TIN LIÊN QUAN | |
Thương chiến Mỹ - Trung: Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã 'ngấm đòn'? | |
Thị trường Trung Quốc: “Miếng bánh” ngon nhưng khó nhằn |
Nền kinh tế Trung Quốc bị cho là chịu thiệt hại hơn trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. (Nguồn: CNN) |
So với Mỹ, Trung Quốc dường như bị động hơn trong cuộc chiến tranh thương mại song phương. Theo đánh giá của Capital Economist, Trung Quốc bị cho là thiệt hại hơn Mỹ một chút trong cuộc đối đầu thương mại này, lý do là thương mại quốc tế quan trọng với Trung Quốc hơn so với Mỹ. Xuất khẩu hàng hóa từ Mỹ sang Trung Quốc chỉ chiếm chưa đầy 1% GDP và 8% tổng xuất khẩu của Mỹ. Trong khi đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ chiếm gần 4% GDP và 20% xuất khẩu của quốc gia này. Giá trị gia tăng từ xuất khẩu sang Mỹ chiếm 3% GDP của Trung Quốc.
Ngoài ra, trong khi kinh tế Mỹ đang trong giai đoạn tăng trưởng tương đối tốt, kinh tế Trung Quốc lại có dấu hiệu suy yếu, bước vào thời kỳ tăng trưởng thấp sau một giai đoạn tăng trưởng cao liên tục. Vì vậy, các điều chỉnh chính sách kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn này tập trung vào hai mục tiêu chính là đối phó với chính sách của Mỹ và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
Đánh giá chung về mức độ điều chỉnh chính sách, có thể thấy Trung Quốc hướng đến các mục tiêu tổng quát của nền kinh tế, qua đó có thể khẳng định chính phủ nước này dường như đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu kinh tế kéo dài với Mỹ.
Giảm thuế giảm phí cho doanh nghiệp
Từ đầu năm 2019, Bắc Kinh thực hiện đồng loạt chính sách giảm thuế giảm phí cho hệ thống doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong nửa đầu năm 2019, tổng mức thuế phí được giảm lên tới 1,17 nghìn tỷ NDT, đã giảm bớt đáng kể áp lực về chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Hiệu quả của chính sách giảm thuế phí là khá rõ rệt. Thống kê cho thấy, trong tháng 7, lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân đã tăng trưởng 11,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn 9,7% so với tháng Sáu. Cả hai chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp vừa và nhỏ đều tăng trở lại. Đặc biệt, lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tăng lên, nhờ vậy áp lực suy thoái kinh tế đã được giảm bớt.
Kích cầu nền kinh tế
Ngày 27/8 vừa qua, Quốc Vụ viện Trung Quốc đã ban hành “Ý kiến về đẩy mạnh phát triển lưu thông thúc đẩy tiêu dùng thương mại”, trong đó đưa ra nhiều biện pháp chính sách nhằm thúc đẩy cầu nội địa và kích thích tiêu dùng. Mục tiêu của các biện pháp này là mở rộng tiêu dùng trong nước, tăng cường niềm tin của người dân, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Một số biện pháp nổi bật đã được sử dụng như: Nới lỏng hoặc hủy bỏ hạn chế mua sắm ô tô và hỗ trợ mạnh mẽ cho việc mua các loại xe sử dụng năng lượng mới; Khuyến khích các khu vực thương mại chính và các phố thương mại kéo dài thời gian kinh doanh; Lập thêm các khu chợ đêm, cửa hàng tiện ích 24h và khu phố ẩm thực ban đêm đặc sắc. Thống kê cho thấy nhiều tỉnh và thành phố đã đưa ra các biện pháp để phát triển nền kinh tế ban đêm;
Phát triển các kênh tiêu thụ hàng xuất khẩu ở trong nước và cho phép mở các gian hàng miễn thuế tại các khu vực giám sát hải quan đặc biệt, mở rộng phạm vi thí điểm thành phố bán lẻ điện tử qua biên giới, cũng như mở rộng vùng phủ sóng của thương mại điện tử tới các vùng nông thôn; Làm phong phú các mặt hàng cung cấp cho thị trường thành thị và nông thôn.
Ngoài ra, các tổ chức tài chính được khuyến khích cung cấp hỗ trợ tín dụng cho người dân để mua các sản phẩm năng lượng mới và xanh (thân thiện môi trường) như phương tiện giao thông năng lượng mới, đồ điện thông minh xanh, đồ dùng gia đình thông minh.
Điều chỉnh chính sách tiền tệ
Cùng với các biện pháp tài khóa, Trung Quốc cũng tiến hành điều chỉnh chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kể từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã ba lần tiến hành giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại, theo ước tính các biện pháp này sẽ giúp bơm hơn 300 tỷ USD ra nền kinh tế.
Tuy nhiên, các điều chỉnh chính sách tiền tệ của Trung Quốc được cho là vẫn khá thận trọng. Lý do là những điều chỉnh lớn có thể khiến gây mất ổn định hệ thống tài chính và nền kinh tế.
Hạ giá Nhân dân tệ
Hạ giá đồng NDT được coi là một trong những “vũ khí” quan trọng của Trung Quốc để giảm thiểu tác động tiêu cực do các biện pháp thuế quan của Mỹ gây ra đối với hàng hóa Trung Quốc. Đầu tháng Tám, tỷ giá đồng NDT đã được điều chỉnh lên trên mức 7 NDT đổi 1 USD. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2008, đồng NDT giảm giá nhiều như vậy so với đồng USD. Mức 7 NDT đổi 1 USD cũng được coi là mức giới hạn tâm lý của thị trường, nghĩa là sau vượt qua mức này đồng NDT được dự báo có thể được điều chỉnh giảm giá nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên, có thể khẳng định Trung Quốc sẽ rất thận trọng với việc giảm giá đồng NDT quá lớn vì việc này có thể mang đến nhiều rủi ro đối với nền kinh tế nước này, như khiến các khoản nợ nước ngoài tăng lên đáng kể tính theo đồng nội tệ.
Tác động trái ngược với kinh tế Việt Nam Việt Nam đang chịu tác động trái ngược từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Trong khi doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng thay thế cho hàng Trung Quốc sang Mỹ được hưởng lợi thì doanh nghiệp sản xuất hàng cho thị trường nội địa phải chịu cạnh tranh mạnh hơn bởi hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Là nền kinh tế nhỏ bên cạnh nền kinh tế lớn, việc Trung Quốc tiến hành điều chỉnh chính sách mạnh mẽ nhằm đối phó với tác động của chiến tranh thương mại và tình trạng giảm sút tăng trưởng cũng tạo ra rủi ro không nhỏ đối với kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh rủi ro, thời điểm này cũng là một cơ hội cải cách rõ ràng cho kinh tế Việt Nam. Việc Trung Quốc áp dụng tiêu chuẩn thương mại mới gây khó khăn cho xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam sẽ chính là động lực để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện cải cách phương thức hoạt động. Một mặt, các doanh nghiệp buộc phải nâng cao chất lượng, quy trình sản xuất để đáp ứng với yêu cầu mới của thị trường Trung Quốc. Mặt khác, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc như trước đây, các doanh nghiệp sẽ có động lực mở rộng tìm kiếm và đa dạng hóa thị trường. |
Điều gì đang xảy ra với kinh tế Trung Quốc? TGVN. Hãng tin BBC dẫn một số bình luận của các chuyên gia kinh tế thế giới cho rằng, kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng ... |
Thương chiến với Mỹ kéo dài, kinh tế Trung Quốc lộ dấu hiệu 'kém sáng' TGVN. Ngày 16/9, Trung Quốc đã công bố dữ liệu yếu kém về sản lượng công nghiệp, đầu tư và doanh số bán lẻ, bộc ... |
Nhân dân tệ hạ giá - Thận trọng, linh hoạt hơn với tỷ giá TGVN. Việc đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc yếu đi sẽ mang lại một số lợi thế cạnh tranh về giá nhưng cũng chứa ... |