Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tạ Phong muốn xây dựng mối quan hệ 'hòa hợp' giữa hai bên. (Nguồn: Reuters) |
Phát biểu tại sự kiện này, ông Tạ Phong khẳng định duy trì mối quan hệ lành mạnh và ổn định là vì lợi ích chung. Quan chức này khẳng định ba nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình và hợp tác cùng có lợi do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vạch ra là nền tảng để hai nước hòa hợp trong thời đại mới.
Nêu rõ quan điểm của Trung Quốc về quan hệ quốc gia và quân đội hai nước, Đại sứ Tạ Phong kêu gọi Mỹ quản lý các bất đồng thông qua hành động cụ thể. Nhà ngoại giao này cho rằng Washington nên xử lý một cách thận trọng các vấn đề quan trọng và nhạy cảm, chẳng hạn như vấn đề Đài Loan, phù hợp với các nguyên tắc được đưa ra trong 3 thông cáo chung Trung-Mỹ và phối hợp với Bắc Kinh để từng bước đưa quan hệ giữa nhà nước với nhà nước và quân đội với quân đội trở lại đúng hướng.
Tin liên quan |
Trung Quốc-New Zealand thúc đẩy quan hệ ‘tích cực và mang tính xây dựng’ |
Về phần mình, người phát ngôn Lầu Năm Góc, Trung tá Martin Meiners cho biết cuộc thảo luận kéo dài khoảng 90 phút và “ông Ratner cũng nhấn mạnh cam kết của Bộ (Quốc phòng) trong việc duy trì các đường dây liên lạc giữa Quân đội Mỹ và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo trong ngày 13/7, Ngoại trưởng nước này Antony Blinken sẽ gặp Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Trung Quốc Vương Nghị tại Indonesia nhân dịp Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 56 (AMM-56). Sau khi Bắc Kinh thông báo Ngoại trưởng Tần Cương không thể tham dự sự kiện này vì lý do sức khỏe, ông Vương Nghị đại diện Trung Quốc tham gia các cuộc họp của ASEAN với các nước đối tác.
Trong khi đó, ngày 10/7, phát biểu tại một diễn đàn ở London (Anh), ông Colin Kahl, cố vấn chính sách hàng đầu của Lầu Năm Góc, chia sẻ: “Chúng tôi thường xuyên liên hệ để tăng cường các kênh liên lạc và quản lý khủng hoảng với Bắc Kinh và họ đã liên tiếp đẩy chúng tôi ra”. Theo quan chức này, Trung Quốc dường như lo ngại rằng Mỹ sẽ sử dụng các kênh quản lý khủng hoảng để có thể “có thêm khủng hoảng”.
Đầu tháng này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã đến thăm Trung Quốc và Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry dự kiến sẽ đến Bắc Kinh vào tuần tới. Hồi tháng trước, Ngoại trưởng Antony Blinken cũng lần đầu tiên tới Bắc Kinh trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao xứ cờ hoa kể từ năm 2018. Trong chuyến thăm này, ông đã gặp gỡ nhiều quan chức cấp cao Trung Quốc và hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
| Vẫn 'nghiện' Trung Quốc dù bị 'giáng đòn đau', doanh nghiệp Mỹ gặt hái được gì từ thị trường không thể thiếu? Đối với các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Apple, Microsoft, Tesla... Trung Quốc vẫn là thị trường không thể thiếu, dù căng ... |
| Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Thương chiến Mỹ-Trung Quốc sẽ đi về đâu, còn khắc nghiệt hơn chăng? Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc bùng nổ từ năm 2018 tới nay chưa hạ nhiệt và ngày càng có dấu hiệu leo thang. Tương ... |
| Quan hệ giữa hai siêu cường nhìn từ chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Nhìn nhận khách quan, cả Mỹ và Trung Quốc đều cần nhau. Càng gia tăng căng thẳng, đối đầu, hai bên càng bất lợi và ... |
| Bộ trưởng Yellen: Mỹ và Trung Quốc có ‘nghĩa vụ’ quản lý các mối quan hệ một cách có trách nhiệm Ngày 8/7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen bày tỏ tin tưởng nước này và Trung Quốc đã đạt được một số tiến bộ ... |
| Mỹ nỗ lực hồi sinh mỏ đất hiếm để 'trả đòn' Trung Quốc, cuộc chiến đất hiếm giữa 2 siêu cường vẫn chưa bao giờ 'hạ nhiệt' Mỹ đang nỗ lực hồi sinh Mountain Pass - mỏ đất hiếm từng một thời hoàng kim nhằm giảm bớt sự phụ thuộc và rút ... |