Trung Quốc hắt hơi, cả thế giới bắt đầu cảm lạnh

Khánh Linh
TGVN. Virus corona chủng mới (COVID-19) mang đến sự run sợ cho con người… nhưng chính nó giúp phơi bày những điểm yếu cần phải nhanh chóng thay đổi đối với nền kinh tế thế giới, trong đó là cả một hệ thống các "tế bào kinh tế" từ phạm vi châu lục, quốc gia, đến các tập đoàn, doanh nghiệp… cùng phụ thuộc ở một mức độ chưa từng thấy vào Trung Quốc.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trung quoc hat hoi ca the gioi bat dau cam lanh Cập nhật 7h00 ngày 11/2: Số người thiệt mạng do virus corona vượt 1.000, Chủ tịch Trung Quốc ra tuyên bố. Tổng thống Mỹ đoán ngày nCoV biến mất
trung quoc hat hoi ca the gioi bat dau cam lanh Trung Quốc: Hỗ trợ chống dịch virus corona, tỉnh Hồ Bắc triển khai 17 chính sách tài chính
trung quoc hat hoi ca the gioi bat dau cam lanh
COVID-19 đã xóa tan mọi hy vọng phục hồi của kinh tế Trung Quốc năm 2019 chỉ đạt tăng trưởng 6% - mức tăng trưởng yếu nhất của nước này kể từ năm 1990. (Nguồn: Reuters)

COVID-19 xóa tan mọi hy vọng

Thời gian qua, Trung Quốc đã thay thế Mỹ đóng vai trò động lực chính của tăng trưởng toàn cầu. Thói quen sử dụng nguyên vật liệu và linh kiện từ các công ty Trung Quốc, cùng với thị trường nội địa khổng lồ của nước này là hai lý do khiến hàng nghìn doanh nghiệp nước ngoài đặt cơ sở sản xuất tại đây.

Trung Quốc đồng thời là trung tâm của rất nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu, phần lớn nguyên liệu thô đi qua Trung Quốc trước khi thành sản phẩm hoàn chỉnh. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là ví dụ tiêu biểu cho thấy khả năng gây xáo trộn ở quy mô toàn cầu của kinh tế Trung Quốc.

Bên cạnh bị ảnh hưởng bởi việc các ngành công nghiệp của Trung Quốc đã ngừng hoạt động từ dịp Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, với nguồn lực hạn chế, đã sớm cảm nhận được "cái lạnh" bởi "cơn gió độc" từ dịch viêm phổi do COVID-19 bùng phát.

Thành phố Vũ Hán với dân số 11 triệu người, là trung tâm công nghiệp của toàn vùng và trung tâm giáo dục/khoa học công nghệ thứ ba của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Việc hoạt động của cả thành phố bị đóng băng nhiều tuần chắc chắn tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Chính phủ Trung Quốc đang quyết liệt gia cố nền kinh tế, hàng loạt chính sách đã được đưa ra, từ giảm thuế với hàng nhập khẩu Mỹ, đến giảm lãi suất cho vay kinh doanh, lẫn tiêu dùng.

COVID-19 đã xóa tan mọi hy vọng phục hồi của kinh tế Trung Quốc sau năm 2019 chỉ đạt tăng trưởng 6% - mức tăng trưởng thấp nhất của nước này kể từ năm 1990. Tờ The Guardian đưa dự báo của một số chuyên gia cho rằng, tăng trưởng quý I/2020 của Trung Quốc chỉ đạt 5% hoặc thậm chí thấp hơn. Khả năng hồi phục của nền kinh tế thứ hai thế giới ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát rất khó xảy ra. Nguyên nhân chính là tình trạng nợ xấu ở nhiều doanh nghiệp nhà nước già cỗi và nguồn tiền Chính phủ bơm vào thời gian qua sẽ chỉ có thể giúp những công ty đang trong tình trạng ngắc ngoải này không vỡ nợ.

“Gió lạnh” bắt đầu thổi

Ngành đầu tiên bị ảnh hưởng rõ ràng nhất là hàng không và du lịch. Áp lực của bệnh dịch buộc nhiều nước châu Á, mặc dù phụ thuộc rất sâu vào thị trường đại lục, vẫn buộc phải thực thi chính sách hạn chế đi lại. Tình trạng hủy chuyến, hủy đặt phòng lan rộng khắp châu Á. Các hãng hàng không đều cắt giảm kinh doanh - Cathay Pacific giảm 1/3 số chuyến bay và khuyến khích nhân viên nghỉ không lương. Con số khách du lịch từ Trung Quốc đã giảm 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu khủng hoảng kéo dài, sự sụt giảm của một thị trường có 173 triệu lượt khách và tiêu dùng 250 tỉ USD/năm chắc chắn sẽ tác động sâu sắc vào ngành du lịch của các nước trong khu vực.

Sau du lịch và hàng không, khủng hoảng sẽ "gọi tên" chuỗi cung ứng của rất nhiều ngành khác - ô tô, điện tử, công nghiệp, vận tải biển. Trung Quốc là một thị trường bán lẻ, thực phẩm, rượu bia và nước giải khát khổng lồ. Riêng Starbucks đã phải đóng cửa một nửa trong số 4.000 cửa hàng trên đất Trung Quốc.

trung quoc hat hoi ca the gioi bat dau cam lanh
Starbucks đã phải đóng cửa một nửa trong số 4.000 cửa hàng trên đất Trung Quốc. (Nguồn: Suaraislam)

Nhìn lại năm 2002-2003, dịch bệnh do Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) lan rộng trên 37 quốc gia, lây nhiễm cho 8.000 người và thiệt mạng khoảng 750 người. Ước tính thiệt hại kinh tế rơi vào khoảng 30-50 tỷ USD. Dịch COVID-19 đang lan truyền nhanh gấp 6 lần SARS, trong khi nền kinh tế Trung Quốc ngày nay lớn hơn nhiều và mở cửa hơn nhiều so với 17 năm trước. Hệ quả của dịch bệnh vì vậy cũng sẽ sâu rộng hơn nhiều.

Các doanh nghiệp chịu thiệt hại lớn nhất sẽ là các tập đoàn toàn cầu lệ thuộc sâu vào nhà cung cấp Trung Quốc như Apple, Intel… hay hàng loạt các hãng ô tô lớn nhỏ. Theo thông tin cập nhật, nguồn cung linh kiện của nhiều công ty châu Âu và Mỹ chỉ còn đủ cho vài tuần, trong khi Hyundai đã bắt đầu phải đóng cửa sản xuất trong nước vì thiếu linh kiện.

Đông Nam Á sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do mức độ gắn kết và lệ thuộc cao vào kinh tế Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân của khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 được cho là việc Trung Quốc phá giá đồng nội tệ. Trong khi đó, hiện tại, đến nền kinh tế mạnh mẽ nhất châu Á như Nhật Bản cũng bị cho là sẽ chịu tác động đáng kể, do Trung Quốc là khách hàng lớn của các loại máy móc, ô tô và hàng tiêu dùng công nghệ cao từ nước này. Không chỉ có vậy, Trung Quốc đồng thời là nhà cung cấp linh kiện cho nhiều nhà máy của Nhật Bản. Đó là chưa kể hàng triệu khách du lịch đại lục là nguồn thu quan trọng của nền kinh tế Nhật Bản hằng năm.

Australia cũng không phải là ngoại lệ, khi tuần trước, Thủ tướng Scott Morrison đã cảnh báo về “áp lực thực sự” với nền kinh tế nước này. Các trường đại học ở đây cũng chung cảnh ngộ do số sinh viên quay lại nhập học từ Trung Quốc đại lục đã giảm đáng kể.

Trên thực tế, Trung Quốc hiện chiếm tỷ trọng thương mại toàn cầu cao gấp đôi so với thời dịch SARS bùng phát và ảnh hưởng của đất nước này sẽ tiếp tục gia tăng đối với nền kinh tế thế giới. Tờ Asian Nikkei Review mới đây đưa tính toán của các chuyên gia, nếu sản lượng sản xuất của Trung Quốc giảm 10 tỷ USD, sẽ làm giảm 6,7 tỷ USD sản lượng ở phần còn lại của thế giới. Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ được dự báo sẽ chịu tác động đầu tiên trong các ngành công nghiệp ngoại vi và dây chuyền sản xuất trị giá khoảng 65 tỷ USD.

Hoạt động kinh doanh và sản xuất tại Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục bị đình trệ vì bệnh dịch do COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Nếu tình trạng này chưa thể cấm dứt, chắc chắn một đòn mạnh sẽ giáng vào nền kinh tế toàn cầu.

Về tổng thể, giới chuyên gia dự báo, tăng trưởng của kinh tế thế giới sẽ giảm khoảng 0,3% do tác động từ bệnh dịch và sẽ dao động ở mức 3%.

Tất nhiên, không phải tự nhiên Trung Quốc được gọi là "công xưởng" của thế giới. Nhưng sự phụ thuộc quá mức vào một nền kinh tế, một nguồn nguyên liệu hay một thị trường đều đang được bộc lộ rất rõ ở khắp nơi trên thế giới. Không chỉ những quốc gia nhận bán thành phẩm từ Trung Quốc bị ảnh hưởng, mà cả những nơi cung cấp linh kiện, nguyên vật liệu, năng lượng, lương thực, nông sản… cho Trung quốc cũng đang bắt đầu cảm nhận được những “cơn gió lạnh”.

trung quoc hat hoi ca the gioi bat dau cam lanh

Tồi tệ hơn dịch SARS, virus corona khiến ngành du lịch Singapore thất thu lớn

TGVN. Tác động của virus corona chủng mới đến nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng của Singapore còn mạnh mẽ ...

trung quoc hat hoi ca the gioi bat dau cam lanh

Kinh tế Mỹ không là ngoại lệ trước virus corona

TGVN. Dù nền kinh tế Mỹ chủ yếu được thúc đẩy bởi các hoạt động trong nước, chiếm khoảng 85% trong tất cả hoạt động ...

trung quoc hat hoi ca the gioi bat dau cam lanh

Giá dầu thế giới rơi xuống mức thấp nhất trong hơn một năm do virus corona

TGVN. Trong phiên giao dịch ngày 10/2, giá dầu thế giới chạm mức thấp nhất trong hơn một năm qua do nhu cầu tại Trung Quốc ...

Khánh Linh

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Từ 21-23/11, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sự kiện Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan.
Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giới phân tích dự báo sản lượng cà phê vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm 10-15% so với vụ 2023 - 2024. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê ...
Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Baoquocte.vn. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xanh đang hòa mình cùng làn sóng phát triển kinh tế xanh của đất nước.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11 ghi nhận USD tăng lên mức cao nhất trong một năm so với các loại tiền tệ chính.
Phiên bản di động