Trung đấu với Mỹ: Một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới

Thương mại chỉ là một phần trong các vấn đề tranh chấp giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, trải rộng từ các linh kiện bán dẫn cho đến tàu ngầm, từ các bộ phim bom tấn cho đến thám hiểm Mặt Trăng.     
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trung dau voi my mot cuoc chien tranh lanh kieu moi "Phản đòn" Mỹ - Trung Quốc cáo buộc Washington bịa đặt việc ép chuyển giao công nghệ
trung dau voi my mot cuoc chien tranh lanh kieu moi Huawei vào danh sách đen, đụng độ Mỹ - Trung sẽ nguy hiểm đến mức nào?
trung dau voi my mot cuoc chien tranh lanh kieu moi
Trung đấu với Mỹ: Một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới. (Nguồn: The Economist)
trung dau voi my mot cuoc chien tranh lanh kieu moi

"Phản đòn" Mỹ - Trung Quốc cáo buộc Washington bịa đặt việc ép chuyển giao công nghệ

Ngày 18/5, tờ Nhân dân Nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã đăng bài chỉ trích Mỹ ...

Cuộc “so tài” về thương mại giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới đột ngột trở nên gay gắt, tờ The Economist ngày 18/5/2019 đã mở hồ sơ đặc biệt về cuộc tranh chấp này với hàng tựa ở trang bìa “Trung Quốc đấu với Mỹ: Một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới”. Hồ sơ gồm 9 bài phân tích và mở đầu bằng một bài xã luận, trong đó tuần báo Anh này cho rằng, vấn đề là làm thế nào để quản lý sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và một Trung Quốc đang trỗi dậy.

Khi Win – Win... lỗi thời

Trước đây, hai siêu cường đã tìm kiếm một hình thức giao dịch cả hai bên cùng có lợi, nhưng ngày nay, tình hình đã trở thành “tôi thắng thì anh phải thua”.

Nói cách khác, hoặc là Trung Quốc bị đánh quỵ và sẽ phải tuân theo trật tự của Mỹ; hoặc là Mỹ phải khiêm tốn rút lui ra khỏi khu vực phía Tây Thái Bình Dương. Có thể nói, đây là một kiểu chiến tranh lạnh mới, trong đó hầu như sẽ không có kẻ chiến thắng.

Trong thời gian gần đây, theo tuần báo Anh, quan hệ giữa hai siêu cường đã trở nên tồi tệ. Mỹ phàn nàn rằng, Trung Quốc đang vươn lên vị trí hàng đầu bằng cách gian lận, đánh cắp công nghệ, cũng như bằng cách phô trương sức mạnh ở Biển Đông hay bắt nạt các nền dân chủ như Canada và Thụy Điển. Trung Quốc bị cáo buộc là mối đe dọa cho hòa bình thế giới.

Về phần Trung Quốc, nước này đang bị kẹt giữa giấc mơ giành lại vị trí xứng đáng ở châu Á và nỗi lo sợ rằng, nước Mỹ, vì mệt mỏi và ghen tị, không thể chấp nhận đà đi xuống của chính mình, sẽ ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Đối với The Economist, nguy cơ thảm họa sắp diễn ra đang hiển hiện. Dưới thời các hoàng đế Kaiser, đế quốc Phổ đã lôi thế giới vào chiến tranh; Mỹ và Liên Xô trước đây như đã đùa với thảm họa nguyên tử. Ngay cả trong trường hợp Trung Quốc và Mỹ ngừng xung đột, thế giới sẽ phải gánh chịu hậu quả do việc tăng trưởng chậm lại và các vấn đề tồn tại khác do sự thiếu hợp tác giữ hai nước lớn.

Mong muốn của Mỹ là cô lập được Trung Quốc như họ đã từng làm với Liên Xô trước đây. Vấn đề là vào thời điểm đó, giao thương Mỹ - Liên Xô là 2 tỷ USD một năm, thì ngày nay, giao thương Mỹ - Trung Quốc cũng là 2 tỷ USD, nhưng là trong một ngày. Bên cạnh đó, nền kinh tế của hầu hết các đồng minh của Mỹ ở châu Á và châu Âu đều lệ thuộc vào việc buôn bán với Trung Quốc.

Hồ sơ đặc biệt của The Economist về căng thẳng Mỹ - Trung phân tích hầu như mọi khía cạnh của cuộc đọ sức, từ kinh tế, thương mại, cho đến văn hóa, xã hội và kể cả quân sự.

trung dau voi my mot cuoc chien tranh lanh kieu moi

Huawei vào danh sách đen, đụng độ Mỹ - Trung sẽ nguy hiểm đến mức nào?

TGVN. Sắc lệnh của Tổng thống Trump, đưa Huawei vào danh sách đen bắt đầu có hiệu lực từ 17/5. Cuộc chiến thương mại Mỹ ...

Bài “Nhìn từ Washington” chẳng hạn, nêu bật sự đồng thuận trong chính giới Mỹ về mối đe dọa Trung Quốc. Những cáo buộc, theo đó Trung Quốc đã có hành vi trộm cắp và làm gián điệp nhắm vào Mỹ đã làm cho dư luận nước này tỏ ra không khoan nhượng hơn với Bắc Kinh.

Một ví dụ cụ thể của thái độ nghi kỵ gia tăng được ghi nhận trong bài “Xuống nông trại: Tại sao Lowa là nơi ông Tập Cận Bình ưa thích ở Mỹ”. Ngay tại bang nổi tiếng có cảm tình dành cho ông Tập Cận Bình, thái độ đối với Trung Quốc cũng đang thay đổi.

Ở chiều ngược lại, trong bài “Nhìn từ Bắc Kinh : Đồng sàng dị mộng”, tuần báo Anh cho thấy là người Trung Quốc càng lúc càng cay đắng hơn đối với người Mỹ, với việc nhiều quan chức đã tỏ thái độ thất vọng vì Tổng thống Donald Trump.

Một hậu quả được tuần báo Anh nêu bật trong bài “Thuyền chậm: Người Mỹ và Trung Quốc bình thường có dấu hiệu đang rời xa nhau”. Trao đổi văn hóa và giáo dục Mỹ - Trung không còn khởi sắc như trong những năm trước đây nữa.

Vũ khí hủy diệt hàng loạt?

Trong khi đó, tuần báo Pháp Courrier International cũng dành hồ sơ chính cho tình hình ở Mỹ, với một câu hỏi rất khiêu khích làm tựa trang bìa: “Giả sử nước Mỹ trở thành xã hội chủ nghĩa thì sao?”

Tại Mỹ, chiến dịch tranh cử Tổng thống vào tháng 11/ 2020 đã bắt đầu và cánh tả Mỹ, do các gương mặt tiêu biểu như Alexandria Ocasio-Cortez và Bernie Sanders dẫn đầu, dường như đang khởi sắc trở lại. Tuần báo Pháp đã trích dịch các bài phân tích trên báo chí Anh Mỹ về vấn đề này.

trung dau voi my mot cuoc chien tranh lanh kieu moi
Trung đấu với Mỹ: Một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới. (Nguồn AP)

Hồ sơ của Courrier International đặc biệt chú ý đến các động thái ngoại giao của Mỹ thời chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Lý thú nhất có lẽ là bài “Kinh tế, vũ khí hủy diệt hàng loạt” đăng trên nhật báo Mỹ Wall Street Journal, nhận thấy chính quyền Donald Trump dùng sức mạnh kinh tế của Mỹ để áp đặt quan điểm chính trị của Washington với các nước khác, không những với Trung Quốc, Venezuela đã đành, mà cả với các đồng minh.

Courrier International cũng trích dịch một bài viết khác về ngoại giao đăng trên tờ New York Times ghi nhận: “Triều Tiên, Iran, Venezuela: Ông Trump nhân rộng các cuộc khủng hoảng”. Tổng thống Mỹ đã liên tục khởi động các trận chiến ngoại giao chống lại một số chế độ trên hành tinh. Vấn đề là các hành động này không cho thấy một tầm nhìn chiến lược dài hạn.

Trong số các hồ sơ nóng, có vấn đề Trung Đông với căng thẳng đang leo thang giữa Mỹ và Iran. Trong bài “Trump trên đường chiến tranh với Iran”, tạp chí Mỹ Foreign Policy, được Courrier International trích đăng, đã lo ngại rằng, dưới ảnh hưởng của các cố vấn diều hâu đang bao quanh, cũng như thói quen dùng những lời lẽ hiếu thắng, Tổng thống Mỹ có nguy cơ vô tình gây ra một cuộc chiến tàn khốc chống lại chế độ Iran.

Riêng về chính sách Triều Tiên của chính quyền Donald Trump, Courrier International đã trích dịch một bài viết trên tờ Kyunghyang Shinmun tại Seoul mang tựa đề lơ lửng “Chừng nào mà tên lửa của Triều Tiên không đe dọa Mỹ...”. Tờ báo đã tỏ thái độ phẫn nộ trước điều được cho là quan điểm ích kỷ của Washington trong hồ sơ hạt nhân Triều Tiên, chỉ nghĩ đến lợi ích của Mỹ mà thôi.

trung dau voi my mot cuoc chien tranh lanh kieu moi Chính sách với Trung Quốc có thể là thất bại chiến lược mới của Mỹ

Theo chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin, các sự kiện gần đây như thất bại của đàm phán thương mại Mỹ - Trung, quyết định ...

trung dau voi my mot cuoc chien tranh lanh kieu moi Quyết không thỏa hiệp, ông Trump “cài” ý đồ riêng trong đàm phán với Bắc Kinh

(TGVN). Không phải là ngẫu nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột thể hiện thái độ với Bắc Kinh, “cứng rắn” hơn bất kỳ ...

trung dau voi my mot cuoc chien tranh lanh kieu moi Đàm phán thương mại với Mỹ, ông Lưu Hạc mất chức danh “Đặc phái viên”

(TG&VN). Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc hiện không còn mang chức danh "Đặc phái viên" do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ...

(theo The Economist, Courrier)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ ...
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán ...
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động