TS. Bùi Sỹ Lợi: Tăng lương cơ sở là bước đệm cho lộ trình cải cách tiếp theo

Nguyệt Hà
(thực hiện)
Đánh giá về việc tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2024, TS. Bùi Sỹ Lợi cho rằng, đây là bước đệm phù hợp cho lộ trình cải cách tiếp theo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TS. Bùi Sỹ Lợi
TS. Bùi Sỹ Lợi cho rằng, tăng lương cơ sở bắt đầu từ ngày 1/7/2024 nhằm cải thiện đời sống của công chức, viên chức, người lao động. (Ảnh: NVCC)

Từ ngày 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang sẽ được tăng lương thông qua việc điều chỉnh lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%). Cùng với đó, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng sẽ được tăng thêm 15%. Đây là các mức tăng cao nhất từ trước tới nay, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ, góp phần quan trọng cải thiện đời sống người hưởng lương cũng như các đối tượng đang hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp và các chính sách khác gắn với lương cơ sở.

Báo Thế giới và Việt Nam đã có cuộc trao đổi với chuyên gia an sinh xã hội, TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội liên quan vấn đề này.

Có thể nói, lần tăng lương cơ sở cao nhất từ trước đến nay khi được áp dụng sẽ mang lại niềm vui cho hàng chục triệu người lao động, viên chức nói chung. Ông đánh như giá như thế nào về lần tăng lương cơ sở này?

Theo tôi, cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW là vấn đề toàn diện, liên quan trực tiếp đến kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và hàng triệu người thụ hưởng chính sách. Việc tăng lương là để nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Đồng thời, tạo động lực là để cán bộ, công chức, viên chức phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tạo được sự đồng thuận xã hội.

Mức tăng lương cơ sở lần này cao nhất từ trước đến nay. Để thực hiện, Nhà nước đã phải tiết kiệm, huy động các nguồn thu hợp pháp và từ ngân sách địa phương, Trung ương. Hiện tại, chúng ta đã có được gần 700.000 tỷ đồng - nguồn lực để tăng lương cơ sở.

Mục tiêu của lần điều chỉnh lương lần này là bảo đảm chính sách tiền lương phản ánh đúng giá trị của sức lao động và thể hiện bằng giá cả trên thị trường, tiền lương của khu vực công phải tiệm cận với tiền lương của khu vực tư. Có thể khẳng định, tăng lương cơ sở lần này chính là bước đệm phù hợp cho lộ trình cải cách tiếp theo.

Như ông vừa đề cập, đây được xem là lần tăng lương cơ sở cao nhất từ trước đến nay, vừa cải thiện đời sống người lao động vừa tạo động lực nâng cao năng suất. Tuy nhiên, người lao động cũng lo lắng vì lương tăng, giá cũng tăng. Có vấn đề lớn nào cần quan tâm lúc này?

Đúng là giá cả sẽ “leo thang” khi lương tăng. Vì vậy, chúng ta cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường để chống việc nâng giá một cách tùy tiện. Tăng lương cơ sở là chính sách rất quan trọng, dứt khoát không được để cho giá tăng. Nếu không có những giải pháp tích cực để kiềm chế lạm phát thì thực chất cải cách, nâng lương không có nhiều ý nghĩa. Theo tôi, biện pháp tích cực nhất là dùng tăng trưởng, phát triển nền kinh tế để kiềm chế lạm phát.

TS. Bùi Sỹ Lợi
Tăng lương là đầu tư cho phát triển, tạo động lực cho bộ máy của khu vực công lập. (Ảnh minh họa)

Cách tính lương của chúng ta đã tiệm cận với cách tính lương của các quốc gia tiên tiến trên thế giới hay chưa? Ông có khuyến nghị giải pháp gì?

Lẽ ra, nước ta đã thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2020 nhưng do tác động của đại dịch Covid-19, cả đất nước phải gồng mình tập trung nguồn lực phòng, chống dịch. Chúng ta đã huy động đến 120.000 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp phòng tránh, khắc phục đại dịch Covid-19.

Nguyên tắc của cải cách tiền lương là tốc độ tăng tiền lương bao giờ cũng chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Nghĩa là, có làm, tăng năng suất, tăng trưởng, phúc lợi và phát triển lợi nhuận thì mới cải cách được tiền lương. Khi kinh tế phát triển, tăng trưởng thì mới thực hiện tăng lương.

Tăng lương là để bù giá để cho cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương từ ngân sách nhà nước không bị chịu tác động của tăng giá, đồng tiền mất giá. Do đó, mỗi lần tăng lương cơ sở, đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người nghỉ hưu và các đối tượng xã hội đều được cải thiện, góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Thời gian qua, một bộ phận khu vực công chuyển sang khu vực tư là điều đáng suy ngẫm. Có thể khẳng định, đó là tình trạng "chảy máu chất xám" từ khu vực công sang khu vực tư. Nếu không khắc phục sẽ dẫn đến tình trạng đội ngũ công chức của chúng ta không đảm đương được nhiệm vụ đi đầu, định hướng và dẫn dắt đối với lực lượng lao động.

Chính vì vậy, việc tăng lương cơ sở lên 30% có ý nghĩa chính trị rất lớn, là động lực để tăng trưởng kinh tế. Từ đó, đảm bảo đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng được với sự gia tăng của giá cả sinh hoạt trên thị trường.

Tầm quan trọng của việc cải cách tiền lương dưới góc nhìn của ông?

Đầu tư cho tiền lương là đầu tư cho phát triển, thực tế nếu lương quá thấp khiến cán bộ, công chức phải làm nhiều việc để có thêm thu nhập. Bên cạnh đó, lương thấp không đủ sống dẫn đến hệ lụy là cán bộ, công chức, viên chức thiếu động lực làm việc, cống hiến không hết mình vì tiền lương không phản ánh đúng giá trị sức lao động mà lực lượng này đóng góp cho cơ quan.

Theo tôi, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tiền lương phải tiệm cận với giá trị sức lao động thị trường, cần phải hướng tới sự công bằng, thực chất. Cần phải xây dựng tiền lương tối thiểu của công chức hành chính ngang bằng với sức lao động.

Điều quan trọng là tạo ra động lực để giữ chân công chức của khu vực công, tạo động lực cho bộ máy của khu vực công lập. Từ đó, bảo đảm tiền lương đủ sống để cán bộ, công chức, viên chức không phải "chân trong chân ngoài", toàn tâm toàn ý thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công theo vị trí việc làm của các ngành, lĩnh vực.

Xin cảm ơn ông!

'Tấm vé' đại học và câu chuyện học tập suốt đời để không lỗi nhịp trong thời đại số

'Tấm vé' đại học và câu chuyện học tập suốt đời để không lỗi nhịp trong thời đại số

Theo TS. Cù Văn Trung (Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và các vấn đề xã hội), dù đỗ đại học hay không, mỗi ...

Nếu thi trượt, hãy học cách đứng lên và bước tiếp...

Nếu thi trượt, hãy học cách đứng lên và bước tiếp...

Kỳ thi vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học cũng không đủ sức quyết định cuộc đời bạn. Nếu thi ...

Sở hữu 'tấm vé' đại học ở thời điểm hiện tại không phải là tất cả...

Sở hữu 'tấm vé' đại học ở thời điểm hiện tại không phải là tất cả...

Việc sở hữu tấm vé đại học ở thời điểm hiện tại không phải là tất cả. Quan trọng trên hết, chúng ta cần hiểu ...

Để tăng lương không chỉ là tăng số tiền trong tài khoản…

Để tăng lương không chỉ là tăng số tiền trong tài khoản…

Thực tế, hiện tượng lợi dụng việc tăng lương để tăng giá không theo quy luật nào là có thật. Để tăng lương thực sự ...

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Báo chí cần 'chuyển mình' trong thời đại số

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Báo chí cần 'chuyển mình' trong thời đại số

Để tiếp tục thành công trong thời đại số và truyền thông xã hội, báo chí cần thực hiện một loạt các đổi mới và ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Nhà giáo là nhân tố cốt lõi xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nên một thế hệ bản lĩnh, dám đối mặt với thách thức và sáng tạo.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động