Trung Quốc: 'Sóng' tẩy chay H&M, Nike dâng cao, doanh nghiệp nội địa 'chớp thời cơ' đảo ngược tình thế

Thái Hoàng
Khi yêu nước biến thành hành động, nhiều thương hiệu nội địa Trung Quốc đã tranh thủ "chớp cơ hội" giành lợi thế chính sân nhà.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trung Quốc: Làn sóng tẩy chay thương hiệu nước ngoài dâng cao, thương hiệu nội địa 'chớp thời cơ' đảo ngược tình thế
Người tiêu dùng trẻ Trung Quốc đang ngày càng chuộng các thương hiệu nội địa. (Nguồn: New York Times)

"Được lòng" giới trẻ

Anh Tim Min (33 tuổi) từng cân nhắc mua một chiếc ô tô điện Tesla (Mỹ) nhưng sau đó đã quyết định mua một chiếc xe ô tô điện của Nio, công ty đối thủ của Tesla, được sản xuất tại Trung Quốc. Tim Min cho biết anh thích nội thất và tính năng điều khiển bằng giọng nói của Nio hơn.

Tự nhận là một người yêu nước, anh Min chia sẻ thời gian gần đây thường quan tâm đặc biệt tới các thương hiệu Trung Quốc. "Tôi từng yêu thích Nike nhưng nếu có một thương hiệu tốt của Trung Quốc thay thế Nike, tôi sẽ rất vui”, anh chia sẻ.

Các thương hiệu nổi tiếng như H&M, Nike và Adidas đang phải chịu áp lực vô cùng lớn tại thị trường tỷ dân khi người tiêu dùng đồng loạt tẩy chay vì từ chối sử dụng bông Tân Cương. Nhiều sao nổi tiếng của Trung Quốc cũng từ chối ký kết hợp tác quảng bá sản phẩm với các thương hiệu này.

Tin liên quan
Vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ đang lung lay, Trung Quốc sẽ soán ngôi? Vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ đang lung lay, Trung Quốc sẽ soán ngôi?

Không chỉ đối mặt với làn sóng tẩy chay đến từ người tiêu dùng, các thương hiệu nước ngoài cũng phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ một loạt các đối thủ cạnh tranh mới là các thương hiệu nội địa Trung Quốc trong phân khúc sản phẩm chất lượng cao khi các thương hiệu này đang quảng bá ngày càng rộng rãi và nhắm tới tầng lớp thanh niên trẻ có khuynh hướng yêu nước.

Hiện tại Trung Quốc cũng đang rộ lên xu hướng “guochao” hay còn gọi là mốt Trung Quốc dựa trên sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với văn hóa, truyền thống và thương hiệu nội địa của Trung Quốc.

HeyTea, công ty khởi nghiệp trà sữa trị giá 2 tỷ USD với chuỗi 700 cửa hàng, đang nuôi hi vọng sẽ thay thế vị trí của Starbucks; Yuanqisenlin, một công ty đồ uống ít đường 4 năm tuổi trị giá 6 tỷ USD đang muốn trở thành "Coca-Cola của Trung Quốc"; Ubras - một thương hiệu nội địa có tuổi đời 5 năm muốn thay thế Victoria's Secret bằng những sản phẩm khác biệt như áo lót thể thao không dây hướng tới tạo sự thoải mái cho người dùng.

Làn sóng tẩy chay các thương hiệu nước ngoài tại Trung Quốc đã tạo cơ hội cho các thương hiệu nội địa của thị trường tỷ dân chiếm cảm tình của người tiêu dùng.

Li-Ning - "gã khổng lồ" trong lĩnh vực đồ thể thao của Trung Quốc vừa thông báo diễn viên Tiêu Chiến - một ngôi sao nổi tiếng đang được hâm mộ sẽ trở thành đại sứ toàn cầu mới thương hiệu này. Trong vòng 20 phút, hầu hết mọi thứ mà Tiêu Chiến mặc trong quảng cáo của Li-Ning đều được bán hết sạch trên mạng. Hashtag về chiến dịch cũng được xem hơn một tỷ lần.

Các chuyên gia xã hội học nhận định, Trung Quốc đang trải qua một cuộc cách mạng về thương hiệu tiêu dùng. Thế hệ trẻ ngày càng có tinh thần dân tộc hơn và tích cực tìm kiếm các thương hiệu phù hợp với bản sắc Trung Quốc.

Nắm bắt tâm lý này, các doanh nhân Trung Quốc cũng đang gấp rút xây dựng tên tuổi và phát triển các sản phẩm gây tiếng vang. Các nhà đầu tư cũng dần chuyển sự chú ý sang các công ty khởi nghiệp nội địa trong bối cảnh lợi nhuận từ các dự án công nghệ và truyền thông giảm.

Khi lòng yêu nước trở thành sức mạnh để bán hàng, các thương hiệu phương Tây sẽ bị đặt vào tình thế cạnh tranh bất lợi. Xu hướng này có thể sẽ tác động về lâu dài đến người tiêu dùng Trung Quốc. "Điều cần thiết là các thương hiệu nước ngoài phải tôn trọng người tiêu dùng Trung Quốc như các thương hiệu nội địa", một người tiêu dùng trẻ cho hay.

Lực đẩy từ truyền thông

Thời gian qua, các thương hiệu nước ngoài thực sự đã có những mùa "ăn nên làm ra" tại thị trường Trung Quốc. Lượng xe được giao trong quý I/2021 của Tesla đã tăng vọt nhờ vào thị trường Trung Quốc đại lục. Cho đến nay, iPhone vẫn là smartphone được sử dụng rất nhiều ở quốc gia này.

Tuy nhiên, tâm lý yêu thích đối với các thương hiệu nội địa trong thời gian gần đây đã đánh dấu sự thay đổi đáng kể. Trước đây, Trung Quốc sản xuất rất ít sản phẩm tiêu dùng. Những chiếc TV đầu tiên mà hầu hết các gia đình sở hữu vào những năm 1980 là của Nhật Bản. Thế hệ sinh ra vào những năm 1970 trở về trước đều nhớ đến lần đầu tiên uống Coca-Cola và thử ăn McDonald’s.

Thời điểm hiện nay được nhận định là thời điểm vàng cho xu hướng "guachao". Các công ty Trung Quốc đang dần tạo ra những sản phẩm chất lượng hơn và thế hệ Z của Trung Quốc (sinh từ năm 1995 đến năm 2009) cũng không có nhiều gắn bó với những cái tên từ nước ngoài.

Nhiều cơ quan truyền thông Trung Quốc cũng đang tích cực tham gia vào chiến lược xây dựng, truyền thông cho các thương hiệu nội địa.

Tin liên quan
Tham vọng của Trung Quốc trong cuộc đua phát hành tiền kỹ thuật số Tham vọng của Trung Quốc trong cuộc đua phát hành tiền kỹ thuật số

Tờ Nhân dân Nhật báo đã bắt đầu đăng tải những bộ sưu tập thời trang dạo phố của Li-Ning vào năm 2019. Cùng năm đó, tờ này cũng phối hợp với Baidu - một "đại gia về tìm kiếm" của Trung Quốc để ra báo cáo có tên “Guochao Pride Big Data”.

Báo cáo cho thấy, khi người dân Trung Quốc tìm kiếm một thương hiệu, hơn 2/3 đang tìm kiếm những thương hiệu trong nước, tăng đáng kể so với chỉ khoảng 1/3 của 10 năm trước đó.

Đặt lòng yêu nước sang một bên, các doanh nhân cho rằng các dự án kinh doanh của họ dựa trên một nền tảng kinh doanh vững chắc. Xu hướng tương tự cũng xảy ra ở Nhật Bản và Hàn Quốc, cả hai đều là quê hương của các thương hiệu mạnh. Các công ty địa phương hiểu rõ hơn về khả năng của các chuỗi cung ứng của đất nước và cách sử dụng mạng xã hội.

Một thương hiệu thể thao nội địa có nửa triệu người theo dõi trên sàn thương mại điện tử Taobao của Alibaba hiện đang bán với giá tương đương với Vans và Converse, thậm chí cao hơn một chút nhưng vẫn thu hút người dùng.

Trung Quốc: Làn sóng tẩy chay thương hiệu nước ngoài dâng cao, thương hiệu nội địa 'chớp thời cơ' đảo ngược tình thế
Bộ sưu tập đồ thể thao cao cấp của Li-Ning tại Tuần lễ Thời trang Paris năm 2019. (Nguồn: Getty)

Ông chủ của thương hiệu này đã tiết lộ lợi thế cạnh tranh chính là tạo ra những đôi giày vừa vặn với bàn chân của người Trung Quốc và cung cấp những màu sắc được ưa chuộng tại địa phương như màu xanh bạc hà hay màu hoa vân anh.

Xu hướng "guochao" cũng đang làm sống lại các thương hiệu lâu đời của Trung Quốc, đơn cử như Li-Ning. Thương hiệu này từng chịu cảnh thua lỗ, cổ phiếu tụt giảm nhưng đã tạo nên tiếng vang tại quê nhà sau khi giới thiệu bộ sưu tập cao cấp với các ký tự và hình thêu đậm nét Trung Quốc tại Tuần lễ thời trang New York đầu năm 2018.

Cổ phiếu của Li-Ning đã tăng gần 9 lần và các bộ sưu tập cao cấp của hãng đang được bán với giá trung bình từ 100 đến 150 USD, ngang với giá của Adidas.

Tuy vậy, một số chuyên gia cho rằng, dù mang tham vọng lớn nhưng các thương hiệu Trung Quốc vẫn khó có thể cạnh tranh lâu dài với các nhãn hàng có tiếng như Coca-Cola hay Nike.

Ông Andi Xie – nhà tư vấn marketing hay làm việc với các công ty ở Trung Quốc cho biết, nếu lấy ngành may mặc đồ thể thao làm ví dụ, Nike vẫn đang giữ vị thế dẫn đầu thế giới trong nhiều năm, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D). Công ty này cũng có mạng lưới quan hệ sâu rộng trong giới thể thao và tích cực hợp tác với các vận động viên để cho ra những đôi giày chất lượng tốt nhất.

Hơn nữa, Nike cũng đang tài trợ cho rất nhiều sự kiện thể thao – bao gồm bóng đá, bóng rổ và điền kinh quốc gia ở Trung Quốc. "Nike đơn giản là có mối quan hệ gắn bó với khách hàng hơn so với bất kỳ thương hiệu nào ở đại lục", ông Xie nói.

TIN LIÊN QUAN
Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Kinh tế ‘thất sủng’, khai hỏa vũ khí tấn công mới
Chuyên gia IMF: Lần thứ hai, Trung Quốc 'sống tốt' trong một cuộc khủng hoảng lớn
Kinh tế toàn cầu hậu Covid-19: Mỹ, Trung Quốc là động lực chính, 'vết sẹo' vẫn hằn lên phần còn lại của thế giới
Mỹ vẫn giàu hơn Trung Quốc trong 50 năm tới
Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Nắm 'quân át chủ bài', tại sao Bắc Kinh không 'chơi tất tay'?
(theo New York Times)

Đọc thêm

Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Thụy Sỹ đã mời hơn 160 đoàn tham dự hội nghị hòa bình Ukraine vào tháng tới, song hiện tại, Nga không có tên trong danh sách.
Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Theo Tổng thống Pháp, khiến Trung Quốc cân nhắc về sự ổn định của trật tự quốc tế sẽ phục vụ lợi ích của châu Âu.
Hướng dẫn kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone chính xác nhất

Hướng dẫn kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone chính xác nhất

Việc kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone sẽ giúp người dùng kiểm soát được dữ liệu cũng như đảm bảo mạng di động hoạt động ổn ...
Thắng U23 Indonesia, U23 Iraq giành vé dự Olympic Paris 2024

Thắng U23 Indonesia, U23 Iraq giành vé dự Olympic Paris 2024

Vượt lên dẫn trước nhưng U23 Indonesia thua ngược U23 Iraq 1-2 trên sân Abdullah bin Khalifa (Qatar) ở trận tranh hạng ba giải U23 châu Á 2024.
Không ngạc nhiên với dự báo của OECD, Bộ trưởng Tài chính Anh nhận định thời điểm nước này sẽ tăng trưởng nhanh nhất G7

Không ngạc nhiên với dự báo của OECD, Bộ trưởng Tài chính Anh nhận định thời điểm nước này sẽ tăng trưởng nhanh nhất G7

OECD hạ dự báo tăng trưởng của Anh trong năm nay xuống 0,4% so với mức dự báo 0,7% đưa ra vào tháng 11/2023.
Phong cách trẻ trung của 'mỹ nhân màn ảnh Việt' Hồng Diễm

Phong cách trẻ trung của 'mỹ nhân màn ảnh Việt' Hồng Diễm

Diễn viên Hồng Diễm không chỉ gây ấn tượng bởi khả năng diễn xuất tự nhiên mà còn ở gu thời trang cuốn hút và thời thượng.
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu trượt dài thêm khoảng 3%; trong nước, giá xăng được dự báo tăng nhẹ.
Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5 lặng sóng trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư ngành công nghiệp chip bán dẫn không chỉ là kế hoạch mà còn là mệnh lệnh cần phải thực hiện...
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Phiên bản di động