Trùng Khánh là một huyện nằm ở biên giới phía Đông của tỉnh Cao Bằng, diện tích gần 700km2 và là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày. (Nguồn: Traveloka)
Nơi đây được thiên nhiên ưu ái khi hội tụ đầy đủ sông, suối, thung lũng, khí hậu quanh năm ôn hòa, những dãy núi nối liền nhau trùng trùng điệp điệp. (Nguồn: Công viên địa chất Non nước Cao Bằng)
Đặc biệt, huyện Trùng Khánh còn được thiên nhiên ưu ái khi hội tụ đầy đủ sông, suối, thung lũng, khí hậu quanh năm ôn hòa. (Ảnh: Thu Quỳnh)
Với lợi thế có nhiều điểm đến du lịch đẹp như tranh vẽ, Trùng Khánh ngày càng thu hút du khách cả trong và ngoài nước. (Ảnh: Thu Quỳnh)
Một trong những điểm đến nổi tiếng ở Trùng Khánh là thác Bản Giốc, thác nước lớn thứ 4 trên thế giới nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia và là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Khung cảnh ở thác Bản Giốc được ví như chốn bồng lai tiên cảnh giữa núi rừng với những dòng thác trắng xóa thơ mộng. Khi đến đây, ngoài việc tham quan, du khách có thể trải nghiệm đi bè để chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của ngọn thác tuyệt đẹp này. (Nguồn: Traveloka)
Cách thác Bản Giốc không xa là ngôi chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, đứng từ nơi đây có thể bao quát toàn cảnh một đoạn nằm hoàn toàn trên đất Việt Nam của sông Quây Sơn và thác Bản Giốc. Chùa được xây dựng tựa lưng vào núi, mặt trước hướng về phía thung lũng với tầm nhìn là khung cảnh bao la bát ngát của ruộng lúa, núi rừng, làng bản. Phong cách kiến trúc của ngôi chùa này mang đậm màu sắc truyền thống Việt Nam, bao gồm cổng Tam Quan, ban thờ Phật, tượng La Hán, tượng Đức Thánh Trần… (Nguồn: Mia.vn)
Làng đá Khuổi Ky nằm trên tỉnh lộ 206 dẫn đến động Ngườm Ngao, cách thác Bản Giốc chỉ 2km. Ngôi làng cổ này được hình thành trong khoảng năm 1594 – 1677, khi nhà Mạc từ Thăng Long chạy lên Cao Bằng và xây nhà bằng đá để làm “pháo đài” phòng thủ. Khuổi Ky hiện có 16 hộ gia đình người Tày sinh sống với 14 ngôi đá được xây dựng từ thế kỷ XVI, kiến trúc vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu. (Ảnh: Thu Quỳnh)
Huyện Trùng Khánh là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày, Nùng. Vì thế đến đây, Du khách sẽ được khám phá những nét văn hóa độc đáo được người dân địa phương gìn giữ và bảo tồn. (Nguồn: Báo Dân tộc)
Nằm ẩn mình trong một ngọn núi hùng vỹ ở xã Đàm Thủy huyện Trùng Khánh, động Ngườm Ngao hay còn có tên gọi khác là động Ngao được phát hiện năm 1921 và khai thác du lịch năm 1996. Theo một chuyến khảo sát năm 1995 của Hội Hang động Hoàng Gia Anh, động có chiều dài 2144m và có 3 cửa chính có tên Ngườm Lồm, Ngườm Ngao, Bản Thuôn. Do được phát hiện muộn và đưa vào du lịch chưa lâu nên hang động này vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ và độc đáo. (Nguồn: Traveloka)
Sông Quây Sơn là dòng sông xanh biếc tuyệt đẹp trên đất Cao Bằng. Sông uốn lượn chảy qua nhiều địa hình tạo nên phong cảnh hữu tình. Dòng nước màu xanh ngọc bích uốn lượn trải dài qua nhiều khu vực, có nơi ôm ấp lấy chân núi đá vôi sừng sững tạo thành khung cảnh sơn thủy hữu tình, chỗ lại nép mình dưới những khóm tre xanh mướt, có khúc lại như dải lụa mềm mại vắt qua cánh đồng lúa chín Phong Nặm, Ngọc Côn… (Nguồn: Traveloka)
Không chỉ mang vẻ hiền hòa, phẳng lặng, sông Quây Sơn cũng mạnh mẽ và tràn đầy sinh lực. Nội lực bền bỉ ấy được biểu hiện qua những ghềnh thác tung bọt trắng xóa và đặc biệt là khung cảnh hùng vĩ của thác Bản Giốc. Dọc theo dòng Quây Sơn là rất nhiều làng bản với bề dày về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đậm đà bản sắc dân tộc. (Nguồn: Traveloka)
Phong Nặm là một xã nhỏ thuộc huyện Trùng Khánh và chỉ cách trung tâm huyện khoảng chừng 15km. So với quãng đường ghé tới thác Bản Giốc thì đường đến Phong Nậm có phần đơn giản hơn rất nhiều. Đến với Phong Nặm, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác leo trên những vách núi đá chênh vênh, ngắm nhìn vẻ đẹp bình yên của làng bản và cánh đồng lúa trù phú, xa xa là dòng sông phẳng lặng. (Nguồn: Công viên địa chất Non nước Cao Bằng)
Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và các địa danh nổi tiếng thu hút khách du lịch, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đã được xây dựng để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách. (Ảnh: Thu Quỳnh)