Trung Quốc 'căng như dây đàn' vì thiếu điện

“Công xưởng của thế giới” đang thiếu điện để phục vụ sản xuất, nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu đã phải cúp điện các cột đèn giao thông để tiết kiện năng lượng… Trung Quốc vì sao nên nông nỗi này? Năng lượng liệu có là một ngòi nổ đe dọa ổn định xã hội?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong nhiều tuần lễ, dân cư tại một số khu vực ngay tại thủ đô Bắc Kinh bị cấm sử dụng thang máy, cấm bật máy điều hòa nhiệt độ và nhiều thành phố ở Trung Quốc chìm trong bóng tối vì mất điện như thời mấy chục năm trước.

Hãng tin Mỹ Bloomberg cuối tháng 9/2021 đưa tin, 17 tỉnh thành của Trung Quốc ở các vùng Đông Nam và miền Bắc liên tục bị mất điện. Tờ SCMP nêu bật quan ngại Trung Quốc lâm vào hỗn loạn do thiếu hụt năng lượng.

Trung Quốc 'căng như dây đàn' vì thiếu điện
Trung Quốc đang "đau đầu" với bài toán thiếu điện. (Nguồn: AFP)

Ba nguyên nhân chính

Những năm gần đây, bước vào mùa Đông, một số nhà máy Trung Quốc thường phải tạm cho nhân viên nghỉ việc một vài ngày để tiết kiệm điện. Nhưng chưa khi nào ngay cả dân cư thành phố và các khu nhà ở cũng bị ảnh hưởng.

Bài toán năng lượng của Trung Quốc khó đến nỗi một số thành phố cắt luôn điện đèn đường, đèn giao thông để “tiết kiệm được chút nào hay chút nấy”.

Tin liên quan
Thiếu điện - cú đấm mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc Thiếu điện - cú đấm mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc

Giáo sư kinh tế Mary Françoise Renard, làm việc tại Đại học Clermont-Ferrand, nêu bật 3 yếu tố dẫn đến hiện tượng thiếu hụt năng lượng tại "công xưởng sản xuất của thế giới":

Thứ nhất, hiện tượng giá than đá và khí đốt tăng lên và điều đó ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới chứ không chỉ riêng gì Trung Quốc. Giá nguyên liệu tăng cao bởi vì kinh tế thế giới đang phục hồi, các nhà máy lại sản xuất như trước khi xảy ra đại dịch.

Thống kê cho thấy tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc hiện tại cao hơn cả so với trước khi có đại dịch. Trung Quốc lệ thuộc nhiều vào than đá.

Thứ hai, Bắc Kinh bắt đầu chú trọng đến yếu tố môi trường, giảm khí thải gây ô nhiễm. Một số báo cáo gần đây chỉ trích một số tỉnh của Trung Quốc không tuân thủ các chuẩn mực về môi trường nên chính quyền trung ương quyết định siết chặt thêm các biện pháp giới hạn thải khí carbon. Điều đó ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy.

Vì không thể trông chờ vào than đá, nên Trung Quốc phải sử dụng năng lượng ít gây ô nhiễm hơn, ví dụ như chuyển sang dùng khí đốt.

Thứ ba là từ cả năm nay, quan hệ giữa Trung Quốc và Australia căng thẳng. Bắc Kinh ngừng nhập khẩu than đá của Australia, nên đã vội vã quay sang các nhà cung cấp của Indonesia và Mông Cổ… Hệ quả kèm theo là giá khí đốt, hay than đá trên thị trường quốc tế bị đẩy lên cao do luật cung-cầu.

Nói cách khác, nhu cầu tiêu thụ tăng cao trong lúc khả năng cung cấp của các nguồn sản xuất than đá, dầu khí, dưới tác động của dịch Covid-19 từ gần hai năm nay, thì lại bị giới hạn.

Tiến thoái lưỡng nan

Bài toán của Bắc Kinh càng thêm nan giải khi biết rằng từ gần hai năm nay, Trung Quốc và Australia “cơm không lành, canh chẳng ngọt”. Chính quyền của ông Tập Cận Bình đã ra lệnh “cấm nhập khẩu than của Australia”. Trung Quốc để mất một nguồn cung cấp quý giá.

Thêm vào đó, Trung Quốc do phải đối mặt với hiện tượng ô nhiễm không khí bắt buộc phải cam kết giảm thải khí carbon, giới hạn sản xuất than đá, chuyển hướng sang “năng lượng sạch, năng lượng tái tạo”.

Theo báo cáo của Cơ quan tư vấn đầu tư Sinolink Securities, “dự trữ của 6 tập đoàn cung cấp than đá hàng đầu Trung Quốc chỉ đủ để bảo đảm nhu cầu tiêu thụ trong vỏn vẹn 15 ngày cho toàn quốc”.

Tân Duẩn, chuyên gia kinh tế trường King’s College tại London, giải thích: “Hiện tượng thiếu hụt than đá này là hệ quả từ chính sách được áp dụng khoảng 5 năm trở lại đây để giảm bớt mức độ lệ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch và gây nhiều ô nhiễm này. Bắc Kinh đã lên kế hoạch từng bước đóng cửa một số mỏ than ở khu vực Tây Bắc”.

Than đá là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường và nhất là tai nạn hầm mỏ thường gây bất bình trong công luận. Đồng thời, những mỏ nào còn được hoạt động đã phải tuân thủ một số các chuẩn mực về an toàn lao động, về môi trường “khắc nghiệt hơn”.

Mùa Hè vừa qua, chính quyền trung ương khiển trách nhiều địa phương chậm trễ áp dụng các quy định mới của ngành công nghiệp khai thác than đá.

Trung Quốc 'căng như dây đàn' vì thiếu điện
Bài toán năng lượng của Trung Quốc “căng” đến nỗi một số thành phố cắt luôn điện đèn đường, đèn giao thông để “tiết kiệm được chút nào hay chút nấy”. (Nguồn: Weibo)

Hãng tin Bloomberg tiết lộ luật mới của Trung Quốc dự trù “bản án tù” nếu như các chuẩn mực về an toàn không được tôn trọng để xảy ra những tai nạn đối với môi trường. Giới phân tích cho rằng rất có thể hiện tượng khan hiếm than đá hiện nay là một hình thức phản kháng từ phía các tập đoàn khai thác mỏ để cưỡng lại các chỉ thị của trung ương.

Chính vì vậy, sau một cuộc họp khẩn cấp trong nội bộ chính phủ, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính, đặc trách về công nghiệp và năng lượng, hôm 30/9 đã yêu cầu các đập thủy điện, các công ty trong ngành than đá đến điện lực, dầu mỏ … “bảo đảm nguồn cung cấp cho mùa Đông năm nay bằng mọi giá”.

Cùng lúc, Bắc Kinh đã cho một số mỏ từng bị đóng cửa hoạt động trở lại. Trong lúc đang thiếu hụt than để phục vụ cỗ máy sản xuất và bảo đảm nhu cầu cho gần 1,5 tỷ dân, Trung Quốc lại buộc phải tạm đóng cửa nhiều mỏ than sau đợt lũ lụt cuối tuần qua.

Chính quyền Quảng Tây hôm 11/10 thông báo 120.000 dân cư phải sơ tán, 60 mỏ than phải tạm ngừng hoạt động.

Nói cách khác, về mặt năng lượng, thách thức lớn nhất đối với Bắc Kinh là bắt buộc phải giảm thiểu ô nhiễm không khí, nhưng vẫn chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn về mức lệ thuộc vào than đá và đây vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính của "gã khổng lồ" châu Á này.

Năng lượng Mặt Trời, hạt nhân hay khí đốt và kể cả dầu mỏ cũng mới chỉ đủ để bảo đảm 30-40% còn lại nhu cầu trên toàn quốc.

Cái giá đắt phải trả

Điều chắc chắn là việc các nhà máy phải đóng cửa dài ngày bắt đầu đè nặng lên tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc.

Mary Françoise Renard, làm việc tại Đại học Clermont Ferrand, giải thích: “Còn quá sớm để thẩm định về mức độ thiệt hại. Tuy nhiên, một số nhà máy đã phải đóng cửa, ngừng sản xuất trong một vài ngày. Tôi muốn nói đến trường hợp của một công ty Đài Loan (Trung Quốc) có chi nhánh tại Đại lục, gia công cho Tập đoàn điện thoại Apple của Mỹ. Chúng ta thấy ngay là cả chuỗi sản xuất của thế giới bị ảnh hưởng. Chắc chắn là tăng trưởng của Trung Quốc bị suy giảm đồng thời với trọng lượng quá lớn trong dây chuyển sản xuất, trong chuỗi trị giá gia tăng của toàn cầu, tăng trưởng của thế giới sẽ bị chậm lại”.

Ngân hàng Mỹ Morgan Stanley trong báo cáo đầu tuần trước cho rằng, khả năng sản xuất của ngành công nghiệp xi-măng giảm 29%, của ngành công nghệ nhôm là 7%. Riêng ngân hàng Nhật Bản, Nomura, giảm dự phóng tăng trưởng của Trung Quốc hơn 1 điểm trong quý III và quý IV/2021.

Đối với Bắc Kinh, câu hỏi đặt ra là phải tính sao nếu như hiện tượng nhà máy đóng cửa kéo dài, công nhân không được trả lương? Công luận Trung Quốc liệu có kiên nhẫn trước những đợt mất điện triền miên, các trung tâm thương mại sầm uất mất khách vì phải đóng cửa sớm?

Trung Quốc 'căng như dây đàn' vì thiếu điện
Ngành năng lượng Trung Quốc lệ thuộc chủ yếu vào nguồn cung than đá. (Nguồn: Bitco News)

Đài truyền hình Mỹ CNN nói đến hiện tượng khan hiếm năng lượng nghiêm trọng nhất tại Trung Quốc từ một chục năm qua.

Năm 2011, một trận hạn hán dài ngày làm tê liệt các nhà máy thủy điện Trung Quốc, khiến 10 tỉnh trên toàn quốc bị thiếu hụt năng lượng trong đó có tỉnh Quảng Đông, nơi sản xuất đến 10% hàng “Made in China”. Lần này, tác động còn “nghiêm trọng hơn” vào lúc cỗ máy kinh tế Trung Quốc đang hoạt động tốt sau đại dịch Covid-19, nhưng cũng đã bắt đầu có dấu hiệu hụt hơi.

Tổng Cục Thống kê Trung Quốc ghi nhận “đà phục hồi của thế giới còn bấp bênh, tiêu thụ nội địa vẫn trong thế bất cân đối và (Trung Quốc) phải nỗ lực nhiều hơn nữa để phục hồi và bảo đảm phát triển vững vàng”.

Sau cùng, cơn khát năng lượng của “công xưởng thế giới” cho thấy, các doanh nghiệp Âu, Mỹ lao đao nếu như cỗ máy sản xuất của Trung Quốc bị “trật đường ray”.

Trong kịch bản ngược lại, nếu hoạt động quá tốt, Trung Quốc lại hút hết năng lượng của thế giới, tạo ra lạm phát đe dọa tăng trưởng toàn cầu.

Không riêng Trung Quốc, khủng hoảng thiếu điện đang rình rập Ấn Độ

Không riêng Trung Quốc, khủng hoảng thiếu điện đang rình rập Ấn Độ

Trung Quốc không phải là nền kinh tế lớn duy nhất của châu Á đối mặt với khủng hoảng năng lượng. Ấn Độ có thể ...

Lao đao vì thiếu điện, Trung Quốc đề nghị Nga 'ra tay'

Lao đao vì thiếu điện, Trung Quốc đề nghị Nga 'ra tay'

Ngày 29/9, Tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Inter RAO thông báo đã nhận được lời đề nghị của Trung Quốc về tăng nguồn ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn làm sâu sắc và nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ hợp tác với Cuba trên tất cả ...
Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi mở rộng của đồng bào Khmer khai mạc tại sông Trà Quýt, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng thu hút 1.000 vận ...
Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp ...
Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Ngày 1/11/ 2024, Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent chính thức khai trương trụ sở mới tại 86/42 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM. ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu ...
Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Thời điểm đại dịch Covid -19 bùng phát từ năm 2020 cũng là doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường các sản ...
Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi mở rộng của đồng bào Khmer khai mạc tại sông Trà Quýt, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng thu hút 1.000 vận động viên.
Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt.
Giá xăng dầu hôm nay 2/11: Tăng nhẹ trước thông tin Iran có khả năng tấn công trả đũa Israel

Giá xăng dầu hôm nay 2/11: Tăng nhẹ trước thông tin Iran có khả năng tấn công trả đũa Israel

Giá xăng dầu hôm nay 2/11, giá dầu tăng nhẹ do có thông tin Iran đang chuẩn bị tấn công trả đũa Israel từ phía Iraq trong những ngày tới.
Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay điều chỉnh tăng, giảm trái chiều tại thị trường miền Bắc và miền Nam, giao dịch trong khoảng 58.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 2/11/2024: Kim ngạch xuất khẩu tiêu Việt tăng ấn tượng, thị trường giảm trước áp lực bán ra

Giá tiêu hôm nay 2/11/2024: Kim ngạch xuất khẩu tiêu Việt tăng ấn tượng, thị trường giảm trước áp lực bán ra

Giá tiêu hôm nay 2/11/2024 tại thị trường trong nước lao dốc ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 141.000 - 142.500 đồng/kg.
Blockchain và AI giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và duy trì lợi thế cạnh tranh

Blockchain và AI giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và duy trì lợi thế cạnh tranh

Blockchain và AI không chỉ là xu hướng, mà đã trở thành những công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Giá chung cư tăng mạnh, cục bộ lên tới 40% theo quý, thủ tục chuyển đất trồng hoa màu sang đất thổ cư… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Đất nền Vành đai 4 hút nhà đầu tư, nguyên tắc đóng góp khi xây lại nhà chung cư… là những tin bất động sản mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM

Dư thừa căn hộ cao cấp, thiếu nhà ở vừa túi tiền đa số người dân, thủ tục mua bán căn hộ chung cư năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM

Giá chung cư Hà Nội chỉ tăng không giảm, hoàn tất thoái vốn khỏi pháp nhân chủ đầu tư 'siêu' dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc

Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc

Đề xuất biện pháp hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại để kiếm lời, kịch bản thị trường quý IV/2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại

Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại

Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES đã khẳng định vị thế là đơn vị dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà ở, thiết lập các tiêu chuẩn ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/11: BOJ thể hiện quan điểm 'diều hâu', USD chịu áp lực so với Yen

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/11: BOJ thể hiện quan điểm 'diều hâu', USD chịu áp lực so với Yen

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/11 ghi nhận USD giảm so với Yen Nhật.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10: Thông tin từ Anh gây hỗn loạn thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10: Thông tin từ Anh gây hỗn loạn thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10 ghi nhận USD đã giảm giá so với các loại tiền tệ chính khác.
Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 do Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) tổ chức tại Trung Quốc

Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 do Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) tổ chức tại Trung Quốc

Từ ngày 21-24/10/2024 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đoàn công tác của Agribank do Phó Tổng giám đốc Đoàn Ngọc Lưu làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Sibos (SWIFT International Banking Operations Seminar) ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/10: USD đã tăng 3,6%, trong nước không có biến động mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/10: USD đã tăng 3,6%, trong nước không có biến động mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/10 ghi nhận đồng USD đạt mức cao nhất trong 3 tháng so với đồng Yen.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/10: Yen Nhật biến động mạnh nhất, USD vững vàng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/10: Yen Nhật biến động mạnh nhất, USD vững vàng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/10 ghi nhận đồng USD đã ổn định, đồng Yen Nhật chạm mức thấp nhất trong 3 tháng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/10: USD vững xu hướng tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/10: USD vững xu hướng tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/10 ghi nhận thị trường kỳ vọng đà tăng của đồng USD sẽ tiếp tục trong vài tuần tới.
Phiên bản di động