Truyền thông Malaysia: ASEAN đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông

Việt An
Trong bài viết trên trang Latestmalaysia.com ngày 10/7, tác giả Azam Saham cho rằng, ASEAN có nghĩa vụ đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là cơ sở cho chuẩn mực và hành vi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Truyền thông Malaysia: vai trò của ASEAN và UNCLOS trong giải quyết tranh chấp Biển Đông
ASEAN và các nước thành viên có nghĩa vụ đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Bài viết đánh giá, phán quyết của Tòa trọng tài có trụ sở ở La Haye có ý nghĩa quan trọng, làm sáng tỏ tuyên bố chủ quyền của các nước ven Biển Đông.

Tuy nhiên, tác giả cho rằng, 5 năm sau khi ra phán quyết về Biển Đông (ngày 12/7/2016), tình hình an ninh tại Biển Đông tiếp tục căng thẳng mặc dù các bên đã nỗ lực duy trì sự ổn định thông qua các biện pháp và hoạt động chung.

Các mối đe dọa bao gồm khủng bố hàng hải, cướp biển, xâm nhập lãnh hải bất hợp pháp, đánh bắt cá trái phép, buôn bán ma túy, vũ khí và buôn người.

Các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không được kiểm soát (IUU) không chỉ đe dọa sự tồn tại của sinh vật biển mà còn góp phần làm gia tăng căng thẳng giữa các quốc gia, trở nên chính trị hóa, phức tạp và khó lường. Cơ sở hạ tầng cảng và vận tải biển thương mại cũng ngày càng dễ bị ảnh hưởng bởi cướp biển trong khu vực và khủng bố hàng hải.

Bài viết khuyến nghị để giảm bớt sự gia tăng các hoạt động quân sự và chiếm đóng trên thực địa gần đây cần có các hành động tập thể từ ASEAN, đặc biệt là sự thống nhất, đoàn kết của các nước thành viên.

Tác giả nhấn mạnh, ASEAN và các nước thành viên có nghĩa vụ đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông; các thành viên cũng như quốc gia ngoài khu vực cần phải tôn trọng các cơ chế hợp tác đa phương do ASEAN dẫn dắt.

Theo tác giả, UNCLOS nhấn mạnh tầm quan trọng trong giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và đã dẫn chứng quan điểm của Malaysia và Brunei về vấn đề này.

Với Malaysia, trong các văn bản pháp lý và diễn đàn gần đây, quốc gia Đông Nam Á này đã tái khẳng định vai trò của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Năm 2019, trong báo cáo đệ trình lên ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc (CLCS), Malaysia đã khẳng định tầm quan trọng của công ước trong xem xét vấn đề ranh giới thềm lục địa cũng như các quyền, nghĩa vụ liên quan.

Mới đây, tại cuộc họp lần thứ 31 của các quốc gia thành viên UNCLOS, Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực Malaysia tại Liên hợp quốc Syed Mohamad Hasrin Aidid chia sẻ, quốc gia Đông Nam Á này tin rằng UNCLOS nên được sử dụng làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp liên quan đến các vấn đề hàng hải giữa các bên ở Biển Đông.

Quan chức ngoại giao này nhấn mạnh, UNCLOS đã và đang đóng góp vào việc tăng cường hòa bình, an ninh, hợp tác và hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới.

Đại sứ Hasrin Aidid cho hay Malaysia tiếp tục ghi nhận những đóng góp và vai trò của ba cơ quan chính theo Công ước, đó là Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), Cơ quan Quyền lực Đáy biển Quốc tế (ISA) và Ủy ban về Giới hạn của Thềm lục địa (CLCS).

Trong Sách trắng Quốc phòng năm 2021 công bố cuối tháng 6 vừa qua, lần đầu tiên Brunei đề cập đến UNCLOS như một công cụ quan trọng để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Nước Chủ tịch ASEAN 2021 cho rằng cần phải nỗ lực xác định các chuẩn mực và hành vi được chấp nhận theo luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS.

Cùng với đó, bài báo cũng nhận định, việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và đảm bảo đạt được tiến bộ thực chất trong các cuộc đàm phán nhằm sớm đưa ra một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có vai trò tối trọng trong giải quyết tranh chấp chủ quyền tại vùng biển giàu tài nguyên này.

Biển Đông: Giải quyết hòa bình các tranh chấp, Trung Quốc sẽ được tôn trọng

Biển Đông: Giải quyết hòa bình các tranh chấp, Trung Quốc sẽ được tôn trọng

Trung Quốc với tư cách là một cường quốc trong khu vực nên giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình, ...

Ngoại giao công chúng: Câu trả lời cho chiến thuật vùng xám ở Biển Đông?

Ngoại giao công chúng: Câu trả lời cho chiến thuật vùng xám ở Biển Đông?

Mỹ và các nước Đông Nam Á có các tuyên bố chủ quyền cạnh tranh với Trung Quốc ở Biển Đông gặp khó khăn trong ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu

Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu

Nằm gần Antibes (Pháp), Marineland có khoảng 4.000 động vật biển thuộc 150 loài khác nhau, là công viên hải dương học lớn nhất châu Âu.
Biểu tượng đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ song phương Việt Nam-Singapore

Biểu tượng đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ song phương Việt Nam-Singapore

Logo chung của Singapore và Việt Nam trong năm 2025 thể hiện tâm thế hướng tới một mối quan hệ đối tác đã sẵn sàng cho tương lai của kỷ ...
CEO Nguyễn Thị Thu Hằng vinh dự nhận Chứng nhận Doanh nhân xuất sắc Đông Nam Á

CEO Nguyễn Thị Thu Hằng vinh dự nhận Chứng nhận Doanh nhân xuất sắc Đông Nam Á

Chứng nhận Doanh nhân xuất sắc Đông Nam Á là sự tri ân đối với những nỗ lực không ngừng của cô trong việc đóng góp cho sự phát triển ...
Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc họp khẩn, cùng Mỹ-Nhật Bản tỏ thái độ, vũ khí này là gì?

Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc họp khẩn, cùng Mỹ-Nhật Bản tỏ thái độ, vũ khí này là gì?

Tên lửa mà Triều Tiên phóng vào ngày 6/1 được cho là có những đặc điểm tương tự loại tên lửa siêu thanh tầm trung mà Triều Tiên đã từng ...
Dự báo tiềm năng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025, có khó khăn liên quan ông Trump

Dự báo tiềm năng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025, có khó khăn liên quan ông Trump

Mối đe dọa chính đối với việc thực hiện các kế hoạch kinh tế của Trung Quốc là các cú sốc bên ngoài, đặc biệt là việc tăng thuế của ...
Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh có thể đưa vào hoạt động chiếc tàu đầu tiên trong loạt tàu tấn công đổ bộ mới vào ...
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động