Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định

Phương Mai
Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra từ ngày 15-16/10 tại thủ đô Islamabad, Pakistan với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước thành viên cùng các nước quan sát viên và “đối tác đối thoại”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định
Thủ tướng nước chủ nhà Pakistan Shehbaz Sharif phát biểu tại phiên khai mạc SCO tại Trung tâm Hội nghị Jinnah, Islamabad, ngày 16/10. (Nguồn: PID)

Mặc dù phải đối mặt với bạo lực và bất ổn chính trị, nhưng với vai trò chủ nhà và chủ tịch luân phiên SCO, Islamabad đã nỗ lực cao nhất để bảo đảm an ninh cho sự kiện.

Khai mạc trong bất ổn

Trước thềm Thượng đỉnh SCO, chủ nhà Pakistan đối mặt với thách thức an ninh do các nhóm biểu tình, ly khai và bất đồng chính kiến gây ra. Đặc biệt, đảng Pakistan Tehreek-e-Insaf (PTI) đối lập của cựu Thủ tướng Imran Khan phát động một loạt các cuộc biểu tình đòi “sự độc lập của ngành tư pháp” trong khi Chính phủ xúc tiến sửa đổi Hiến pháp. PTI còn đe dọa sẽ tổ chức biểu tình lớn tại khu trung tâm ở Islamabad, nơi sẽ diễn ra Thượng đỉnh SCO hòng làm "mất mặt” chính phủ của Thủ tướng Shabaz Sharif.

Không chỉ ở thủ đô, các nhóm ly khai ở tỉnh Balochistan giáp biên với Iran thường xuyên tấn công công dân Trung Quốc đang làm việc trong các dự án thuộc Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) và Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).

Sự việc nhóm ly khai tấn công đoàn xe chở kỹ sư Trung Quốc tại thành phố cảng Karachi mới đây khiến hai người thiệt mạng càng làm tình hình an ninh trở nên đáng lo ngại hơn trước thềm Hội nghị. Giới quan sát cho rằng, đây chính là thời điểm hoàn hảo để các nhóm ly khai gây bất ổn an ninh và tạo sự chú ý với quốc tế.

Những “đầu tiên”

Bất chấp tình hình an ninh Pakistan diễn ra phức tạp, đại diện của 10 quốc gia thành viên, bao gồm Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan, Belarus, Iran, Ấn Độ tham dự cùng đại diện từ 16 quốc gia liên kết, quan sát viên hoặc “đối tác đối thoại”. Trong đó, điểm nhấn là sự hiện diện của Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao Ấn Độ tới Pakistan trong gần chín năm qua. Sự tham dự của Thủ tướng Lý Cường đặc biệt quan trọng, là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu chính phủ Trung Quốc, đối tác “trong mọi điều kiện thời tiết” của Pakistan, sau 11 năm.

Trong chuyến thăm, hai bên rà soát các vấn đề liên quan an ninh và tiến độ triển khai CPEC, khánh thành sân bay quốc tế do Trung Quốc tài trợ tại Gwadar, tỉnh Balochistan, nơi có cảng nước sâu chiến lược mà Islamabad đã cho Bắc Kinh thuê trong thời gian 99 năm. Hiện CPEC là chặng quan trọng nhất thuộc BRI của Trung Quốc ở Nam Á và đã đầu tư, cam kết các khoản vay vào CPEC hơn 50 tỷ USD.

Thượng đỉnh SCO lần này còn đánh dấu sự xuất hiện lần đầu của phái đoàn Iran do Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Reza Aref dẫn đầu. Đây là cơ hội quan trọng để Islamabad thúc đẩy hợp tác với Tehran giải quyết các vấn đề đang nổi lên tại khu vực, đặc biệt là căng thẳng gần đây giữa Iran và Israel. Đáng chú ý, Thủ tướng Mikhail Mishustin dẫn đầu phái đoàn Nga tham dự, trong khi Thủ tướng Mông Cổ cũng góp mặt với tư cách nước quan sát.

Hợp tác trong bất đồng

Thượng đỉnh SCO Islamabad tập trung thảo luận nhiều lĩnh vực, từ kinh tế - thương mại, môi trường, an ninh khu vực, văn hóa - xã hội với kỳ vọng đạt được sự đồng thuận để tăng cường kết nối, hợp tác hơn nữa giữa các thành viên. Phát biểu khai mạc, Thủ tướng nước chủ nhà Shehbaz Sharif khẳng định, SCO là “ngọn hải đăng của chủ nghĩa đa phương”, tin rằng “không chỉ có tiềm năng mà còn có ý chí để tạo ra một tương lai thịnh vượng và an toàn hơn cho người dân”.

Thủ tướng Pakistan kêu gọi thiết lập một khuôn khổ trong SCO để thúc đẩy thương mại và tầm nhìn về một Âu - Á kết nối. Ông cũng kêu gọi mở rộng các dự án trọng điểm như BRI, CPEC và Hành lang giao thông quốc tế Bắc - Nam (INSTC) để tăng cường hội nhập và hợp tác trên toàn khu vực. Tuy nhiên, những bất đồng còn tồn tại giữa các thành viên SCO chính là thách thức và trở ngại trong việc đưa ra đồng thuận về nhiều vấn đề cấp bách như “điểm nóng” Trung Đông, tranh chấp Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan, an ninh khu vực và các vấn đề toàn cầu.

Hội nghị thượng đỉnh SCO là sự kiện đa phương quy mô lớn đầu tiên được Pakistan đăng cai tổ chức sau nhiều năm và vào thời điểm tình trạng bất ổn an ninh, chính trị đang leo thang. Mặc dù phải đối mặt với các vấn đề an ninh và kinh tế nhưng Hội nghị lần này là cơ hội để Pakistan nâng cao vị thế ngoại giao và thể hiện hình ảnh một quốc gia tham gia tích cực trong các diễn đàn đa phương.

Đồng thời, các sự kiện song phương bên lề Hội nghị giúp Pakistan tăng cường hợp tác kinh tế với Nga, Trung Quốc và các nước Trung Á.

Sự tham dự của Thủ tướng Lý Cường giúp Trung Quốc gia tăng quan hệ mật thiết hơn với các nước Trung Á, thúc đẩy vai trò của Bắc Kinh đối với các vấn đề chung của khu vực. Hiện nay, Trung Quốc đang thể hiện vai trò tích cực trong giải quyết các điểm nóng như xung đột Hamas - Israel, xung đột Nga - Ukraine.

Đối với SCO, trong bối cảnh môi trường quốc tế và khu vực đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có, khối kinh tế - an ninh này được kỳ vọng sẽ có kết quả hợp tác thiết thực hơn, là nơi để các quốc gia thành viên tiếp tục phát huy "Tinh thần Thượng Hải”, thúc đẩy gắn kết để đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Ấn Độ 'chốt' nhân vật tham dự hội nghị thượng đỉnh SCO ở Pakistan

Ấn Độ 'chốt' nhân vật tham dự hội nghị thượng đỉnh SCO ở Pakistan

Hồi tháng 8, Pakistan đã mời Thủ tướng Narendra Modi đến dự cuộc gặp của các nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ các nước ...

Đăng cai Hội nghị thượng đỉnh SCO 2024, Pakistan nói 'cơ hội vàng'

Đăng cai Hội nghị thượng đỉnh SCO 2024, Pakistan nói 'cơ hội vàng'

Sáng 16/10, cuộc họp lần thứ 23 của Hội đồng các Nguyên thủ Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) đã khai mạc tại thủ ...

Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập SCO, thể hiện sức hút của tổ chức hiện do Trung Quốc làm Chủ tịch

Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập SCO, thể hiện sức hút của tổ chức hiện do Trung Quốc làm Chủ tịch

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố mục tiêu của nước này là trở thành thành viên của Tổ chức hợp tác ...

Iran cam kết tăng cường hợp tác song phương với một quốc gia Đông Âu

Iran cam kết tăng cường hợp tác song phương với một quốc gia Đông Âu

Ngày 13/9, Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia tối cao Iran Ali Akbar Ahmadian và Thư ký Hội đồng An ninh Belarus Alexander ...

Trung Quốc tuyên bố nỗ lực giải quyết các thách thức an ninh, mở đường cho đàm phán hoà bình ở Ukraine

Trung Quốc tuyên bố nỗ lực giải quyết các thách thức an ninh, mở đường cho đàm phán hoà bình ở Ukraine

Ngày 14/9, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trần Hiểu Đông cho biết Bắc Kinh sẽ giải quyết các thách thức quốc tế trong lĩnh ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 22/11/2024

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 22/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Nai theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 22/11/2024.
David Beckham tri ân, mời Rafael Nadal cùng đi xem bóng đá

David Beckham tri ân, mời Rafael Nadal cùng đi xem bóng đá

Cựu tiền vệ Anh David Beckham gửi lời tri ân tới huyền thoại quần vợt Rafael Nadal mới giải nghệ và mời anh đi xem đội bóng đá cả hai ...
Đòn 20 tỷ Bảng của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Đòn 20 tỷ Bảng của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump có thể đặt ra thách thức nặng nề cho nền kinh tế Anh và chính sách ngoại giao củaThủ tướng Keir ...
Apple ngừng hỗ trợ sao lưu iCloud trên iPhone và iPad

Apple ngừng hỗ trợ sao lưu iCloud trên iPhone và iPad

Apple vừa thông báo về việc ngừng hỗ trợ sao lưu iCloud trên những thiết bị iPhone và iPad chạy iOS 8 trở về trước.
Apple đầu tư 100 triệu USD để Indonesia dỡ lệnh cấm iPhone 16

Apple đầu tư 100 triệu USD để Indonesia dỡ lệnh cấm iPhone 16

Theo nguồn tin của Bloomberg, Apple đang đề nghị đầu tư 100 triệu USD tại Indonesia, cao gần 10 lần so với kế hoạch đầu tư trước đó của công ...
Cách tắt chế độ ngủ trên Win 10 nhanh chóng và hiệu quả

Cách tắt chế độ ngủ trên Win 10 nhanh chóng và hiệu quả

Chế độ ngủ (Sleep Mode) trên Win 10 không còn phù hợp với một số người dùng. Bài viết cũng sẽ giải thích cách tắt chế độ ngủ trên Win ...
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng Mali Maiga đã chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự của nước này chậm trễ trong việc kết thúc thời kỳ chuyển tiếp.
Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Hungary sẽ lắp đặt hệ thống phòng không và kiểm soát không phận ở Đông Bắc, giáp biên giới Ukraine, để đề phòng rủi ro khi xung đột leo thang.
New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand đã chỉ định toàn bộ phong trào Hezbollah là tổ chức khủng bố, động thái điều chỉnh so với quyết định trước đây.
Xung đột Gaza: Israel lại không kích gây chết người, Mỹ dứt khoát phủ quyết nghị quyết ngừng bắn, Palestine phản đối, gạt mọi kế hoạch lập vùng đệm

Xung đột Gaza: Israel lại không kích gây chết người, Mỹ dứt khoát phủ quyết nghị quyết ngừng bắn, Palestine phản đối, gạt mọi kế hoạch lập vùng đệm

Tình hình giải quyết xung đột Gaza vẫn bế tắc khi Mỹ phủ quyết một dự thảo nghị quyết về lệnh ngừng bắn trong cuộc họp của HĐBA LHQ.
Iran bất ngờ rẽ hướng 'lạ' liên quan chương trình hạt nhân, IAEA lên tiếng

Iran bất ngờ rẽ hướng 'lạ' liên quan chương trình hạt nhân, IAEA lên tiếng

IAEA cho biết, Iran đã bắt đầu thực hiện các bước để ngừng tăng thêm cấp độ làm giàu uranium, giữ ở mức không vượt quá 60%.
Chính quyền Tổng thống Biden 'vớt vát' vì Ukraine trước khi mãn nhiệm: Thay đổi chính sách viện trợ vũ khí, xóa nợ hàng tỷ USD

Chính quyền Tổng thống Biden 'vớt vát' vì Ukraine trước khi mãn nhiệm: Thay đổi chính sách viện trợ vũ khí, xóa nợ hàng tỷ USD

Các quan chức Mỹ của chính quyền Biden đang tìm cách làm những gì có thể trước khi rời nhiệm sở để hỗ trợ Ukraine trong xung đột với Nga.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động