Trà Đại Hồng Bào của Trung Quốc đắt và quý hiếm, sản lượng thấp. (Nguồn: Baidu) |
Xuất xứ từ núi Vũ Di, tỉnh Phúc Kiến, phía Nam Trung Quốc, trà Đại Hồng Bào được mệnh danh là vua các loại trà, nằm trong thập đại danh trà (10 loại trà danh tiếng) của quốc gia tỷ dân.
Đây là một loại trà ô long được trồng trên núi đá (được gọi là nham trà), có chất lượng thượng hạng, xa xưa chỉ dùng để tiến cung.
Trà Đại Hồng Bào "được cả hương lẫn sắc". Trà khô có màu đỏ nâu, khi pha, nước có màu vàng cam tươi. Mùi thơm được ví như hương hoa lan, có độ lưu hương cao và bền.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trà Đại Hồng Bào sau 9 lần pha vẫn không mất đi hương vị đầu tiên, trong khi các loại trà nổi tiếng khác đã nhạt vị chỉ sau 7 lần thay nước.
Trà có vị ngọt, thanh không lẫn với bất kỳ loại trà nào khác.
Để có được ấm trà ngon, người pha phải sử dụng nước tinh khiết, đun sôi ở nhiệt độ 100 độ C. Những lần hãm sau, nước cũng phải đảm bảo ở nhiệt độ này, nếu không chất lượng sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài những tác dụng thông thường như thanh nhiệt, thải độc, giảm mệt mỏi, lợi tiểu, hạ sốt, chống say nắng, chống viêm, giảm béo, tốt cho hệ tiêu hóa... trà Đại Hồng Bào còn được chứng minh có nhiều công hiệu tốt như thuốc, gồm: ngăn ngừa ung thư, hạ lipid máu, chống lão hóa...
Do đó, trong lịch sử, trà Đại Hồng Bào còn được dùng chữa bệnh cho các bậc vua chúa.
Có khá nhiều truyền thuyết liên quan đến sự tích của loại trà này. Phổ biến nhất là câu chuyện về một sĩ tử lên kinh dự thi, khi đi qua núi Vũ Di bất ngờ bị bệnh nặng. Một nhà sư đã đưa cho vị này một loại trà để uống và sau đó khỏi bệnh.
Khi đỗ trạng nguyên, ông trở lại chốn xưa để tạ ơn nhà sư cứu mình và đặt tên cho cây là Đại Hồng Bào, có nghĩa là áo khoác đỏ, ẩn dụ hình ảnh áo trạng nguyên.
Sau đó, ông mang một ít trà từ cây này về kinh. Một thời gian sau, hoàng hậu lâm bệnh nặng, các thái y không tìm ra cách chữa trị. Vị trạng nguyên mang loại trà quý từng cứu sống mình dâng lên vua, không ngờ có thể giúp hoàng hậu khỏi bệnh tức thì.
Từ đó trở đi, trà Đại Hồng Bào trở nên nổi tiếng và trở thành loại trà tiến vua.
Núi Vũ Di, nơi sản sinh ra trà Đại Hồng Bào, còn được mệnh danh là đất trà bởi có nhiều loại trà nổi tiếng. Trong đó, Đại Hồng Bào là nổi tiếng nhất.
Chúng mọc dạng bụi, cao khoảng hơn 2 mét, tán cây rậm rạp, cành khỏe, lá trà mùa Hè có màu hơi đỏ, khi chín có màu xanh tươi. Mùa trà thường bắt đầu từ ngày 10/5 hàng năm.
Hiện chỉ còn 6 cây trà cổ thụ, có tuổi đời hơn 350 năm còn sống trên núi Vũ Di nên được gọi là cây trà mẹ. Chúng xuất hiện từ cuối đời nhà Minh, đầu nhà Thanh và vẫn sống khỏe mạnh trên núi Vũ Di.
Nơi đây trở thành địa điểm du lịch khá nổi tiếng ở tỉnh Phúc Kiến. Vách núi đá bên cạnh những cây trà cổ thụ được sơn đỏ với dòng chữ "Đại Hồng Bào".
Để duy trì chất lượng nguyên bản, chính quyền tỉnh Phúc Kiến và thành phố Vũ Di Sơn quyết định ngừng thu hoạch và "bảo dưỡng" 6 cây mẹ với hy vọng chúng có thể kéo dài tuổi thọ. Mùa trà thu hoạch cuối cùng là năm 2005.
Hiện trên thị trường còn rất ít lượng trà Đại Hồng Bào chính gốc và được các dân chơi trà sành sỏi săn lùng.
Từ những năm 1980, các nhà nông nghiệp Trung Quốc nhân bản thành công giống trà này nhưng sản lượng không nhiều, khiến đặc sản này trở nên quý hiếm, mỗi năm chỉ cho ra 600 gr thành phẩm.
Vì chất lượng và danh tiếng loại trà này, nó trở thành đặc sản để tiếp các nguyên thủ quốc gia ở Trung Quốc.
Do rất hiếm nên giá thành của trà Đại Hồng Bào chưa bao giờ rẻ trong lịch sử. Thời Trung Hoa dân quốc, một kg trà có giá 64 USD, tương đương 4 tấn gạo so với tỷ giá khi ấy và đắt hơn vàng.
Có khá nhiều mức giá vì phần lớn trà Đại Hồng Bào được bán đấu giá nên không cố định.
Năm 1998, 20 gr thành phẩm của cây trà mẹ được bán tại Lễ hội nham trà Vũ Di với mức 156.800 NDT. Năm 2005, mức chi phí để sở hữu 20 gr đã lên tới 208.000 NDT, lập kỷ lục về đơn giá trà, so với tỷ giá hiện tại có thể lên tới 35 tỷ đồng.
Có thời điểm, so với giá vàng, một gr trà Đại Hồng Bào đổi được 90 gr vàng.
| Slovenia: Sinh vật bí ẩn có khả năng tái tạo chi, nhịn ăn hàng chục năm, sống tới 100 tuổi Công viên hang động Postojna (Slovenia) là nơi sinh sống của sinh vật bí ẩn và quý hiếm, thường được ví như 'rồng non' vì ... |
| Viên kim cương hồng quý hiếm được bán với giá gần 58 triệu USD Một viên kim cương hồng quý hiếm đã được bán với giá gần 58 triệu USD tại phiên đấu giá của sàn Sotheby's ở Hong ... |
| Người nông dân Palestine tình cờ phát hiện cổ vật quý hiếm nhất Dải Gaza Ngày 18/9, truyền thông địa phương đưa tin một nông dân Palestine tại Dải Gaza đã phát hiện một sàn nhà được trang trí tranh ... |
| Trung Quốc: Sinh sản nhân tạo thành công loài bướm hiếm có nguy cơ tuyệt chủng Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tiến hành sinh sản nhân tạo thành công 2 con bướm (1 con đực và 1 con cái) ... |
| Thái Lan: Ăn đồ nướng, cô gái có được viên ngọc trai tự nhiên màu cam quý hiếm Ngày 11/8, khi ăn đồ nướng BBQ cô gái Thái Lan Patjariya Gatip cắn trúng viên ngọc trai ốc giác màu cam hiếm có, trị ... |