Trừng phạt dầu Nga: Ukraine 'góp lửa', loạt quốc gia châu Âu 'dính đòn', vì đâu Hungary lo lắng?

Linh Chi
Trong hai năm rưỡi kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự, luôn có các câu hỏi xoay quanh vấn đề trừng phạt đối với dầu của Moscow. Mới nhất, Kiev đã đưa công ty dầu mỏ Lukoil của Nga vào danh sách đen, buộc công ty này phải ngừng vận chuyển dầu thô qua lãnh thổ Ukraine tới một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đường ống Druzhba, ảnh năm 1983, đã bơm dầu của Nga vào EU trong nhiều thập niên. (Nguồn: Getty Images)
Đường ống Druzhba đã bơm dầu của Nga vào EU trong nhiều thập niên. (Nguồn: TASS)

Vào cuối tháng 6, Ukraine đã tăng cường các biện pháp trừng phạt hiện có đối với công ty Lukoil, ngăn chặn trung chuyển dầu qua đất nước.

Hungary, Slovakia và Czech vẫn nhận dầu thô của Nga thông qua nhánh phía Nam của đường ống Druzhba – đi qua Ukraine - từ Lukoil và các nhà cung cấp khác.

Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA) cho hay, tổng cộng, trong 6 tháng đầu năm 2024, ba nước đã nhập khẩu dầu thô trị giá 2,6 tỷ Euro (tương đương 2,8 tỷ USD) từ Nga.

Tin liên quan
Nga cần thị trường Trung Quốc hơn hay Bắc Kinh cần khí đốt Moscow hơn? Nga cần thị trường Trung Quốc hơn hay Bắc Kinh cần khí đốt Moscow hơn?

Ai ảnh hưởng nhiều nhất?

Hungary và Slovakia là những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào dầu Nga thông qua đường ống từ Ukraine.

Ngay sau khi lệnh cấm được ban hành, các quốc gia này liên tục phản ứng và yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) chính thức làm trung gian hòa giải với Ukraine về vấn đề này.

Balazs Ujvari, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu cho biết, cơ quan này đã liên hệ với chính phủ của cả ba quốc gia để làm rõ tình hình.

Theo quan chức này, các lệnh trừng phạt mà Ukraine áp đặt đối với Lukoil không ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển dầu hiện tại qua đường ống Druzhba vì Lukoil không phải là chủ sở hữu chính thức của nguồn dầu này.

Do đó, Ủy ban châu Âu đã kết luận sơ bộ rằng họ không cần phải tham vấn khẩn cấp vào thời điểm này vì không có dấu hiệu cho thấy nguy cơ khẩn cấp đối với an ninh nguồn cung dầu cho Hungary và Slovakia.

Ông Ujvari cho biết Ủy ban châu Âu vẫn đang chờ đợi thêm thông tin từ Budapest và Bratislava để xác nhận kết luận của họ.

Hungary phụ thuộc vào Nga khoảng 70% lượng dầu nhập khẩu và Lukoil chiếm một nửa con số đó.

Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết, các biện pháp của Ukraine đe dọa an ninh năng lượng của đất nước.

Các chuyên gia năng lượng cho rằng, nếu không tìm ra giải pháp, nước này có thể phải đối mặt với tình trạng giá điện tăng vọt và cắt điện trong vòng vài tuần.

Dòng chảy dầu chưa dừng hẳn

Nhập khẩu dầu của Budapest đã giảm đáng kể sau động thái của Kiev.

Vaibhav Raghunandan, nhà phân tích của CREA nhận định, theo dữ liệu có sẵn từ ngày 1-20/7, khối lượng nhập khẩu của Hungary đã giảm 1/3 so với tháng 6.

Các công ty khác của Moscow cũng cung cấp dầu qua đường ống này - như Rosneft và Tatneft - chưa bị trừng phạt và họ vẫn gửi dầu qua đường ống Druzhba.

EU đã cấm vận chuyển dầu thô của Nga bằng đường biển kể từ tháng 12/2022.

Tuy nhiên, khối 27 thành viên cho phép "ngoại lệ tạm thời" đối với việc nhập khẩu dầu thô bằng đường ống vào các quốc gia thành viên. Nguyên nhân bởi tình hình địa lý của các quốc gia này phải chịu sự phụ thuộc cụ thể vào nguồn cung của Moscow và không có lựa chọn thay thế khả thi nào. Các quốc gia đó bao gồm Hungary, Slovakia và Czech.

EU kêu gọi các quốc gia trên tìm nguồn cung thay thế, nhưng thực tế, lượng dầu thô Nga mà họ nhận được qua đường ống đã tăng 2% kể từ nửa đầu năm 2021.

Ông Raghunandan nói rằng, điều này là do Hungary, quốc gia đã tăng nhập khẩu dầu thô của Nga lên 56% kể từ năm 2021.

Tuy nhiên, dù có việc này, tổng lượng nhập khẩu dầu thô của Nga vào EU đã giảm 90% kể từ sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu do các lệnh trừng phạt và các nước thành viên trong khối cắt giảm nhập khẩu.

(Nguồn: RT)
Khí đốt của Nga chưa bao giờ bị EU chính thức trừng phạt. Ảnh minh họa. (Nguồn: RT)

Còn khí đốt thì sao?

Khí đốt của Nga chưa bao giờ bị EU chính thức trừng phạt.

Các quốc gia thành viên EU đã nhập khẩu dầu và khí đốt trị giá 11 tỷ Euro của Nga trong nửa đầu năm 2024, trong đó 3,6 tỷ Euro là khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và 4,8 tỷ Euro đến từ khí đốt tự nhiên qua đường ống. Điều đó có nghĩa là khí đốt hiện chiếm 76% lượng hydrocarbon của Moscow vẫn được đưa vào các quốc gia thuộc khối 27 thành viên.

Không thể phủ nhận, khối đã giảm đáng kể lượng khí đốt nhập khẩu của Nga, từ khoảng 40% nguồn cung vào năm 2021 xuống còn 15% vào năm 2024. Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên như Áo, Hungary và Slovakia vẫn phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Moscow.

Các quốc gia khác như Hà Lan, Tây Ban Nha và Pháp cũng nhập khẩu số lượng đáng kể LNG của Nga. Nhưng phần lớn lượng LNG này thậm chí không được thị trường châu Âu cần đến và đang được xử lý tại các cảng châu Âu, trước khi tái xuất khẩu sang các nước thứ ba trên toàn thế giới. Kết quả là một số quốc gia và doanh nghiệp EU được hưởng lợi.

Theo CREA, 21% LNG Nga nhập khẩu của EU được tái xuất khẩu trên toàn cầu, một quá trình được gọi là vận chuyển trung chuyển.

Hiện tại, khối tiếp tục khuyến khích mạnh mẽ các quốc gia thành viên giảm mua khí đốt của Moscow, cho dù là mua qua đường ống hay LNG.

Tình hình có thể leo thang...

Sau Kiev, động thái tiếp theo có thể đến từ Brussels. Hungary và Slovakia muốn EU mở các cuộc tham vấn với Kiev về các điều khoản trong thỏa thuận thương mại của Ukraine với khối.

Tuy nhiên, EU tuyên bố cần thêm thời gian để điều tra và xem xét yêu cầu cũng như tình hình pháp lý.

Ukraine có thể tiến tới hạn chế hơn nữa lượng dầu chảy qua đường ống Druzhba, cụ thể là của các công ty khác tại đất nước của Tổng thống Putin đang vận chuyển dầu qua đường ống. Nếu điều đó xảy ra, Hungary có vẻ bị mất nhiều nhất, do nước này vẫn phụ thuộc mạnh vào dầu mỏ của Nga.

Lập trường vững chắc của Ukraine đối với Lukoil có thể chỉ là bước khởi đầu cho những động thái trực tiếp nhằm giải quyết các khoản thu từ dầu khí của Nga.

Nhà phân tích Raghunandan của CREA chỉ ra rằng, hợp đồng trung chuyển khí đốt qua đường ống Nga của Ukraine sẽ hết hạn vào tháng 12/2024 mà không có kế hoạch gia hạn. “Do đó, khí đốt qua đường ống của Moscow sẽ ngừng chảy vào châu Âu qua Ukraine bắt đầu từ tháng 1/2025”, ôngRaghunandan nhấn mạnh.

Điều đó có nghĩa là căng thẳng sẽ leo thang trong những tháng tới.

Áo, Hungary và Slovakia vẫn phụ thuộc nhiều vào tuyến đường này về khí đốt. Tuy nhiên, Hungary có thể vẫn nhập khẩu khí đốt của Nga thông qua đường ống TurkStream. Dòng chảy khí đốt ​​sẽ tiếp tục đi trên tuyến đường đó, không đi qua lãnh thổ Ukraine.

Nga cần thị trường Trung Quốc hơn hay Bắc Kinh cần khí đốt Moscow hơn?

Nga cần thị trường Trung Quốc hơn hay Bắc Kinh cần khí đốt Moscow hơn?

Bất chấp kế hoạch đầy tham vọng nhằm trung hòa lượng carbon và tự cung cấp năng lượng vào năm 2060, Trung Quốc vẫn phụ ...

GDP châu Âu dù tăng trưởng vượt kỳ vọng vẫn ‘dưới cơ’ Mỹ rất nhiều, nền kinh tế đầu tàu ‘quá chậm’, đây chính là lý do

GDP châu Âu dù tăng trưởng vượt kỳ vọng vẫn ‘dưới cơ’ Mỹ rất nhiều, nền kinh tế đầu tàu ‘quá chậm’, đây chính là lý do

Châu Âu tăng trưởng tốt hơn mong đợi sẽ mang lại niềm vui cho nhiều người. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lo ngại về Đức, ...

Mắc kẹt ở mức tăng trưởng khiêm tốn, Olympic Paris 2024 sẽ 'thổi làn gió mới' vào kinh tế Pháp?

Mắc kẹt ở mức tăng trưởng khiêm tốn, Olympic Paris 2024 sẽ 'thổi làn gió mới' vào kinh tế Pháp?

Trước thềm khai mạc Olympic Paris 2024 (Thế vận hội mùa Hè 2024), Pháp đã ráo riết chuẩn bị chào đón hàng trăm nghìn khách ...

Chuyên gia chỉ rõ yếu tố thể hiện Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường

Chuyên gia chỉ rõ yếu tố thể hiện Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường

Giảng viên cấp cao chuyên ngành kinh tế tại Đại học Deakin (Australia), TS. Công Phạm khẳng định, nếu tính đến tốc độ cải tổ ...

Ấn Độ: Cường quốc kinh tế thế kỷ XXI

Ấn Độ: Cường quốc kinh tế thế kỷ XXI

Thủ tướng Narendra Modi tự tin Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trong năm năm tới, ngay trong ...

(theo DW)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Top 10 xe ô tô bán chậm nhất tháng 8/2024: Honda Accord tiếp tục đội sổ

Top 10 xe ô tô bán chậm nhất tháng 8/2024: Honda Accord tiếp tục đội sổ

Top 10 xe ô tô bán chậm nhất tháng 8/2024, Honda Accord tiếp tục đội sổ với 3 chiếc được bán ra, xếp thứ 2 là Honda Civic Type R.
Nhận định, soi kèo Liverpool vs Nottingham, 21h00 ngày 14/9 - Vòng 4 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Liverpool vs Nottingham, 21h00 ngày 14/9 - Vòng 4 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Liverpool vs Nottingham tại vòng 4 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 14/9.
Top 10 xe ô tô bán chạy nhất tháng 8/2024: Mitsubishi Xforce tiếp tục dẫn đầu

Top 10 xe ô tô bán chạy nhất tháng 8/2024: Mitsubishi Xforce tiếp tục dẫn đầu

Top 10 xe ô tô bán chạy nhất tháng 8/2024, Mitsubishi Xforce tiếp tục dẫn đầu phân khúc với doanh số 2.504 xe bán ra, xếp thứ 2 là Ford ...
Nhận định, soi kèo Man City vs Brentford, 21h00 ngày 14/9 - Vòng 4 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Man City vs Brentford, 21h00 ngày 14/9 - Vòng 4 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Man City vs Brentford tại vòng 4 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 14/9.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/9/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 9 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/9/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 9 năm 2024

Lịch âm 15/9. Lịch âm hôm nay 15/9/2024? Âm lịch hôm nay 15/9. Lịch vạn niên 15/9/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Biến đổi khí hậu: Sông băng lớn nhất Italy đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn trong hơn 15 năm nữa

Biến đổi khí hậu: Sông băng lớn nhất Italy đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn trong hơn 15 năm nữa

Sông băng Marmolada ở Italy có thể tan chảy hoàn toàn vào năm 2040 do nhiệt độ trung bình tăng cao.
Thị trường tín chỉ carbon: Vì cuộc sống xanh hơn

Thị trường tín chỉ carbon: Vì cuộc sống xanh hơn

Với sự bùng nổ về nhu cầu tín chỉ carbon sau Hội nghị COP26, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển thị trường này...
Giá cà phê hôm nay 14/9/2024: Giá cà phê có 'hỗ trợ kép', robusta tăng không ngừng, Fed giảm lãi suất giá hàng hóa còn tăng?

Giá cà phê hôm nay 14/9/2024: Giá cà phê có 'hỗ trợ kép', robusta tăng không ngừng, Fed giảm lãi suất giá hàng hóa còn tăng?

Giá cà phê hôm nay 14/9/2024: Giá cà phê có 'hỗ trợ kép', robusta tăng không ngừng, Fed giảm lãi suất giá hàng hóa còn tăng?
Giá xăng dầu hôm nay 14/9: Lao dốc nhẹ sau tuần tăng giá

Giá xăng dầu hôm nay 14/9: Lao dốc nhẹ sau tuần tăng giá

Giá xăng dầu hôm nay 14/9, giá dầu giảm nhẹ 0,5% khi sản lượng dầu thô tại Vịnh Mexico của Mỹ phục hồi và số lượng giàn khoan của Mỹ tăng trong tuần.
Giá heo hơi hôm nay 14/9: Duy trì ổn định, người Mỹ tính toán gì khi đầu tư nuôi heo thịt?

Giá heo hơi hôm nay 14/9: Duy trì ổn định, người Mỹ tính toán gì khi đầu tư nuôi heo thịt?

Giá giao dịch heo hơi hôm nay vẫn duy trì ổn định trong khoảng 62.000 - 67.000 đồng/kg. Hà Nội vẫn giữ vị trí dẫn đầu cả nước với giá thu mua 67.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 14/9/2024: Nhu cầu sôi động, nghịch lý giá xuất khẩu neo cao nhưng không có hàng để bán

Giá tiêu hôm nay 14/9/2024: Nhu cầu sôi động, nghịch lý giá xuất khẩu neo cao nhưng không có hàng để bán

Giá tiêu hôm nay 14/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 – 156.000 đồng/kg.
Luật Đầu tư công (sửa đổi) tập trung trong 5 nhóm lĩnh vực

Luật Đầu tư công (sửa đổi) tập trung trong 5 nhóm lĩnh vực

Ngày 13/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các đối tác phát triển về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Bất động sản mới nhất: Thị trường liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tư duy ‘tấc đất tấc vàng’, thổ cư Hà Nội lọt điểm ngắm người mua

Bất động sản mới nhất: Thị trường liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tư duy ‘tấc đất tấc vàng’, thổ cư Hà Nội lọt điểm ngắm người mua

Giá địa ốc liên tục tăng cao, thiết lập mặt bằng mới, đất thổ cư Hà Nội đắt khách… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Tăng kiểm soát tình hình biến động giá, sẽ đấu giá các lô ‘đất vàng’ Thủ Thiêm theo quy trình 12 bước

Bất động sản mới nhất: Tăng kiểm soát tình hình biến động giá, sẽ đấu giá các lô ‘đất vàng’ Thủ Thiêm theo quy trình 12 bước

Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá địa ốc, quy định mới về đánh số căn hộ chung cư… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Việt Nam có lợi thế thu hút đầu tư vào địa ốc công nghiệp, bảng giá đất sẽ được ban hành hằng năm

Bất động sản mới nhất: Việt Nam có lợi thế thu hút đầu tư vào địa ốc công nghiệp, bảng giá đất sẽ được ban hành hằng năm

Thị trường địa ốc công nghiệp tại Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, bảng giá đất sẽ được ban hành hằng năm… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Cảnh báo việc lợi dụng đấu giá đất để đầu cơ, 4 trường hợp đất lấn chiếm được xem xét cấp sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Cảnh báo việc lợi dụng đấu giá đất để đầu cơ, 4 trường hợp đất lấn chiếm được xem xét cấp sổ đỏ

Bình Dương đấu giá hàng chục lô 'đất vàng', 4 trường hợp đất lấn chiếm, vi phạm được xem xét cấp sổ đỏ… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hà Nội: Lấy ý kiến về điều kiện tách thửa, hợp thửa từng loại đất

Hà Nội: Lấy ý kiến về điều kiện tách thửa, hợp thửa từng loại đất

Baoquocte.vn. Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND thành phố Hà Nội Dự thảo quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích, kích thước tối thiểu được tách.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội đề xuất tăng diện tích tách thửa tối thiểu, khởi công siêu dự án 90ha, điều kiện để người nước ngoài được cho thuê nhà

Bất động sản mới nhất: Hà Nội đề xuất tăng diện tích tách thửa tối thiểu, khởi công siêu dự án 90ha, điều kiện để người nước ngoài được cho thuê nhà

Hà Nội đề xuất diện tích tối thiểu 50m2 mới được tách thửa, Vingroup khởi công siêu dự án 90ha tại Đông Anh… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/9: ECB 'thẳng tay' với lãi suất, EUR tăng nhanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/9: ECB 'thẳng tay' với lãi suất, EUR tăng nhanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/9 ghi nhận USD giảm, đồng EUR tăng sau khi ECB hạ lãi suất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/9: Đồng USD chịu áp lực khi 'nghe tin' về bà Kamala Harris

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/9: Đồng USD chịu áp lực khi 'nghe tin' về bà Kamala Harris

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/9 ghi nhận USD biến động trái chiều.
S-FIC 2024: Nơi quy tụ các 'anh tài' trên toàn quốc về lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng và chứng khoán

S-FIC 2024: Nơi quy tụ các 'anh tài' trên toàn quốc về lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng và chứng khoán

S-FIC 2024 mùa đầu tiên do CLB Chứng khoán SCUE thuộc Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) tổ chức chính thức mở đơn từ ngày 7-22/9.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/9: USD tăng không đáng kể, trong nước đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/9: USD tăng không đáng kể, trong nước đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/9 ghi nhận đồng USD tăng không đáng kể so với một số loại tiền tệ chính trước thềm dữ liệu lạm phát.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/9: USD tăng trở lại

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/9: USD tăng trở lại

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/9 ghi nhận đồng USD đã tăng trở lại so với đồng Yen.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/9: Số liệu kinh tế Mỹ ảm đạm 'kéo lùi' đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/9: Số liệu kinh tế Mỹ ảm đạm 'kéo lùi' đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/9 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm sau bản báo cáo việc làm ảm đạm của Mỹ.
Phiên bản di động