Nhỏ Bình thường Lớn

Thượng đỉnh Mỹ-Ukraine: Cơ hội vàng cho Tổng thống Zelensky?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cần nắm bắt để cơ hội cải thiện quan hệ Mỹ-Ukraine khi thăm Washington và thảo luận với người đồng cấp Joe Biden hôm nay (31/8).
(08.30) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cần thận trọng trong chuyến thăm Washington, gặp gỡ người đồng cấp Mỹ Joe Biden ngày 31/8 tới. (Nguồn: Ukrgate)
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cần thận trọng trong Thượng đỉnh Mỹ-Ukraine ngày 31/8 tới. (Nguồn: Ukrgate)

Theo cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine Steven Pifer, chuyên gia về kiểm soát vũ khí, Ukraine và Nga thuộc Trung tâm Mỹ-châu Âu thuộc Viện Brookings (Mỹ), đây là cơ hội không thể tốt hơn để Kiev cải thiện quan hệ với Washington.

Để kịch bản này thành hiện thực, Tổng thống Volodymyr Zelensky cần thận trọng khi đề xuất nội dung thảo luận. Theo chuyên gia này, nhà lãnh đạo Ukraine không nên nói về các vấn đề mà ông biết, hoặc nên biết, khó có thể đạt được đồng thuận của Mỹ.

Thay vào đó, ông Zelensky cần cho thấy cam kết cải tổ trong nước nhằm xây dựng một Kiev mạnh mẽ hơn, sẵn sàng đương đầu mọi thách thức.

Chuyến thăm ngày 31/8 là lần đầu ông Zelensky tới Washington. Hai năm về trước cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng có lời mời tương tự, song xét quan hệ song phương khi đó, đặc biệt sau khi ông Trump yêu cầu phía ông Zelensky cung cấp bằng chứng về vụ của ông Hunter Biden, chuyến thăm đã không diễn ra như dự kiến.

Tuy nhiên, ông Joe Biden, một chính trị gia kỳ cựu và người từng phụ trách khu vực Ukraine dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama thì khác. Nội dung thảo luận ngày 31/8 sắp tới được cho là sẽ tập trung vào hai thách thức chính mà Kiev đang đối mặt.

Từ an ninh và chiến lược…

Trước hết là câu chuyện về an ninh và chiến lược: Xung đột Nga-Ukraine ở khu vực Donbass, miền Đông Ukraine kể từ năm 2014 đã tước đi sinh mạng của hơn 14.000 người. Ông Joe Biden sẽ tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine, tiếp tục không công nhận sự “chiếm đóng bất hợp pháp của Moscow tại Crimea và Donbass”.

Tuy nhiên, phần khó trong câu chuyện này nằm ở yêu cầu của Tổng thống Zelensky.

Trước đó, Kiev từng kêu gọi tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kích hoạt Kế hoạch hành động thành viên (MAP) với Ukraine. Tuy nhiên, các thành viên khác, trong đó có Mỹ và Đức, đều do dự kết nạp một Kiev đang đối đầu Moscow.

Khi ấy, đề cập MAP không phải ý tưởng tốt. Thay vào đó, Tổng thống Ukraine và người đồng cấp Mỹ có thể thảo luận sâu hơn về các bước đi thực chất Kiev có thể thực hiện, từ đó sẵn sàng nắm bắt cơ hội khi cần thiết, trở thành một phần của NATO.

Tương tự là vấn đề Dòng chảy phương Bắc 2. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phản đối dự án này và ông Joe Biden cũng vậy. Tuy nhiên, Washington chưa sẵn sàng trừng phạt Berlin hay đồng minh Liên minh châu Âu (EU), bởi nó có thể khiến quan hệ hai bờ Đại Tây Dương rạn nứt, đi ngược lại phương châm đưa “Nước Mỹ trở lại” của ông chủ Nhà Trắng.

Ngoài ra, hành động này sẽ tác động xấu tới đồng thuận Mỹ-châu Âu về ủng hộ Ukraine và cấm vận Nga.

Đối với Nga, lợi ích của Dòng chảy phương Bắc 2 khi hoàn thành là vô cùng lớn. (Nguồn: Reuters)
Ukraine và Mỹ đều phản đối Dòng chảy phương Bắc 2, song cả hai đều không muốn bày tỏ thái độ gay gắt với các đồng minh ở EU. (Nguồn: Reuters)

Trong bối cảnh đó, thay vì kêu gọi Mỹ và châu Âu ngăn cản dự án, Tổng thống Ukraine có thể đề xuất Washington và Berlin hiện thực hóa thỏa thuận song phương hồi tháng Bảy về ủng hộ Ukraine, an ninh năng lượng châu Âu và biến đổi khí hậu, bảo đảm Moscow không thể sử dụng Nordstream 2 để gây tổn hại lợi ích của Kiev.

Ông cũng có thể đề xuất Bộ trưởng Năng lượng Mỹ, Đức và Ukraine tiếp tục thảo luận về bảo đảm an ninh năng lượng của Kiev sau cuộc gặp ngày 23/8 vừa qua.

Ngoài ra, không thể không kể đến tình hình Donbass. Nhiều chính trị gia ở Kiev đã dần mất kiên nhẫn khi Tiến trình Normandy giải quyết căng thẳng ở Donbass đang dậm chân tại chỗ. Có người cho rằng đã đến lúc tính đến một phương án khác. Song Washington rõ ràng không muốn thay thế vai trò của Berlin và Paris. Đồng thời, Kiev có nhiều lợi ích khi tiến trình có sự tham gia của hai ông lớn trong EU.

Khi ấy, điều ông Zelensky có thể làm là kêu gọi chính quyền của ông Biden, cùng với bà Merkel và ông Macron, có vai trò tích cực hơn nhằm thúc đẩy Tiến trình Normandy.

Cuối cùng, đó là khả năng Mỹ viện trợ quân sự cho Ukraine. Trong bối cảnh Moscow đẩy mạnh hiện diện quân sự tại biên giới tháng Tư và tập trận chung Zapad với Belarus vào tháng Chín, hỗ trợ quân sự của Lầu Năm Góc sẽ là thông điệp đanh thép về cam kết của Washington với Kiev và củng cố năng lực quân sự của nước này.

Thay vì kêu gọi Mỹ và châu Âu ngăn cản dự án, Tổng thống Ukraine có thể đề xuất Washington và Berlin hiện thực hóa thỏa thuận song phương tháng Bảy về ủng hộ Ukraine, an ninh năng lượng châu Âu và biến đổi khí hậu, bảo đảm Moscow không thể sử dụng Nord Stream 2 để gây tổn hại lợi ích của Kiev.

Tới bài toán cải tổ

Bên cạnh thách thức về chiến lược và an ninh, bài toán khó còn lại của Kiev là triển khai những cải tổ lớn, giúp nền kinh tế Ukraine tăng tốc và phát huy tối đa tiềm lực, bao gồm khuyến khích cạnh tranh công bằng cởi mở, củng cố pháp quyền, kiểm soát ảnh hưởng kinh tế chính trị khổng lồ của giới tài phiệt và chặn đứng nạn tham nhũng.

Trong hai năm qua, chính quyền Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đạt được tiến triển đáng kể, song chừng đó có lẽ là chưa đủ để thuyết phục ông Joe Biden, người từng chứng kiến tình hình không mấy khả quan khi còn phụ trách vấn đề Ukraine dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.

Ông Zelensky cần truyền tải một thông điệp thuyết phục về thái độ quyết liệt của mình nhằm thay đổi Ukraine, với những ý tưởng và cam kết cụ thể, để tiếp tục duy trì sự ủng hộ của Nhà Trắng.

Xét cho cùng, chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có thể là một thành công lớn cho nhà lãnh đạo này nói riêng và quan hệ song phương nói chung.

Điều ông cần làm là tập trung vào những gì dễ đạt đồng thuận, thay vì các vấn đề khó giải quyết. Ông Zelensky cần cho thấy rõ tầm nhìn và các bước đi cụ thể của Kiev nhằm đưa Ukraine trở thành một nền dân chủ phồn thịnh tại châu Âu.

Nga nói gì về chênh lệch vũ khí của Taliban và quân đội Ukraine?

Nga nói gì về chênh lệch vũ khí của Taliban và quân đội Ukraine?

Ngày 29/8, phát biểu trên kênh YouTube Soloviev Live, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nhấn mạnh, sau khi quân Mỹ rời Afghanistan, các ...

Ukraine 'đau đáu' việc gia nhập, NATO: Không có gì là đương nhiên cả

Ukraine 'đau đáu' việc gia nhập, NATO: Không có gì là đương nhiên cả

Ngày 26/8, hãng tin Interfax cho biết, Phó Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mircea Geoana kêu gọi Ukraine ...

(theo Kyiv Post)