Việc trở thành thành viên của một hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương do Mỹ khởi xướng hấp dẫn cả những người theo chủ nghĩa dân tộc bảo thủ và chủ nghĩa tự do ở Trung Quốc.
Những người dân tộc chủ nghĩa kỳ vọng Bắc Kinh có thể tạo ra ảnh hưởng trong một thỏa thuận thương mại mà Washington đã không còn giữ vai trò chi phối, còn những người tự do chủ nghĩa coi đây là một cách để thúc đẩy những cải cách kinh tế khó khăn ở trong nước.
Vì muốn tham gia CPTPP nên Trung Quốc phải quyết tâm đáp ứng các yêu cầu của hiệp định. |
Cam kết của Bắc Kinh
Các quan chức và nhà phân tích Trung Quốc cho rằng, việc Bắc Kinh chính thức xin gia nhập CPTPP, hiệp định kế thừa Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Mỹ thành lập nhưng sau đó từ bỏ, thể hiện cam kết của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đối với những cải cách kinh tế và tài chính khó khăn tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Bắc Kinh đã chính thức nộp đơn gia nhập CPTPP ngày 16/9, chưa đầy 24 giờ sau khi Mỹ, Australia và Anh công bố quan hệ đối tác quân sự mới (AUKUS) nhằm chống lại sự nổi lên về quân sự của Trung Quốc.
Tin liên quan |
'Cánh cửa' cho Bắc Kinh vào CPTPP rộng đến mức nào? |
Các quan chức và nhà phân tích Trung Quốc khẳng định "không có mối liên hệ nào" giữa hai diễn biến này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết: “Chúng tôi tin rằng, việc Trung Quốc tham gia CPTPP sẽ giúp thúc đẩy hội nhập kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương và tạo điều kiện cho quá trình phục hồi kinh tế, phát triển thương mại và đầu tư hậu Covid-19…".
Zhu Feng, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Nam Kinh, gọi động thái này là một “tín hiệu rất quan trọng” và cho thấy Trung Quốc sẽ “mở rộng chính sách cải cách và mở cửa”.
Chuyên gia này cũng nhận định, CPTPP là một hiệp định thương mại có những điểm khởi đầu tương đối cao. Vì Trung Quốc muốn tham gia nên phải quyết tâm đáp ứng các yêu cầu của hiệp định. Mỹ đã phàn nàn về Trung Quốc khi nói đến thương mại, và giờ đây, Trung Quốc đang thể hiện thiện chí tăng cường định hướng chính sách và mong muốn hội nhập với cộng đồng quốc tế.
Chủ tịch Tập Cận Bình đang thực hiện một chiến dịch nhằm giảm bớt quyền lực của các tập đoàn tư nhân đang chi phối nền kinh tế Internet của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng muốn các doanh nghiệp nhà nước tự cạnh tranh với các công ty đa quốc gia của phương Tây, một mục tiêu sẽ được thúc đẩy bởi các quy định tương đối nghiêm ngặt về trợ cấp công nghiệp và doanh nghiệp nhà nước của CPTPP.
Stephen Jacobi, cựu quan chức đàm phán thương mại của New Zealand, đặt câu hỏi: “Đây có phải là một tín hiệu nghiêm túc cho thấy Trung Quốc một lần nữa muốn tiến hành cải cách nền kinh tế của mình hay chỉ là hành động nhằm gây ấn tượng?"
Ông nói thêm, đó có thể là một nỗ lực của Bắc Kinh nhằm cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, bởi cách hành xử của các doanh nghiệp nhà nước sẽ bị hạn chế rất nhiều bởi các quy định của CPTPP.
Tuy nhiên, một số bộ trưởng Nhật Bản đã nhanh chóng chỉ ra các lĩnh vực khác có thể gây trở ngại cho việc Trung Quốc gia nhập, chẳng hạn như các quy định nghiêm ngặt của CPTPP về sở hữu trí tuệ, chia sẻ dữ liệu và lao động.
| Báo Nga phân tích lợi ích của Trung Quốc nếu gia nhập CPTPP và khả năng 'cơm lành canh ngọt' với Mỹ Nếu Trung Quốc gia nhập CPTPP, điều này sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực kinh tế toàn cầu theo hướng có lợi cho ... |
Phản ứng của Canada và Australia
Các quan chức ở Canberra và Ottawa cũng tỏ thái độ dè dặt trước đơn xin gia nhập của Trung Quốc vì họ cho rằng, Bắc Kinh đã vi phạm các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bằng cách sử dụng biện pháp trả đũa thương mại trong quá trình tranh chấp ngoại giao.
Ba thành viên lớn nhất của CPTPP đang theo đuổi các khiếu nại chống lại Trung Quốc tại WTO: Nhật Bản về thép, Canada về dầu cải và Australia về rượu vang.
Dan Tehan, Bộ trưởng Thương mại Australia, cho biết, "hồ sơ tuân thủ" của Trung Quốc đối với các hiệp định thương mại khác sẽ ảnh hưởng đến việc xin gia nhập CPTPP của nước này.
Ông nói thêm: “Các bên tham gia CPTPP muốn tự tin rằng, một ứng viên gia nhập sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết của mình một cách thiện chí”.
Tranh chấp thương mại của Trung Quốc với các nước có thể là những khó khăn đầu tiên mà Bắc Kinh phải đối mặt, vì trước tiên các thành viên CPTPP phải đồng ý bắt đầu đàm phán với các bên nộp đơn xin gia nhập.
Phải mất 4 tháng để các quốc gia thành viên đồng ý khởi động các cuộc đàm phán gia nhập với Vương quốc Anh, quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập CPTPP hồi tháng Hai.
Nhật Bản hiện là chủ tịch bộ phận ra quyết định của CPTPP, trong khi New Zealand chịu trách nhiệm tiếp nhận đơn xin gia nhập. Khi đơn xin gia nhập được chấp thuận, một nhóm sẽ được thành lập để đánh giá. Ứng viên xin gia nhập phải tuân thủ các quy định của CPTPP và bắt đầu đàm phán trên cơ sở song phương với các thành viên trong khối. |
| Đường đến CPTPP của Trung Quốc còn xa? "Rất khó, nếu không muốn nói là không thể", "Trung Quốc không phải là lựa chọn duy nhất để CPTPP mở rộng vị thế"... là ... |
| Trung Quốc: Đề nghị tham gia CPTPP không liên quan đến AUKUS Ngày 17/9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, việc nước này xin gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên ... |