời gian bay là 39,1 giây. Nhiệm vụ này đã tạo nên lịch sử khi hoàn thành chuyến bay ngoài Trái đất đầu tiên.

Ingenuity cao 50cm, nặng 1,8kg trên Trái đất và chỉ nặng 680g khi ở trên Hoả tinh. Ingenuity chạy bằng năng lượng mặt trời và được trang bị cánh quạt ngược chiều nhau để nâng lên khỏi mặt đất. Cánh quạt của Ingenuity có đường kính 121 cm, toàn bộ thân máy cao 49 cm, hình chữ nhật, có kích thước 136mm×195mm×163mm, với bốn chân tiếp đất mỗi chân dài 384 mm.

Ingenuity do Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA, kết hợp với nhà thầu quốc phòng AeroVironment, Inc., Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA và Trung tâm Nghiên cứu Langley cùng thiết kế, song khác với các máy bay trực thăng trên Trái đất.

Khoảng cách giữa Trái đất với Hoả tinh là hơn 225 triệu km, tức phải mất 5-20 phút để tín hiệu vô tuyến giữa hai hành tinh. Do độ trễ tín hiệu, không thể kiểm soát các chuyến bay của Ingenuity trong thời gian thực, vì thế, chiếc máy bay nhỏ này phải tự bay, tự động thực hiện từng kế hoạch bay thông qua sự điều khiển của một máy tính trên máy bay.

Đến nay, sau hơn hai năm, Ingenuity đã đi được quãng đường hơn 11 km. Mặc dù đối với Trái đất, đây là con số “không có gì to tát”, song trên bề mặt Hoả tinh, có 95% carbon dioxide với ít oxy, áp suất khoảng 610 pascal (0,006% áp suất khí quyển điển hình của Trái đất), khiến cánh quạt máy bay và cánh nâng kém hiệu quả hơn nhiều.

Đồng thời, chiếc trực thăng nhỏ bé này phải trải qua những điều kiện khắc nghiệt như độ trễ về tín hiệu, hay những cơn bão bụi và rất nhiều những mối nguy hiểm khác. Tuy nhiên, Ingenuity đã hoạt động rất chăm chỉ và chịu được các điều kiện bất lợi và lập nhiều kỷ lục thế giới.

NASA cam kết con người sẽ định cư trên Mặt Trăng

NASA cam kết con người sẽ định cư trên Mặt Trăng

Tốp phi hành gia mới hạ cánh lên Mặt Trăng sẽ chuẩn bị để đảm bảo cho con người hiện diện trên vệ tinh của ...

NASA có kịp phóng tàu thăm dò Mặt Trăng vào cuối tháng 9?

NASA có kịp phóng tàu thăm dò Mặt Trăng vào cuối tháng 9?

NASA dự kiến sẽ phóng tàu thăm dò lên Mặt Trăng vào cuối tháng 9 nhưng vẫn còn một số trở ngại có thể sẽ ...

Khẩn trương triển khai cứu hộ máy bay trực thăng rơi trên vịnh Hạ Long

Khẩn trương triển khai cứu hộ máy bay trực thăng rơi trên vịnh Hạ Long

Máy bay Bell-505, số hiệu VN-8650 của Công ty Trực thăng Miền Bắc thuộc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18) cất ...

Đen Vâu khóa hình ảnh MV quay trên trực thăng ở Vịnh Hạ Long

Đen Vâu khóa hình ảnh MV quay trên trực thăng ở Vịnh Hạ Long

Rapper Đen Vâu cho biết, anh ẩn sản phẩm Trời hôm nay nhiều mây cực sau khi nghe tin chiếc trực thăng từng dùng quay ...

Giữa tranh cãi hiếm hoi Mỹ-Israel, Washington khẳng định tình đồng minh, NASA 'nằm không cũng dính đạn'

Giữa tranh cãi hiếm hoi Mỹ-Israel, Washington khẳng định tình đồng minh, NASA 'nằm không cũng dính đạn'

Ngày 30/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết duy trì quan hệ với Israel sau tranh cãi công khai hiếm hoi giữa hai nước ...

(theo IndianExpress)