Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan phát biểu tại WEF về Trung Đông. (Nguồn:Arab News) |
Ông Faisal bin Farhan nói rằng, tiến trình đàm phán nhằm tìm kiếm hòa bình lâu dài giữa các phe phái tại Yemen vẫn đang được triển khai, tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm để hướng tới mục tiêu này.
Nhà ngoại giao hàng đầu Saudi Arabia kêu gọi khôi phục thỏa thuận ngừng bắn được đưa ra vào năm ngoái và cho biết, mục đích cuối cùng là phải đạt được một lệnh ngừng bắn lâu dài.
Theo ông Faisal bin Farhan, cuộc xung đột tại Yemen sẽ chỉ kết thúc “thông qua một giải pháp chính trị” và “các giải pháp thương lượng”.
Về vấn đề này, Đặc phái viên của Liên hợp quốc về Yemen Hans Grundberg nói rằng, việc kết thúc chiến tranh tại Yemen sẽ “không dễ dàng” khi mà sự ngờ vực giữa các bên vẫn còn.
Tuy nhiên, ông nhận định, gần đây các bước đi nghiêm túc đã được thực hiện và gửi lời cảm ơn tới Saudi Arabia cùng các bên khác trong khu vực vì vai trò trung gian cho thỏa thuận ngừng bắn đạt được vào năm ngoái ở Yemen.
Đề cập cuộc khủng hoảng Palestine, Ngoại trưởng Saudi Arabia gọi đây “sự cản trở lớn nhất” đối với khu vực Trung Đông, đồng thời bày tỏ hy vọng chính phủ mới của Israel thấy được những lợi ích khi tham gia một cách nghiêm túc với người Palestine để giải quyết cuộc xung đột hiện nay.
Theo ông, chính phủ Israel đang phát đi “một số tín hiệu có thể không có lợi” cho tiến trình hòa bình Trung Đông và kêu gọi hai bên hướng tới việc giải quyết xung đột vì lợi ích của người dân Palestine và sự ổn định của khu vực.
Mặc dù vậy, Hoàng tử Faisal bin Farhan khẳng định rất lạc quan về tình hình trong khu vực, đồng thời cho hay: “Trung Đông đã chứng tỏ là không gian gặp gỡ của thế giới, nơi giao thoa giữa Đông và Tây”.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Faisal bin Farhan lưu ý, chương trình cải cách Tầm nhìn 2030 của vương quốc này đang thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển của toàn bộ các nền kinh tế trong khu vực.
Hoàng tử Faisal bin Farhan nhấn mạnh thêm rằng nền kinh tế của Saudi Arabia sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong năm nay và nước này mong muốn tập trung vào đối thoại và đầu tư để thúc đẩy các nền kinh tế khu vực
| Tin thế giới 18/1: Khuyên Ukraine thực tế, Nga thẳng tay bác sáng kiến của ông Zelensky; nhu cầu bức thiết của Mỹ-Trung Quốc là gì? Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, quan hệ Mỹ với Trung Quốc và Nga, căng thẳng Armenia-Azerbaijan, tình hình Trung Đông... là một số sự kiện ... |
| Tình hình Ukraine: Mỹ cảnh báo nguy cơ, Trung Quốc nói về cách duy nhất giải quyết xung đột, Nga bác tin trao đổi tù binh Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đưa ra những dự báo về cuộc xung đột Nga-Ukraine, vốn đã kéo dài gần một năm. |
| Tình hình Ukraine: Tổng thống Nga tự tin giành chiến thắng; hé lộ bức thư Ukraine gửi Trung Quốc, Kiev yêu cầu NATO làm một việc Trong khi Tổng thống Nga Validmi Putin cho rằng, Moscow sẽ thắng trong xung đột với Ukraine, Kiev đã gửi thư tới Chủ tịch Trung ... |
| Sau lùm xùm AUKUS, Australia tuyên bố hủy hợp đồng mua phi đội trực thăng của Pháp Ngày 18/1, Australia tuyên bố, nước này sẽ loại bỏ phi đội máy bay trực thăng quân sự Taipan do Pháp sản xuất, bất chấp ... |
| Căng thẳng Armenia-Azerbaijan: Mỹ nỗ lực can dự, Nga tố vì Mỹ mà... 'có chút khó khăn' Căng thẳng đã xuất hiện trở lại giữa Armenia và Azerbaijan, khiến Nga và cả Mỹ đều nỗ lực để giúp giải tỏa. |