Từ bỏ giấc mơ tàu sân bay, Nga chế tạo chiến hạm tấn công có thể 'biến hình' thành bệnh viện nổi

Việt Hiếu
TGVN. Trước tình hình tàu sân bay Kuznetsov đang được trùng tu dài hạn, Nga chuyển hướng sang chế tạo các chiến hạm tấn công đổ bộ đa năng vừa có thể chở phi cơ hạng nặng, vừa trở thành một bệnh viện di dộng phục vụ y tế trên biển.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Chiến hạm 20 nước tụ họp tại Singapore duyệt binh hàng hải
Nga hạ thủy chiến hạm Gepard đóng cho Hải quân Việt Nam
nga che chien hang tan cong do bo khi khong con man ma voi tau san bay
Nga chú trọng chế tạo một chiến hạm lai tàu sân bay trong tương lai. (Nguồn: National Interest)

Từ bỏ giấc mơ tàu sân bay Kuznetsov?

Cuối năm ngoái, chiến hạm Đô đốc Kuznetsov - tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga bị hư hại nặng do hỏa hoạn khi đang bảo dưỡng tại cảng Murmansk. Đến nay, vẫn chưa có thông tin về thời gian tàu sẽ trở lại hoạt động. Các nhà khoa học dự kiến con tàu sẽ được hoàn thành sửa chữa sớm nhất vào năm 2022 hoặc thậm chí có thể muộn hơn.

Điều này khiến lực lượng hải quân Nga rơi vào tình cảnh như “rắn mất đầu” khi không còn một tàu sân bay nào trong biên chế. Vấn đề này có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sức mạnh của lực lượng thủy quân, cũng như sụt giảm uy tín của quân sự Nga trên chiến trường quốc tế.

Khi Mỹ và các đồng minh tiếp tục hiện đại hóa và đóng tàu sân bay tiên tiến từng ngày, thì cả Liên Xô (cũ) và Nga hiện nay đều luôn coi trọng chiến lược phát triển đội tàu ngầm. Thực tế cho thấy, Nga hầu như không còn mặn mà với các tàu sân bay kế thừa từ chế độ cũ. Hầu hết các tàu từ thời Liên Xô lần lượt trở thành tài sản riêng của Trung Quốc, Ấn Độ và Ukraine. Hơn nữa, việc cắt giảm ngân sách khiến Moscow vẫn chưa có động thái “rót tiền” vào kế hoạch nâng cấp hoặc đóng một tàu sân bay mới hỗ trợ chiếc Kuneztov vốn đã hoạt động từ cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Bên cạnh đó, tinh hoa công nghệ đóng tàu sân bay từ thời Liên Xô đã bị “thất truyền” và chênh lệch trình độ kỹ thuật cũng là trở ngại lớn làm quá trình hiện đại hóa tàu sân bay của Nga càng thêm đình trệ.

Kỷ nguyên của các hãng vận chuyển trực thăng

Bộ Quốc phòng Liên bang Nga chuyển hướng quan tâm sang việc chế tạo đội chiến hạm tấn công đổ bộ tầm gần có chức năng như tàu sân bay thực thụ. Chúng sẽ có khả năng chở cả trực thăng hạng nặng Ka-31, Ka-27 hoặc Ka-52K trên boong, cũng như các tiêm kích đa năng dành cho nhiệm vụ đặc biệt.

Các tàu chiến này hiện đang được sản xuất tại nhà máy đóng tàu Zaliv ở Crimea.

nga che chien hang tan cong do bo khi khong con man ma voi tau san bay
Do cắt giảm ngân sách và công nghệ, Nga ngày càng ngó lơ tàu Đô Đốc Kuznetsov. (Nguồn: National Interest)

Trước mắt, Nga tập trung hiện đại hóa hai tàu lớp tấn công Ivan Rogov và Mitrofan còn sót lại từ thời Liên Xô. Được đưa vào hoạt động kể từ 1978, tàu Ivan Rogov được coi là "anh cả" trong lớp tàu chiến đổ bộ thuộc biên chế quân đội Nga hiện nay. Đây cũng là chiếc duy nhất còn giữ lại những công nghệ và thiết kế độc đáo của Liên Xô như sàn đáp máy bay trực thăng và lán chứa máy bay trên boong tàu.

Hai tàu chiến sau khi cải tiến có thể chuyên chở lực lượng không quân gồm hơn 10 trực thăng hạng nặng. Ngoài việc sử dụng để triển khai máy bay chiến đấu quay trong nhiều nhiệm vụ khác nhau, chúng có thể được sử dụng để vận chuyển lên đến khoảng 1.000 lính thủy đánh bộ. Các tàu chiến cũng được trang bị một sàn đáp dài chắc chắn, vừa làm đường băng cho tiêm kích đổ bộ, vừa làm đường vận chuyển các phương tiện thiết giáp.

Phát biểu với hãng truyền thông TASS, Giám đốc tập đoàn đóng tàu Ak Bars, Renat Mistakhov cho biết, các đối tác yêu cầu chế tạo ra một tàu chiến đảm bảo sự tương tác cả dưới nước lẫn trên bộ. Chúng không chỉ đảm nhận nhiệm vụ làm bãi đáp di động của trực thăng trên biển mà còn cả vận chuyển cả các máy bay pháo kích đa năng để chúng có thể thay phiên nhau tiếp nhiên liệu và đạn dược.

“Bệnh viện nổi” giữa biển khơi

Theo nguyện vọng của khách hàng, nhà sản xuất đang thảo luận tính khả thi của việc chuyển đổi công năng chiến hạm đổ bộ thành tàu bệnh viện trong tương lai.

Ở giai đoạn thiết kế, các kỹ sư xem xét các phương án lắp đặt thiết bị y tế cố định bên trong thân tàu, đồng thời loại bỏ các thiết bị khác không cần thiết trong hoạt động chiến đấu, hoặc chuyển chúng sang các khoang trống còn lại trên tàu. Ngoài ra, trên tàu có các phân khu chức năng như nhà bếp, phòng nghỉ, các khoang chứa máy bay rộng rãi… đảm bảo đủ điều kiện để trở thành một bệnh viện thật sự trong trường hợp cần thiết.

Bộ Quốc phòng Nga đã thể hiện sự quan tâm đến việc mua “bệnh viện di động” này trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành. Nếu được sớm triển khai song song với tàu bệnh viện Irtysh của Hạm đội Thái Bình Dương, các 'bệnh viện nổi' này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho các bệnh viện trong khu vực.

Bên cạnh đó, hôm 26/8 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nga Oleg Ryazantsev cũng chia sẻ bên lề Diễn đàn Quốc tế Army Games 2020 rằng Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất đã đưa ra một số phương án đóng mới các tàu bệnh viện hoạt động ở ven biển và xa bờ.

Trong khi đó, Bộ Quốc Phòng Nga cho biết sẽ sớm đưa ra quyết định về việc tiến hành xây dựng một đội tàu như vậy dựa trên nguồn ngân sách hiện có.

Tàu chiến Nga có khả năng một mình chống chọi hạm đội NATO?

Tàu chiến Nga có khả năng một mình chống chọi hạm đội NATO?

TGVN. Tàu tên lửa hạng nặng chạy bằng năng lượng nguyên tử “Đô đốc Nakhimov” của Nga thuộc đế án 1144 Orlan, sau khi nâng ...

Hải quân Nga giám sát từng bước đi của chiến hạm Mỹ trên Biển Đen

Hải quân Nga giám sát từng bước đi của chiến hạm Mỹ trên Biển Đen

Bộ Quốc Phòng Nga thông báo, Hải quân nước này đã bắt đầu giám sát tàu khu trục được trang bị tên lửa dẫn đường ...

Infographic: Những chiến hạm “xương sống” của hải quân Iran mạnh cỡ nào?

Infographic: Những chiến hạm “xương sống” của hải quân Iran mạnh cỡ nào?

Hải quân Iran sở hữu hạm đội tàu chiến đông đảo với khoảng 398 chiếc kiểm soát vùng vịnh Persian kéo dài tới Vịnh Oman, ...

(theo National Interest)

Xem nhiều

Đọc thêm

Điểm tin thế giới sáng 6/11: Qatar cân nhắc bỏ bầu cử Quốc hội, tỷ lệ sinh ở Đức thấp kỷ lục, ông Trump đe dọa áp thuế Mexico

Điểm tin thế giới sáng 6/11: Qatar cân nhắc bỏ bầu cử Quốc hội, tỷ lệ sinh ở Đức thấp kỷ lục, ông Trump đe dọa áp thuế Mexico

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/11.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 6/11. Lịch âm hôm nay 6/11/2024? Âm lịch hôm nay 6/11. Lịch vạn niên 6/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Xem tử vi 6/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động