Trung Quốc - Đối thủ của Mỹ trong khoa học

Sau nhiều thập kỷ thống trị, nền khoa học Mỹ đang dần bị Trung Quốc đuổi sát nút với những chính sách thu hút nhân tài hợp lý và các khoản đầu tư khổng lồ...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trung quoc doi thu cua my trong khoa hoc Ứng dụng công nghệ in 3D tạo ra giác mạc cấy ghép trên người
trung quoc doi thu cua my trong khoa hoc Hai học sinh chế tạo thành công robot thí nghiệm hóa học

Cũng giống như nhiều nhà khoa học trẻ đầy tham vọng, José Pastor-Pareja đến Mỹ để tìm đường phát triển sự nghiệp. Anh thực hiện ước mơ nghiên cứu di truyền học tại Đại học Yale, với những phòng thí nghiệm tiên tiến, làm việc cùng các chuyên gia trong lĩnh vực của mình và có những bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín.

Nhưng sự quyến rũ của nước Mỹ bắt đầu giảm dần. Nhà di truyền học người Tây Ban Nha này đã gặp nhiều khó khăn trong việc gia hạn thị thực, thậm chí còn bị giữ lại thẩm vấn hai giờ đồng hồ tại sân bay New York sau khi trở về từ một chuyến đi nước ngoài. Năm 2012, Pastor-Pareja đưa ra một quyết định đầy bất ngờ: rời bỏ nước Mỹ, chuyển sang làm việc tại Trung Quốc.

trung quoc doi thu cua my trong khoa hoc
José Pastor-Pareja tại phòng thí nghiệm ở Bắc Kinh. (Nguồn: WP)

Pastor-Pareja cho biết: “Đây là cơ hội mà không nhiều người dám nắm bắt. Nhưng những đặc quyền mà nó đem lại thì thật khó cưỡng - lương cao, tiền thưởng khi ký hợp đồng, tài trợ nghiên cứu được đảm bảo, phòng thí nghiệm công nghệ cao và cơ hội được tự tay xây dựng từ đầu một trung tâm nghiên cứu di truyền.

Nền khoa học phát triển nhanh nhất

Sau nhiều thập kỷ bị Mỹ thống trị, nền khoa học Trung Quốc đang dần đuổi kịp và thu hút các nhà khoa học như Pastor-Pareja. Nhiều sinh viên Trung Quốc ngày nay cũng không muốn ở lại nước ngoài sau khi tốt nghiệp vì quê nhà là một vùng đất với nhiều cơ hội mới.

Đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, cuộc đua phát triển khoa học cực kỳ quan trọng. Một phần vì nó thể hiện rõ vị thế trên toàn cầu ngày càng lớn mạnh của đất nước này. Trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư rất mạnh tay cho phát triển khoa học và kết quả là Trung Quốc đã tiến lên được vị trí thứ hai sau Mỹ. Hàng năm, Mỹ chi khoảng 500 tỷ USD cho các nghiên cứu khoa học, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Xếp thứ ba là Liên minh Châu Âu và Nhật Bản đứng thứ tư, nhưng kém hơn rất nhiều.

trung quoc doi thu cua my trong khoa hoc
Hai chú khỉ Zhong Zhong và Hua Hua được các nhà khoa học Trung Quốc nhân bản vô tính thành công. (Nguồn: Reuters)

Trong khi đó, tại Mỹ, dưới thời Tổng thống Donald Trump, nhiều nhà nghiên cứu cho biết công việc của họ bị giảm giá trị, bị đe dọa cắt giảm ngân sách và bị cản trở bởi các chính sách nhập cư khắt khe, nguyên nhân được cho là có thể ngăn chặn dòng chất xám nước ngoài từ lâu đã thúc đẩy sự đổi mới của Mỹ.

Pastor-Pareja cho biết, hiện có 30 phòng thí nghiệm tế bào ở Bắc Kinh, nhiều hơn cả ở Boston hay San Francisco, và các nhà khoa học ở đây cũng bắt đầu họp hai tháng một lần để chia sẻ những tiến triển trong nghiên cứu.

Không riêng nghiên cứu sinh học, Trung Quốc ngày nay cũng đạt được rất nhiều thành tựu khoa học khác. Năm 2017, vệ tinh lượng tử của Trung Quốc lần đầu tiên truyền thành công hạt photon rối xuống Trái Đất bằng laser, đặt nền móng cho mạng lưới liên lạc lượng tử. Cùng năm, các nhà khoa học Trung Quốc đã thông báo nhân bản thành công hai chú khỉ  và đây là lần đầu tiên một loài linh trưởng được nhân bản giống như kỹ thuật đã tạo ra chú cừu Dolly 20 năm trước.

Gần đây, Trung Quốc cũng đã công bố kế hoạch tham vọng trở thành quốc gia đứng đầu về trí thông minh nhân tạo (AI), nhằm biến lĩnh vực này thành một ngành công nghiệp trị giá 150 tỷ USD vào năm 2030. Hiện nay, Trung Quốc đang sở hữu một AI tiên tiến về nhận diện khuôn mặt. Ví dụ, tại một nhà hàng KFC ở Hàng Châu, khách hàng có thể trả tiền bằng cách sử dụng máy quét khuôn mặt.

Tham vọng đứng đầu

Tất cả mọi thành tựu này đều nhờ các chính sách hợp lý và kịp thời của Trung Quốc. Đầu những năm 2000, nước này đã công bố chính sách đầy tham vọng kéo dài 15 năm, chi 2,5% tổng GDP hàng năm cho nghiên cứu và phát triển khoa học tới năm 2020. Họ ban hành các quy định yêu cầu các công ty phương Tây chia sẻ công nghệ với các đối tác Trung Quốc.

Trung Quốc còn đề ra các chương trình tuyển dụng công dân học tại các trường đại học ưu tú ở Mỹ và những nơi khác bằng phương pháp, về cơ bản, là bỏ tiền đầu tư con người. Chương trình này cũng nhắm tới các nhà khoa học nước ngoài giành giải thưởng khoa học uy tín hoặc có những đóng góp khoa học được quốc tế công nhận. Kết quả là Trung Quốc đã thu hút hơn 7.000 nhà khoa học và doanh nhân nước ngoài. Họ được tặng một khoản tiền thưởng trị giá 160.000 USD và chính phủ thường bảo đảm tài trợ nghiên cứu trong nhiều năm sau đó. Các nhà khoa học nước ngoài còn được hưởng thêm các đặc quyền như được trợ cấp ăn ở, các khoản tiền thưởng nhằm đảm bảo nuôi được gia đình và được thanh toán tiền vé máy bay về thăm nhà.

Với sự phát triển vượt bậc này, nhiều chuyên gia cho rằng, chính phủ Mỹ không nên coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh”, mà nên tăng cường hợp tác. Dẫu sao thì, những phát hiện khoa học sinh ra cũng để phục vụ cho toàn thế giới, chứ không dành riêng cho bất kỳ cá nhân nào, nó đang ngày càng trở nên toàn cầu hóa và đòi hỏi nhiều hơn nữa sự hợp tác, trợ giúp lẫn nhau từ cộng đồng khoa học quốc tế.

trung quoc doi thu cua my trong khoa hoc Sớm xây dựng hệ thống chính sách tiền lương khoa học, minh bạch

Hội nghị Trung ương 7 nhất trí ban hành Nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương nhằm sớm xây dựng hệ thống chính ...

trung quoc doi thu cua my trong khoa hoc Phát triển loại thuốc chẩn đoán sớm ung thư vú

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Michigan (Mỹ) đang phát triển một loại thuốc có khả năng giúp chẩn đoán sớm ung thư ...

trung quoc doi thu cua my trong khoa hoc Các nhà khoa học Nhật Bản phát minh ra rượu làm từ... gỗ

Trong những năm tới, những người yêu thích uống rượu sẽ sớm được thưởng thức loại đồ uống có cồn làm từ gỗ. Đây là ...

Quang Đào (theo Washington Post)

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC vẫn tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC vẫn tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024, Giá vàng SJC tăng, cán mốc mới cao nhất mọi thời đại. Giá quý kim tăng cao trong bối cảnh tâm lý rủi ro được ...
Điểm tin thế giới sáng 7/5: Chủ tịch nước Lào thăm Nga, tập trận trên Biển Đỏ, kết quả sơ bộ bầu cử Tổng thống Panama

Điểm tin thế giới sáng 7/5: Chủ tịch nước Lào thăm Nga, tập trận trên Biển Đỏ, kết quả sơ bộ bầu cử Tổng thống Panama

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/5.
Giá tiêu hôm nay 7/5/2024, giá cao cũng chỉ bằng nửa mốc kỷ lục, bài toán cung cầu gặp khó, đà tăng của thị trường trong nước còn mạnh

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024, giá cao cũng chỉ bằng nửa mốc kỷ lục, bài toán cung cầu gặp khó, đà tăng của thị trường trong nước còn mạnh

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 – 104.000 đồng/kg.
XSBT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay 7/5/2024. KQXSBT thứ 3

XSBT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay 7/5/2024. KQXSBT thứ 3

XSBT 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay - XSBT 7/5/2024. KQXSBT. ket qua xo so Ben Tre. kết quả xổ số Bến Tre ngày ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết lượt về Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup vòng 4

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết lượt về Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup vòng 4

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup - FC Dallas vs Memphis ...
Vietlott 7/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 7/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 7/5/2024 từ trường quay tầng 19, số 23 Lạc Trung, Hà Nội. Vietlott Power 655 hôm nay.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động