TIN LIÊN QUAN | |
Tôn vinh giá trị nhân văn về gia đình | |
“Có một nơi để về, đó là Nhà” |
Nhiều phụ nữ Việt Nam vẫn âm thầm chịu đựng đòn roi của chồng. Theo bà, họ không biết giá trị của bản thân hay vẫn biết nhưng lại không dám tự bảo vệ mình?
Về mặt bằng dân trí hiện nay, đa phần phụ nữ nhận thức được rằng đánh người, bạo lực thân thể và tinh thần người khác là phạm pháp nhưng chỉ hiểu một cách chung chung.
Bà Tạ Thị Minh Lý - nguyên Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý – Bộ Tư pháp, Chủ tịch Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam. |
Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ không dám đứng lên để tự bảo vệ mình. Thứ nhất, họ là người phụ thuộc vào chồng hoặc các thành viên trong gia đình. Thứ hai, họ không hiểu rõ về quyền của mình. Thứ ba, họ có tâm lý muốn yên ổn, không muốn đưa việc gia đình mình ra ngoài cho người khác biết. Thứ tư, họ thấy những người phụ nữ khác cũng kiện cáo nhưng cuối cùng không được giải quyết thấu đáo, không đem lại kết quả tốt, nên sinh ra tâm lý e ngại.
Vậy làm thế nào để giải thoát cho những phụ nữ đang phải chịu kìm kẹp bởi đòn roi, thưa bà?
Theo tôi, hiện nay, cần có thêm những hội thảo, chuyên đề pháp luật về việc đánh người, sỉ nhục hay xúc phạm danh dự, nhân phẩm và phụ nữ phải được tham gia vào đó.
Nhiều khi nạn nhân rơi vào tình trạng khó khăn, bế tắc, không biết kêu ai, tìm đến ai để giúp đỡ, vì thế, truyền thông pháp luật cho họ thông qua các hội thảo chuyên đề là cần thiết. Đồng thời, họ cần được hỗ trợ pháp lý, tư vấn pháp luật chuyên sâu về hành vi bạo lực đó.
Mặc khác, chúng ta cần giúp những người chồng có hành vi bạo lực nhận thức được rằng điều đó gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình và xã hội. Tôi nghĩ, những biện pháp như lao động công ích hoặc buộc tham gia các khóa học để hiểu về pháp luật nhiều hơn sẽ mang lại hiệu quả, giúp những người có hành vi bạo lực gia đình nhìn nhận lại bản thân.
Phải chăng đã đến lúc đức hy sinh của người phụ nữ phải được đặt đúng chỗ thay vì cam chịu?
Sự hy sinh ở đây phải được hiểu rằng, khi hy sinh, phụ nữ phải đem lại gì cho người khác? Chẳng hạn như lao động để đem lại sản phẩm cho gia đình, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên. Còn việc nín nhịn, để người khác chà đạp lên sức khỏe, tính mạng của mình, ảnh hưởng tới cho con cái… thì không phải là hy sinh. Như vậy, chính nạn nhân đã tự đưa mình vào thế bị hại.
Tham chiếu với phụ nữ thế giới, theo bà, điều gì đang giới hạn phụ nữ Việt Nam, khiến họ không được là chính mình?
Không hẳn phụ nữ các nước trên thế giới đều được bình đẳng. Nước nào cũng có bạo lực gia đình nhưng ở nhiều nước, hoạt động phong trào phụ nữ rất thiết thực, bản thân phụ nữ ý thức được nếu bị chồng đánh đập, ngược đãi, họ có thể tự giải thoát bằng ly hôn. Họ có thể sống độc lập, không phụ thuộc và không để con cái phải chịu cảnh sống trong lo âu hay sợ hãi. Họ tự quyết định cách sống và làm việc của mình.
Tuy nhiên, ở nước ta nhận thức này cũng như ý thức về vị trí của mình trong xã hội ở một bộ phận phụ nữ chưa đúng mực, đầy đủ. Họ sợ nếu ly hôn sẽ mang tiếng “gái bị chồng bỏ không chứng nọ cũng tật kia”.
Như vậy có thể thấy rằng, chính phụ nữ phải ý thức được vị trí xã hội của mình, tôn trọng chính bản thân mình.
Chúng ta vẫn hay quan tâm chị nọ làm chức gì, quản lý ra sao, chị kia đóng góp thế nào cho xã hội… nhưng ít người thấy phụ nữ là một nhân tố xã hội. Khi tự bảo vệ được mình, họ mới làm gương được cho con cái, cho gia đình và mới đóng góp được cho cộng đồng.
Tôi nghĩ, trước tiên, phụ nữ phải được pháp luật bảo vệ. Đồng thời, họ cần ý thức được quyền công dân, trang bị kiến thức, địa chỉ để họ có thể gọi trực tiếp hoặc dễ tiếp cận và được trợ giúp khi cần.
Nghiên cứu kinh nghiệm phòng chống bạo lực gia đình ở các nước trên thế giới, bà có gợi ý gì cho Việt Nam?
Không phải đâu xa mà Thái Lan, Philippines có những Trung tâm tạm lánh trên những khu đất rộng do Bộ Công an quản lý. Những trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình, những trẻ em bị xâm hại tình dục, phụ nữ bị bạo hành trong lao động, người bị chấn thương tâm lý được đưa đến để học tập, tham vấn, sinh hoạt, tự lao động, học nghề. Không chỉ vậy, đối với nạn nhân của bạo lực gia đình, các bệnh viện đều có một phòng khám, giường bệnh miễn phí cho những người cần nằm theo dõi.
Xin cảm ơn bà!
Mừng ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và ngày Gia đình Việt Nam 28/6 tại Hà Lan Chiều 28/5, tại thành phố La Hay, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan chủ trì tổ chức gặp mặt đại diện nữ kiều ... |
Cùng nâng niu bữa cơm gia đình Đó là nội dung chính của thông điệp "Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương" của Ngày Gia đình Việt Nam 2015 với ý ... |
Ngày Gia đình Việt Nam trong không gian Làng Văn hóa Từ 25-28/6, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội) sẽ diễn ra Ngày Gia đình Việt ... |