Chuyên gia Cuba khẳng định nỗ lực của phương Tây nhằm tiêu diệt kinh tế Nga không thành công. (Nguồn: weforum.org) |
Trong một hội nghị diễn ra mới đây tại trụ sở CIEM ở Havana, chuyên gia này chỉ rõ, sau khi áp dụng hơn 17.800 biện pháp trừng phạt Nga, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã ghi nhận khoản thiệt hại 785 tỷ Euro chỉ riêng trong năm 2022.
Theo ông Rodríguez, nguyên Bộ trưởng Kinh tế Cuba, những tổn thất nói trên là một phần của hiệu ứng boomerang khi EU tẩy chay một phần việc mua nhiên liệu của Nga, trong khi liên minh này phải tốn gấp 4 lần chi phí để bù đắp nguồn cung.
Đặc biệt, EU đã mua khí hóa lỏng của Mỹ với giá cao hơn 40% so với khí đốt và dầu tự nhiên của Nga.
Tương tự như vậy, bất ổn trên thị trường nhiên liệu thế giới đã dẫn đến tăng giá, kéo theo lợi ích cho Nga, khiến Moscow vẫn duy trì thu nhập tương đương hoặc cao hơn với khối lượng bán ra ít hơn.
Trước ngày 24/2/2022, khi Tổng thống Nga Putin ra lệnh triển khai chiến dịch quân sự để bảo vệ khu vực Donbas, châu Âu nhận từ Nga 2,3 triệu thùng dầu thô mỗi ngày.
Cuộc xung đột ở Ukraine đã gây ra sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng truyền thống trên thế giới, đặc biệt trong việc cung cấp ngũ cốc, trong đó 30% sản lượng tập trung ở Nga, Belarus và Ukraine. Bên cạnh đó, các sản phẩm như gạo cũng tăng giá gấp đôi.
Mặt khác, cuộc xung đột ở Ukraine đã ảnh hưởng lớn đến việc gia tăng chi tiêu quốc phòng trên thế giới, lên tới 2.240 tỷ USD, trong khi các cường quốc phương Tây cung cấp vũ khí trị giá 156,260 tỷ USD cho Ukraine. Mỹ đứng đầu danh sách chi tiêu cho quân sự năm 2024, với 800 tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc, 292 tỷ và Nga, với 111 tỷ.