TTVN với Olympic 2008: Muộn còn hơn không!

Năm 2008 được xem là năm Olympic của thể thao Việt Nam (TTVN), bởi đơn giản đây chính là đấu trường lớn nhất, quan trọng nhất mà thể thao nước nhà tham dự. Nhưng tới thời điểm hiện tại, khi những cuộc tranh tài tại Bắc Kinh chỉ còn được tính bằng ngày, thì công tác chuẩn bị của TTVN lại lộ ra quá nhiều những khó khăn và bất cập.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Dù chúng ta đang hướng đến Bắc Kinh 2008 với những mục tiêu không rõ ràng và những cách làm không giống ai, nhưng quỹ thời gian ít ỏi còn lại vẫn có thể thắp lên những hy vọng mong manh. Nói như ông Nguyễn Hồng Minh thì "muộn còn hơn không", và "thà chúng ta đến Olympic chỉ với 10 VĐV nhưng có 1 huy chương thì vẫn cứ là thành công"...

Từ "chiến lược Olympic" bị bỏ quên...

Trong kỳ 2, chúng tôi đã đề cập đến cái gọi là chiến lược Olympic do ông Hồng Minh, khi đó là Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao I khởi xướng. Thực tế, đó có thể coi là một công trình khoa học trong lĩnh vực TDTT.

Chiến lược mang tên "Phát triển thể thao thành tích cao 2005-2010 và định hướng đến 2015", ông Minh và các cộng sự đã soạn ra sau khi đoàn TTVN do ông dẫn dắt dự Olympic Athens 2004 thất bại - không đoạt được huy chương nào.

Nội dung chính của chiến lược này là đầu tư quyết liệt và có trọng điểm cho khoảng 70-80 VĐV xuất sắc nhất của hơn 10 môn có triển vọng đến Olympic, để từ đó, chúng ta có thể thu về từ 1 đến 2 huy chương tại Bắc Kinh 2008.

Về mặt lý thuyết, chiến lược đó đã được đưa ra tranh luận, phản biện tại các Hội nghị toàn ngành sau đó và đều được thông qua. Nhưng khi bắt tay vào thực hiện, thì vì rất nhiều lý do, nó đã không đi đến nơi về đến chốn.

Tác giả của chiến lược này cho rằng nguyên nhân chính vẫn là sự bất đồng về tư tưởng chỉ đạo. Ngay trong một nhóm khoảng hơn chục nhà lãnh đạo cấp cao nhất, chỉ có vài ba người ủng hộ đầu tư tầm xa, số còn lại coi Olympic là một đấu trường mà Việt Nam tham gia chỉ để ghi danh, chứ không màng đến thành tích.

Vì thế nên mới dẫn đến nguyên nhân thứ hai: không có kinh phí. Theo ông Minh, không có kinh phí chẳng qua là không có sự thống nhất từ trên xuống dưới để mà lo kinh phí, chứ tiền ít ta làm kiểu tiền ít, tiền nhiều ta lại xông xênh chơi kiểu tiền nhiều, có sao đâu?

Vậy mới có chuyện sau khi dành hết tiền để lo cho SEA Games, lo cho ASIAD, một số người mới hốt hoảng nhận ra rằng trong 3 năm qua, các VĐV của chúng ta đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội để có thể đàng hoàng đến Olympic bằng cách vượt qua vòng loại.

Mới đây, Văn Ngọc Tú đoạt HCB giải Judo tổ chức tại Azerbaizan và được cộng thêm 15 điểm, nhảy vọt từ thứ 23 lên 12 ở hạng 48kg. Nói ra thì tiếc, chứ nếu Tú được tham dự đủ 12 cuộc thi trong 3 năm qua (thay vì chỉ 3 lần), thì có lẽ giờ này cô đã có suất đến Bắc Kinh rồi...

Điền kinh cũng vậy. Nếu chăm sóc đặc biệt cho Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng hay Bùi Thị Nhung trong suốt quá trình dài, chắc hẳn giờ này không đến nỗi cả 3 nhà vô địch SEA Games đều thấp thỏm trước ngưỡng cửa Olympic, với những thành tích đang tiếp cận chuẩn để có thể vượt qua vòng loại.

Cử tạ nữa. Sau Athens 2004, chuyên gia người Trung Quốc từng đưa ĐT Thái Lan đoạt 2 HCV ngỏ ý muốn cộng tác với Việt Nam, nhưng mức lương "sàn" đã là 5.000 USD. Nếu việc này không bị gạt đi ngay lập tức, chắc gì Hoàng Anh Tuấn đã thua tức tưởi trước Li Zheng, và thậm chí đến HCV SEA Games 24 cũng không đạt được?

Vẫn xoay quanh vấn đề kinh phí, trong hoàn cảnh đã phải "giật gấu vá vai" nhưng sự đầu tư của chúng ta lại vẫn dàn trải và có phần lãng phí - hệ quả của sự ngộ nhận về định hướng. Liệu có xót không, khi bạc tỷ đã đổ ra cho nhảy cầu, bắn cung, xe đạp lòng chảo..., những môn mà ngay ở châu Á chúng ta cũng "out" ngay từ vòng loại thì nói gì đến Olympic!

Ai đến Bắc Kinh, ai giành huy chương?

5 tháng trước ngày khai mạc Olympic 2008, TTVN mới chính thức nhập cuộc bằng những động thái tích cực như tăng tiền ăn cho VĐV, chấp thuận những chế độ đãi ngộ đặc biệt, thuê thầy giỏi... Chẳng có ở đâu người ta dành ra 5 tháng để chuẩn bị cho Olympic cả, nhưng dù sao thì muộn vẫn còn hơn không.

Trong cái sự muộn màng ấy, không phải là không còn những tia sáng đang le lói.

Ở phía cuối đường hầm ấy, người ta chỉ có thể gọi tên cử tạ và Taekwondo, không tài nào khác được, nếu so sánh tương quan lực lượng giữa chúng ta với các cường quốc thể thao thế giới.

Ở hạng cân của Hoàng Anh Tuấn, 3 năm qua vẫn chỉ có 4 VĐV chia nhau các vị trí dẫn đầu. Ngoài Tuấn ra còn các lực sỹ của Trung Quốc (Li Zheng), Hàn Quốc (Lee Jung Hoon) và Indonesia (Irawan Eko).

Nhiều khả năng chỉ cần Tuấn vượt qua 1 người trong bộ tam còn lại là TTVN có huy chương Olympic. Nhưng điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực của Tuấn để khắc phục vết thương tâm lý sau SEA Games 24, vết thương mà 50.000 USD tiền tập huấn, thi đấu nước ngoài cộng thêm gần 40 triệu VNĐ tiền thuốc cũng khó "bồi bổ" được hoàn toàn.

Trong khi ấy, nếu bốc được những lá thăm may mắn, Taekwondo cũng gửi gắm được nhiều hy vọng qua Hà Giang và Hoài Thu. Nhờ quy chế mới (trao đồng HCĐ), 2 võ sỹ của chúng ta nếu thắng được 3 trận là đã nhìn thấy cửa huy chương rồi.

Theo thống kê dựa trên "định lượng" của "tướng về hưu" Nguyễn Hồng Minh thì một số môn khác cũng sẽ đóng góp được "nhân tài đất Việt", tuy nhiên họ đến Olympic mà không mang theo nhiều hy vọng làm nên kỳ tích.

Trong trường hợp vượt qua được vòng loại thì khả năng gây bất ngờ của Bùi Thị Nhung là cao nhất. Nếu Nhung qua được mức xà 1m91 đến 1m94 (cô từng làm được điều này) thì sẽ được xếp vào nhóm A, mà thành tích đạt HCV 2 kỳ Olympic gần đây đều không quá 1m97.

Những VĐV còn lại, Đoàn Kiến Quốc đã lần thứ 2 có mặt tại Olympic, nhưng tay vợt này từng thổ lộ mong muốn chỉ là... thắng được một set nào đó để làm kỷ niệm. Tiến Minh ở môn cầu lông cũng đã đạt thứ hạng 35 thế giới, đủ để anh được "hít thở" bầu không khí Olympic.

Ngoài ra, những nỗ lực "nhảy khi nước đã đến chân" cũng có thể đem đến một số vé cho bắn súng, Rowing hay bơi lội. 8 suất dành cho Wushu chỉ mang tính biểu diễn, không được tính vào thành tích chung cuộc.

Tính nhẩm như vậy để thấy rằng mục tiêu đưa được 50 VĐV đến Olympic mà Trưởng đoàn TTVN Hoàng Vĩnh Giang từng đưa ra coi như phá sản. Chính ông Giang cũng mong muốn Hà Nội sẽ góp vào đó 30 VĐV qua "cửa chính", nhưng đến nay vẫn chưa có một suất nào.

Tất nhiên, không thể vui với sự "phú quý giật lùi" này. Nhưng cũng không đến nỗi quá thê thảm, bởi suy cho cùng, chẳng ai lấy việc vượt qua vòng loại làm mục tiêu cả.

Nói như ông Nguyễn Hồng Minh thì việc có huy chương Olympic mới là mục tiêu, còn việc qua vòng loại chỉ là giải pháp để đạt mục tiêu đó. Dù chỉ 10 VĐV, hoặc ít hơn đến Olympic nhưng vẫn mang về huy chương, thì điều đó vẫn cực kỳ giá trị.

Vậy thì mục tiêu của chiến dịch Bắc Kinh 2008 vẫn đang ở phía trước, vẫn chưa hề lung lay, dù chúng ta trong suốt nhiều năm qua đã không làm gì cả, hoặc làm không theo quy trình nào cả, để phục vụ cho nó.

Ở Bắc Kinh, TTVN có cơ may để thành công, nhưng khả năng thất bại cũng là rất lớn. Điều quan trọng là sau đây, những nhà quản lý có thống nhất được một cái nhìn để chuẩn bị cho một chu kỳ 4 năm tới hay không?

Theo VNN

 

Đọc thêm

XSVL 26/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 26/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 26/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 26/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 26/4/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ngày ...
XSTV 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 26/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 26/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 26/4/2024. ket qua xo so tra vinh. KQXSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/4/2024: Tuổi Thìn thu nhập tăng cao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/4/2024: Tuổi Thìn thu nhập tăng cao

Xem tử vi 26/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 26/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSBD 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 26/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 26/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 26/4 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 26/4/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 26/4. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 26/4/2024: Bạch Dương chi tiêu hợp lý

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 26/4/2024: Bạch Dương chi tiêu hợp lý

Tử vi hôm nay 26/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/4/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/4/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 26/4. Lịch âm hôm nay 26/4/2024? Âm lịch hôm nay 26/4. Lịch vạn niên 26/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động