Trung Quốc hắt hơi, cả thế giới bắt đầu cảm lạnh

Khánh Linh
TGVN. Virus corona chủng mới (COVID-19) mang đến sự run sợ cho con người… nhưng chính nó giúp phơi bày những điểm yếu cần phải nhanh chóng thay đổi đối với nền kinh tế thế giới, trong đó là cả một hệ thống các "tế bào kinh tế" từ phạm vi châu lục, quốc gia, đến các tập đoàn, doanh nghiệp… cùng phụ thuộc ở một mức độ chưa từng thấy vào Trung Quốc.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trung quoc hat hoi ca the gioi bat dau cam lanh Cập nhật 7h00 ngày 11/2: Số người thiệt mạng do virus corona vượt 1.000, Chủ tịch Trung Quốc ra tuyên bố. Tổng thống Mỹ đoán ngày nCoV biến mất
trung quoc hat hoi ca the gioi bat dau cam lanh Trung Quốc: Hỗ trợ chống dịch virus corona, tỉnh Hồ Bắc triển khai 17 chính sách tài chính
trung quoc hat hoi ca the gioi bat dau cam lanh
COVID-19 đã xóa tan mọi hy vọng phục hồi của kinh tế Trung Quốc năm 2019 chỉ đạt tăng trưởng 6% - mức tăng trưởng yếu nhất của nước này kể từ năm 1990. (Nguồn: Reuters)

COVID-19 xóa tan mọi hy vọng

Thời gian qua, Trung Quốc đã thay thế Mỹ đóng vai trò động lực chính của tăng trưởng toàn cầu. Thói quen sử dụng nguyên vật liệu và linh kiện từ các công ty Trung Quốc, cùng với thị trường nội địa khổng lồ của nước này là hai lý do khiến hàng nghìn doanh nghiệp nước ngoài đặt cơ sở sản xuất tại đây.

Trung Quốc đồng thời là trung tâm của rất nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu, phần lớn nguyên liệu thô đi qua Trung Quốc trước khi thành sản phẩm hoàn chỉnh. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là ví dụ tiêu biểu cho thấy khả năng gây xáo trộn ở quy mô toàn cầu của kinh tế Trung Quốc.

Bên cạnh bị ảnh hưởng bởi việc các ngành công nghiệp của Trung Quốc đã ngừng hoạt động từ dịp Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, với nguồn lực hạn chế, đã sớm cảm nhận được "cái lạnh" bởi "cơn gió độc" từ dịch viêm phổi do COVID-19 bùng phát.

Thành phố Vũ Hán với dân số 11 triệu người, là trung tâm công nghiệp của toàn vùng và trung tâm giáo dục/khoa học công nghệ thứ ba của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Việc hoạt động của cả thành phố bị đóng băng nhiều tuần chắc chắn tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Chính phủ Trung Quốc đang quyết liệt gia cố nền kinh tế, hàng loạt chính sách đã được đưa ra, từ giảm thuế với hàng nhập khẩu Mỹ, đến giảm lãi suất cho vay kinh doanh, lẫn tiêu dùng.

COVID-19 đã xóa tan mọi hy vọng phục hồi của kinh tế Trung Quốc sau năm 2019 chỉ đạt tăng trưởng 6% - mức tăng trưởng thấp nhất của nước này kể từ năm 1990. Tờ The Guardian đưa dự báo của một số chuyên gia cho rằng, tăng trưởng quý I/2020 của Trung Quốc chỉ đạt 5% hoặc thậm chí thấp hơn. Khả năng hồi phục của nền kinh tế thứ hai thế giới ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát rất khó xảy ra. Nguyên nhân chính là tình trạng nợ xấu ở nhiều doanh nghiệp nhà nước già cỗi và nguồn tiền Chính phủ bơm vào thời gian qua sẽ chỉ có thể giúp những công ty đang trong tình trạng ngắc ngoải này không vỡ nợ.

“Gió lạnh” bắt đầu thổi

Ngành đầu tiên bị ảnh hưởng rõ ràng nhất là hàng không và du lịch. Áp lực của bệnh dịch buộc nhiều nước châu Á, mặc dù phụ thuộc rất sâu vào thị trường đại lục, vẫn buộc phải thực thi chính sách hạn chế đi lại. Tình trạng hủy chuyến, hủy đặt phòng lan rộng khắp châu Á. Các hãng hàng không đều cắt giảm kinh doanh - Cathay Pacific giảm 1/3 số chuyến bay và khuyến khích nhân viên nghỉ không lương. Con số khách du lịch từ Trung Quốc đã giảm 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu khủng hoảng kéo dài, sự sụt giảm của một thị trường có 173 triệu lượt khách và tiêu dùng 250 tỉ USD/năm chắc chắn sẽ tác động sâu sắc vào ngành du lịch của các nước trong khu vực.

Sau du lịch và hàng không, khủng hoảng sẽ "gọi tên" chuỗi cung ứng của rất nhiều ngành khác - ô tô, điện tử, công nghiệp, vận tải biển. Trung Quốc là một thị trường bán lẻ, thực phẩm, rượu bia và nước giải khát khổng lồ. Riêng Starbucks đã phải đóng cửa một nửa trong số 4.000 cửa hàng trên đất Trung Quốc.

trung quoc hat hoi ca the gioi bat dau cam lanh
Starbucks đã phải đóng cửa một nửa trong số 4.000 cửa hàng trên đất Trung Quốc. (Nguồn: Suaraislam)

Nhìn lại năm 2002-2003, dịch bệnh do Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) lan rộng trên 37 quốc gia, lây nhiễm cho 8.000 người và thiệt mạng khoảng 750 người. Ước tính thiệt hại kinh tế rơi vào khoảng 30-50 tỷ USD. Dịch COVID-19 đang lan truyền nhanh gấp 6 lần SARS, trong khi nền kinh tế Trung Quốc ngày nay lớn hơn nhiều và mở cửa hơn nhiều so với 17 năm trước. Hệ quả của dịch bệnh vì vậy cũng sẽ sâu rộng hơn nhiều.

Các doanh nghiệp chịu thiệt hại lớn nhất sẽ là các tập đoàn toàn cầu lệ thuộc sâu vào nhà cung cấp Trung Quốc như Apple, Intel… hay hàng loạt các hãng ô tô lớn nhỏ. Theo thông tin cập nhật, nguồn cung linh kiện của nhiều công ty châu Âu và Mỹ chỉ còn đủ cho vài tuần, trong khi Hyundai đã bắt đầu phải đóng cửa sản xuất trong nước vì thiếu linh kiện.

Đông Nam Á sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do mức độ gắn kết và lệ thuộc cao vào kinh tế Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân của khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 được cho là việc Trung Quốc phá giá đồng nội tệ. Trong khi đó, hiện tại, đến nền kinh tế mạnh mẽ nhất châu Á như Nhật Bản cũng bị cho là sẽ chịu tác động đáng kể, do Trung Quốc là khách hàng lớn của các loại máy móc, ô tô và hàng tiêu dùng công nghệ cao từ nước này. Không chỉ có vậy, Trung Quốc đồng thời là nhà cung cấp linh kiện cho nhiều nhà máy của Nhật Bản. Đó là chưa kể hàng triệu khách du lịch đại lục là nguồn thu quan trọng của nền kinh tế Nhật Bản hằng năm.

Australia cũng không phải là ngoại lệ, khi tuần trước, Thủ tướng Scott Morrison đã cảnh báo về “áp lực thực sự” với nền kinh tế nước này. Các trường đại học ở đây cũng chung cảnh ngộ do số sinh viên quay lại nhập học từ Trung Quốc đại lục đã giảm đáng kể.

Trên thực tế, Trung Quốc hiện chiếm tỷ trọng thương mại toàn cầu cao gấp đôi so với thời dịch SARS bùng phát và ảnh hưởng của đất nước này sẽ tiếp tục gia tăng đối với nền kinh tế thế giới. Tờ Asian Nikkei Review mới đây đưa tính toán của các chuyên gia, nếu sản lượng sản xuất của Trung Quốc giảm 10 tỷ USD, sẽ làm giảm 6,7 tỷ USD sản lượng ở phần còn lại của thế giới. Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ được dự báo sẽ chịu tác động đầu tiên trong các ngành công nghiệp ngoại vi và dây chuyền sản xuất trị giá khoảng 65 tỷ USD.

Hoạt động kinh doanh và sản xuất tại Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục bị đình trệ vì bệnh dịch do COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Nếu tình trạng này chưa thể cấm dứt, chắc chắn một đòn mạnh sẽ giáng vào nền kinh tế toàn cầu.

Về tổng thể, giới chuyên gia dự báo, tăng trưởng của kinh tế thế giới sẽ giảm khoảng 0,3% do tác động từ bệnh dịch và sẽ dao động ở mức 3%.

Tất nhiên, không phải tự nhiên Trung Quốc được gọi là "công xưởng" của thế giới. Nhưng sự phụ thuộc quá mức vào một nền kinh tế, một nguồn nguyên liệu hay một thị trường đều đang được bộc lộ rất rõ ở khắp nơi trên thế giới. Không chỉ những quốc gia nhận bán thành phẩm từ Trung Quốc bị ảnh hưởng, mà cả những nơi cung cấp linh kiện, nguyên vật liệu, năng lượng, lương thực, nông sản… cho Trung quốc cũng đang bắt đầu cảm nhận được những “cơn gió lạnh”.

trung quoc hat hoi ca the gioi bat dau cam lanh

Tồi tệ hơn dịch SARS, virus corona khiến ngành du lịch Singapore thất thu lớn

TGVN. Tác động của virus corona chủng mới đến nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng của Singapore còn mạnh mẽ ...

trung quoc hat hoi ca the gioi bat dau cam lanh

Kinh tế Mỹ không là ngoại lệ trước virus corona

TGVN. Dù nền kinh tế Mỹ chủ yếu được thúc đẩy bởi các hoạt động trong nước, chiếm khoảng 85% trong tất cả hoạt động ...

trung quoc hat hoi ca the gioi bat dau cam lanh

Giá dầu thế giới rơi xuống mức thấp nhất trong hơn một năm do virus corona

TGVN. Trong phiên giao dịch ngày 10/2, giá dầu thế giới chạm mức thấp nhất trong hơn một năm qua do nhu cầu tại Trung Quốc ...

Khánh Linh

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 2/5 - SXMN 2/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 2/5

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 2/5 - SXMN 2/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 2/5

XSMN 2/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 2/5/2023. kết quả xổ số ngày 2 tháng 5. xổ số hôm nay 2/5. SXMN 2/5. XSMN ...
Cách dịch giọng nói trên iPhone cực tiện lợi mà bạn không nên bỏ qua

Cách dịch giọng nói trên iPhone cực tiện lợi mà bạn không nên bỏ qua

Bạn đang tìm kiếm một ứng dụng có thể hỗ trợ giải quyết vấn đề ngôn ngữ. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách dịch giọng nói trên iPhone ...
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Kinh tế thế giới nổi bật (26/4-2/5): Mỹ áp trừng phạt liên quan Iran, cấm cửa uranium Nga, xe điện Trung Quốc bán giá cao tại EU

Kinh tế thế giới nổi bật (26/4-2/5): Mỹ áp trừng phạt liên quan Iran, cấm cửa uranium Nga, xe điện Trung Quốc bán giá cao tại EU

Mỹ cấm nhập khẩu uranium của Nga, EU có thể áp thuế cao với xe điện Trung Quốc, Đức đón tín hiệu vui… là những tin kinh tế thế giới ...
Bài tarot hôm nay 3/5: Tính cách của bạn khi yêu sẽ thế nào?

Bài tarot hôm nay 3/5: Tính cách của bạn khi yêu sẽ thế nào?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để biết tính cách của bạn khi yêu sẽ thế nào nhé!
Hướng dẫn xác định thời điểm hưởng lương hưu năm 2024

Hướng dẫn xác định thời điểm hưởng lương hưu năm 2024

Theo Điều 3 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu trượt dài thêm khoảng 3%; trong nước, giá xăng được dự báo tăng nhẹ.
Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5 lặng sóng trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư ngành công nghiệp chip bán dẫn không chỉ là kế hoạch mà còn là mệnh lệnh cần phải thực hiện...
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Phiên bản di động