Trung Quốc gia tăng hành vi sai trái 'chưa từng có' ở Biển Đông

TGVN. Trung Quốc đang lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để đẩy mạnh một loạt hành vi sai trái ở mức độ “chưa từng có tiền lệ” trên Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trung quoc gia tang hanh vi sai trai chua tung co o bien dong Triển khai tàu ngầm, máy bay ném bom ở Biển Đông, Mỹ nhắn nhủ thông điệp gì?
trung quoc gia tang hanh vi sai trai chua tung co o bien dong Quốc vương Malaysia: Phải cảnh giác với tình hình hiện tại ở Biển Đông
trung quoc gia tang hanh vi sai trai chua tung co o bien dong
Trung Quốc liên tục triển khai tàu thực hiện hành vi khiêu khích nguy hiểm trên Biển Đông (Nguồn: VOV)

Đây là nhận định được bà Sumathy Permal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàng hải eo biển Malacca, Malaysia đưa ra tại Hội thảo trực tuyến về vấn đề Biển Đông có chủ đề “Đi qua những vùng biển tranh chấp” diễn ra ngày 15/5 vừa qua.

Những hành vi gây hấn nguy hiểm

Theo nữ chuyên gia người Malaysia, từ đầu năm 2020, Biển Đông đã trở thành “điểm nóng” chứng kiến những hành vi khiêu khích và gây hấn của Trung Quốc nhằm vào các quốc gia trong khu vực. Trung Quốc đã triển khai số lượng lớn tàu tới các Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước và có những hành vi khiêu khích và quấy rối nguy hiểm.

Bà Sumathy Permal cũng cho biết, Trung Quốc cũng đã lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại các nước trong khu vực để tiếp tục có những hành động leo thang căng thẳng khiến cộng đồng quốc tế hết sức quan ngại mà điển hình là vụ tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá QNg 90617 TS của Việt Nam với 8 ngư dân trên tàu ngày 2/4.

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có hành vi hết sức nguy hiểm và đáng lên án như trên. Gần một năm trước đó, hồi tháng 6/2019, tàu cá mang số hiệu F/B GIMVER1 của Philippines với 22 ngư dân trên tàu cũng đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông.

“Những hành vi gây hấn nói trên cùng với việc Trung Quốc từ nhiều năm qua liên tục cải tạo phi pháp các bãi đá ở Biển Đông và xây dựng các công trình trái phép trên đó, đồng thời ngang nhiên tuyên bố thành lập cái gọi là "khu Nam Sa” và "khu Tây Sa” trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam được cho là những bước đi đầy toan tính của Trung Quốc nhằm hiện thực hoá tham vọng độc chiếm Biển Đông của nước này thông qua chiến lược Biển xanh 2020, bà Sumathy Permal nhấn mạnh.

trung quoc gia tang hanh vi sai trai chua tung co o bien dong
Bà Sumathy Permal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàng hải eo biển Malacca, Malaysia tại Hội thảo. (Nguồn: VOV)

Chuyên gia này nêu rõ, một trong những chiến thuật chính mà Trung Quốc thường xuyên sử dụng trong suốt hơn 10 năm qua là triển khai các nhóm tàu hỗn hợp gồm các tàu cá, tàu hải cảnh và hải giám tới vùng biển của các quốc gia trong khu vực nhằm thực hiện hành vi khai thác trái phép, quấy rối thậm chí gây hấn và tấn công tàu các nước khác.

Đáng lo ngại hơn, hành vi này của Trung Quốc không những duy trì liên tục trong suốt nhiều năm qua mà còn tăng cường cả về tần suất, mức độ và số lượng tàu tham gia và đã đạt ngưỡng “chưa từng có tiền lệ” trong khoảng đầu năm 2020 và dự kiến sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi Trung Quốc đã “rảnh tay” hơn trong việc đối phó với Covid-19.

Duy trì biện pháp pháp lý và ngoại giao

Trước những diễn biến phức tạp và khó lường trên Biển Đông trong thời gian qua, bà Sumathy Permal cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia – vốn chịu nhiều tác động nhất từ các hành vi sai trái của Trung Quốc – cần tiếp tục duy trì các biện pháp pháp lý và ngoại giao cứng rắn hơn nữa nhằm đối phó với Trung Quốc.

Cụ thể, các nước trong khu vực đã nhất trí về một khuôn khổ pháp lý trong việc bảo vệ các tài nguyên, khoáng sản ở Biển Đông nhằm ngăn chặn những hành vi khai thác trái phép của Trung Quốc cũng như không để Trung Quốc tiếp tục có những động thái gây rối, cản trở hoạt động khai thái, đánh bắt cá và thăm dò dầu khí hợp pháp của các nước trong khu vực cùng các đối tác khác. Ngoài ra, một số quốc gia trong khu vực, dù không có tranh chấp trực tiếp ở Biển Đông như Indonesia cũng tham gia đề xuất các giải pháp và khuôn khổ pháp lý và ngoại giao để giải quyết căng thẳng ở Biển Đông.

Tin liên quan
trung quoc gia tang hanh vi sai trai chua tung co o bien dong Cựu Đô đốc Mỹ: Một cuộc Chiến tranh Lạnh đang nóng lên ở Biển Đông

Hiện đã có ít nhất 3 cơ chế và khuôn khổ pháp lý và ngoại giao khác nhau có sự tham gia của cả các nước có tranh chấp như Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Việt Nam và các nước không có tranh chấp ở Biển Đông như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc… nhằm giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay.

Tuy nhiên, bà Sumathy Permal cho rằng, các khuôn khổ pháp lý và ngoại giao nói trên dù khá đầy đủ và đồng bộ nhưng vẫn chưa đủ sức buộc Trung Quốc từ bỏ tham vọng sai trái của mình. Trên thực tế, dù nhiều lần tuyên bố tôn trọng các thoả thuận hợp tác, đối thoại và tránh có các hoạt động làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn liên tục khiến các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế hết sức quan ngại về những hành vi gây hấn khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.

Điều này cho thấy, các khuôn khổ pháp lý và ngoại giao này vẫn chưa đủ tính ràng buộc pháp lý cần thiết để buộc Trung Quốc chấm dứt những hành động sai trái của mình. Tương tự như vậy, Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) dù đã được Trung Quốc và ASEAN thông qua năm 2012 và được coi là một văn kiện quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông vẫn chưa thể phát huy hết tác dụng bởi cũng không mang tính ràng buộc.

Trong khi đó, việc đẩy nhanh tiến trình đàm phán thông qua Bộ Quy tắc Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (COC) – với tính ràng buộc pháp lý cao – được kỳ vọng sẽ ngăn ngừa căng thẳng tại những khu vực tranh chấp ở Biển Đông lại đang gặp rào cản lớn cũng do đại dịch Covid-19 khiến các cuộc đàm phán về COC không thể diễn ra trực tiếp theo lộ trình đã được các bên nhất trí thông qua.

“Tôi vẫn cho rằng, việc tiếp tục thúc đẩy tiến trình đàm phán COC trong thời gian tới [khi dịch Covid-19 qua đi-PV] là rất quan trọng. Tuy nhiên, kết quả đàm phán có thể sẽ rất khác biệt so với trước đây nếu xét đến những gì đang diễn ra trên thực địa để đảm bảo rằng sự thành công trong việc thông qua COC là một kết quả xứng đáng với những nỗ lực và quyết tâm chính trị của các nước tham gia đàm phán”, bà Sumathy Permal nêu rõ.

trung quoc gia tang hanh vi sai trai chua tung co o bien dong Triển khai tàu ngầm, máy bay ném bom ở Biển Đông, Mỹ nhắn nhủ thông điệp gì?

TGVN. Khi quảng bá về sự hiện diện của lực lượng tàu ngầm, điều đó có nghĩa là Hải quân Mỹ có chủ ý đưa ra ...

trung quoc gia tang hanh vi sai trai chua tung co o bien dong Vì sao Nhật Bản muốn xích lại gần hơn với Đông Nam Á?

TGVN. Đông Nam Á ngày càng đóng vai trò quan trọng trong những lợi ích chiến lược của Nhật Bản trong cả phát triển kinh ...

trung quoc gia tang hanh vi sai trai chua tung co o bien dong Việt Nam lên tiếng về máy bay do thám Trung Quốc xuất hiện ở Trường Sa

TGVN. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 14/5 lên tiếng trước việc các máy bay KJ-500 và KQ-200 của Trung Quốc xuất hiện ở ...

(theo Trần Khánh-Hồ Điệp/VOV)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Lâm Tâm Như thanh lịch cùng trang phục sắc trắng, tôn vẻ đẹp vượt thời gian

Lâm Tâm Như thanh lịch cùng trang phục sắc trắng, tôn vẻ đẹp vượt thời gian

Ngày 23/4, nữ diễn viên Lâm Tâm Như, 48 tuổi, khoe chân thon với sơ mi dài giấu quần khi dự sự kiện của một thương hiệu.
Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia.
Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Uzbekistan ở tứ kết.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại ...
Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Ngành công nghiệp xe điện đang dẫn đầu thế giới của Trung Quốc sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ chính phủ.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động