Nhỏ Bình thường Lớn

TS. Chu Đức Tính - người lưu giữ di sản quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh

TGVN. TS. Chu Đức Tính - nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh đã dành tâm sức cho công tác nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày các kỷ vật, tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong gần 40 năm...
TIN LIÊN QUAN
ts chu duc tinh nguoi luu giu di san quy ve chu tich ho chi minh Hồ Chí Minh - Một biểu tượng vượt thời gian
ts chu duc tinh nguoi luu giu di san quy ve chu tich ho chi minh 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người bắc nhịp cầu hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Anh
ts chu duc tinh nguoi luu giu di san quy ve chu tich ho chi minh
TS. Chu Đức Tính - nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Ngay từ những năm 1980-1983, trước khi công tác tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, ông Chu Đức Tính đã thực hiện đề tài nghiên cứu Theo dấu chân trường kỳ kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông cất công đi gặp tất cả những người được Bác Hồ đặt tên: Trường - Kỳ - Kháng - Chiến - Nhất - Định - Thắng - Lợi - Đồng - Tâm - Kiên - Quyết - Trung - Dũng - Cần - Kiệm – Liêm... Điều đặc biệt là bất cứ nhân chứng lịch sử nào dù là người ở bên với Bác như thư ký riêng Vũ Kỳ, người chỉ gặp thoáng qua trên đường hành quân hoặc thăm đơn vị... cũng đều truyền cho ông một cảm xúc mãnh liệt và tràn đầy tin tưởng.

Ký ức từ nhân chứng sống

TS. Chu Đức Tính nói rằng đó là một sự cảm hóa hết sức tự nhiên của tất cả những người may mắn được gần gũi hoặc có cơ hội tiếp xúc với Bác. Ông đã cảm nhận được thứ tình cảm sâu đậm và nguồn năng lượng đặc biệt ấy trong suốt những năm sau này khi gắn bó với công việc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Trong hàng nghìn ký ức và nhân chứng về Người, có những câu chuyện mà ông không thể quên như sự kiện ngày 22/5/2005 khi Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội tổ chức buổi lễ tiếp nhận một hiện vật đặc biệt, đó là bức tranh thêu “Chùa Một Cột” được một gia đình người Anh trao tặng.

Theo vị Phó Giám đốc Bảo tàng khi ấy thì xuất xứ của bức tranh thêu này là câu chuyện xúc động về tình cảm của một người nước ngoài dành cho Bác Hồ. Đó là luật sư Francis Henry Loseby – người đã sang Hong Kong (Trung Quốc) làm việc tại Văn phòng luật sư mang tên RUSS&CO từ năm 1928, cũng là ân nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ Người bị bắt giam dưới cái tên Tống Văn Sơ tại nhà ngục Victoria ở đây.

TS. Chu Đức Tính cho biết, trong Hồi ký của ông bà Loseby tại Lưu trữ Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, luật sư Loseby đã kể lại trong chuyến thăm Việt Nam vào năm 1960 rằng: “Sau 30 phút gặp gỡ, Người đã hoàn toàn chinh phục tôi. Ở Người toát ra một sức mạnh cảm hóa rất kỳ diệu”. Bởi vậy, từ sự kính trọng, ngưỡng mộ Tống Văn Sơ, Loseby và các cộng sự đã viện dẫn tất cả những điều có thể khai thác trong luật pháp Anh để bảo vệ Người, rồi buộc Tòa án Hong Kong phải tuyên Người vô tội và đích thân tổ chức đưa người rời Hong Kong vào năm 1933.

Mất liên lạc tới mãi 26 năm sau, vợ chồng luật sư Loseby bất ngờ nhận được món quà từ Chủ tịch Hồ Chí Minh là bức tranh thêu “Chùa Một Cột” bằng tay bởi một nghệ nhân có kinh nghiệm lâu năm ở Hà Nội vào năm 1959. Gia đình ông đã trang trọng treo bức tranh đó ở phòng khách cho đến khi ông bà lần lượt qua đời và bức tranh được người con gái duy nhất là Patricia thừa kế.

“Chị Patricia đã qua đời tháng 1/2001. Trước khi mất, chị đề nghị người thân thay mặt gia đình trao lại bức tranh thêu “Chùa Một Cột” cho nhân dân Việt Nam. Bởi vậy, sau này, ông Paul Tagg là cháu ngoại của gia đình Loseby (mẹ ông gọi luật sư Loseby bằng chú ruột) đã trực tiếp đến làm việc với Bảo tàng Hồ Chí Minh và gửi bức tranh qua đường hàng không đến Việt Nam”, ông Tính kể lại.

Nói về tình cảm dành cho Bác, TS. Chu Đức Tính còn nhắc đến ông Ngô Vĩnh Bao với hình hành trình “đi tìm Bác Hồ” trong suốt khoảng thời gian từ năm 1999-2002. Được biết, ông Bao lần theo những cuốn hồi ký của các cán bộ từng hoạt động với Bác để tái hiện cả lộ trình của Bác ở xứ sở chùa Vàng bằng 20 tấm bản đồ và thu thập được 25 hiện vật quý về Người từ 1928-1929.

“Ông Bao đã làm những công việc như một cán bộ bảo tàng thực thụ như đánh số, ghi chép để thổi hồn cho các hiện vật, tư liệu mang về. Dù mất nhiều công sức như vậy nhưng khi Bảo tàng muốn tặng lại một chút kinh phí bù đắp thì ông kiên quyết không nhận và nói rằng được Bảo tàng tiếp nhận đã là niềm vinh hạnh”, ông Tính chia sẻ.

ts chu duc tinh nguoi luu giu di san quy ve chu tich ho chi minh
Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội tiếp nhận một hiện vật đặc biệt, đó là bức tranh thêu “Chùa Một Cột” được một gia đình người Anh trao tặng.

Tôn vinh Bác ở nước ngoài

Vào năm 2010, dưới cương vị Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, TS. Chu Đức Tính được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch giao nhiệm vụ cùng Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO (Bộ Ngoại giao) phối hợp thực hiện các hoạt động tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Theo ông, đây là cơ hội tốt và thuận lợi nhất để Bảo tàng Hồ Chí Minh có thể sưu tầm nghiên cứu về hoạt động của Bác Hồ ở nước ngoài cũng như phát huy tích cực tác dụng của các công trình này. Do đó, ông cùng đội ngũ lãnh đạo và cán bộ của Bảo tàng đã hưởng ứng hoạt động bằng tất cả trách nhiệm và tấm lòng của mình.

Đến nay, dù đã về hưu từ năm 2014, TS. Chu Đức Tính cho rằng điều lắng đọng nhất trong ông chính là sự phối hợp tuyệt vời giữa các cơ quan trong việc thực hiện hoạt động tôn vinh Người ở nước ngoài cùng những tình cảm tuyệt vời của những người bạn và nhân dân thế giới dành cho Bác.

Ông nhớ mãi chuyến công tác cuối cùng các cán bộ Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO tới Madagascar vào năm 2014 với nhiệm vụ kiểm tra để có kế hoạch tu sửa tượng đài Bác Hồ. Tuy nhiên, khi đoàn đến nơi và trao đổi thì chính quyền, các doanh nghiệp và nhân dân Madagascar đã bày tỏ nghĩa cử được trả chi phí cho việc tu sửa này dù nước bạn vẫn còn khó khăn.

Gần đây, vào cuối năm 2019, TS. Chu Đức Tính còn biên soạn và phát hành cuốn sách mang tên Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học. Qua nguồn tư liệu chân thực là lời kể của những người từng được làm việc và phục vụ Người, ông đã ghi lại thành những câu chuyện súc tích và rút ra những bài học quý báu trong công việc cũng như cuộc sống.

“Di sản của Bác để lại cho nhân loại cũng chính là di sản của dân tộc. Học tập là một việc mà suốt đời mỗi người cần làm, Bác cũng đã làm thế và căn dặn chúng ta như thế. Do vậy, mỗi lần kỷ niệm những sự kiện đặc biệt liên quan đến Bác, chúng ta lại nhớ về tấm gương đạo đức và lời dặn của Người để tự rèn luyện mình”, ông nói.

ts chu duc tinh nguoi luu giu di san quy ve chu tich ho chi minh Di sản Hồ Chí Minh: Còn mãi trong trái tim nhân loại

TGVN. Những con số như 35 tượng đài, 11 khu tưởng niệm, 20 con đường, đại lộ mang tên Bác, 40 cuốn sách được tác ...

ts chu duc tinh nguoi luu giu di san quy ve chu tich ho chi minh Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài xuất phát từ tình cảm của nhân dân thế giới đối với Bác

TGVN. Việc tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài xuất phát từ tình cảm của nhân dân Việt Nam cũng như nhân ...

ts chu duc tinh nguoi luu giu di san quy ve chu tich ho chi minh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong trái tim nhân loại *

TGVN. Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh từ biệt thế giới này để trở về với cõi ...