Siêu bão In-fa dự kiến đổ bộ Trung Quốc vào cuối tuần này. (Nguồn: NASA). |
Trong khi tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, bắt đầu khắc phục hậu quả sau trận mưa lũ lịch sử, các khu vực miền Đông nước này lại chuẩn bị hứng bão In-fa với lượng mưa lên tới 300mm ở một số khu vực như Chiết Giang, Thượng Hải, phía Nam tỉnh Giang Tô và Đông Nam tỉnh An Huy từ ngày 24-26/7.
Theo cơ quan khí tượng tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, bão In-fa có thể phát triển thành siêu bão sau khi đi vào khu vực phía Đông Nam biển Hoa Đông ngày 23/7 với sức gió ít nhất 185 km/h.
Bão có thể suy yếu khi đổ bộ vào vùng biển phía Đông Trung Quốc, những vẫn sẽ gây ra mưa lớn, gió giật mạnh trên 100 km/h ở khu vực đồng bằng sông Dương Tử và các tỉnh Đông Nam như Phúc Kiến, Giang Tây.
Theo Bloomberg, đảo Zhousan, nơi có hàng chục bể dự trữ dầu chiến lược và nhà máy lọc dầu lớn nhất của Trung Quốc, nằm trên đường đi của bão. Cơ quan khí tượng Chiết Giang đã nâng cảnh báo lên mức cam, mức cao thứ hai, yêu cầu giới chức địa phương sẵn sàng ứng phó khẩn cấp.
Mùa mưa bão ở Trung Quốc thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9 hằng năm. In-fa là cơn bão đầu tiên đổ bộ nước này trong mùa bão năm nay.
Giáo sư Fang Juan, chuyên gia nghiên cứu về khoa học khí quyển tại Đại học Nam Kinh, cho biết khi bình luận về sức mạnh của bão In-fa: "Rất khó để dự báo liệu mưa lớn ở vùng duyên hải phía Đông có nghiêm trọng như ở Trịnh Châu hay không bởi vì có rất nhiều yếu tố chưa chắc chắn".
Liu Junyan, Trưởng dự án năng lượng và khí hậu của tổ chức GreenPeace Đông Á tại Bắc Kinh, cho rằng khi bão đổ bộ, các yếu tố như núi, cây cối, nhà cao tầng có thể tác động làm giảm cường độ của bão.
Năm 2014, siêu bão Rammasun khiến ít nhất 225 người ở châu Á thiệt mạng, trong đó có 17 người ở Trung Quốc.
| Bất động sản mới nhất: Giá biệt thự tại Hà Nội gây sốc; mặt bằng bán lẻ TP. Hồ Chí Minh ế ẩm, điều cần biết về tiền đền bù thu hồi đất Giá biệt thự tại 2 quận, huyện Hà Nội gây sốc; mặt bằng bán lẻ TP. Hồ Chí Minh ế ẩm bởi cú sốc Covid-19, ... |
| Covid-19: ‘Vòi bạch tuộc’ Delta lan tới hơn 70% lãnh thổ châu Âu; ca tử vong được công bố ở Indonesia chỉ là ‘phần nổi của tảng băng trôi’? Ngày 23/7, Cơ quan khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch ... |