Từ cuộc chiến công hàm, Biển Đông - vấn đề không của riêng ai

Hồng Phúc
TGVN. Biển Đông đã không đơn thuần là vấn đề giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Trung Quốc mà còn là mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 16/9, ba cường quốc châu Âu là Anh, Pháp, Đức đã gửi công hàm thể hiện quan điểm chung về vấn đề Biển Đông lên Liên hợp quốc (LHQ).

Công hàm nhắc lại tính bao quát và thống nhất của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) trong việc thiết lập khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động trên các biển và đại dương, nhấn mạnh “tầm quan trọng của quyền tự do đi lại trên biển đã nêu rõ trong UNCLOS, bao gồm tự do hàng hải, hàng không và qua lại vô hại, với phạm vi bao trùm cả Biển Đông”.

Công hàm có đoạn: “Các tranh chấp tại Biển Đông cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc và quy định của UNCLOS, cũng như các công cụ và quy trình giải quyết tranh chấp được đề ra trong Công ước”.

Anh, Pháp và Đức cũng khẳng định lập trường trung lập đối với các tranh chấp ở Biển Đông, song khẳng định với tư cách là thành viên của UNCLOS, các quốc gia châu Âu này sẽ tiếp tục thực thi các quyền tự do và quyền khác theo công ước, đóng góp vào việc thúc đẩy hợp tác tại khu vực.

bien dong khong con la van de cua rieng ai
Anh, Pháp, Đức gia nhập 'cuộc chiến' công hàm thể hiện quan điểm về vấn đề Biển Đông lên Liên hợp quốc. (Nguồn: Hanoitimes)

Cơ sở pháp lý quan trọng

Việc ba nước giữ vị trí quan trọng ở châu Âu gia nhập 'cuộc chiến' công hàm thể hiện quan điểm về vấn đề Biển Đông lên Liên hợp quốc được giới chuyên gia nhận định là bước đi rất quan trọng và tích cực trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

Khởi đầu là Malaysia, sau đó là nhiều quốc gia Đông Nam Á như Philippines, Việt Nam, Indonesia, và cả Mỹ, Australia đều đã gửi công hàm phản đối các lập luận của Trung Quốc đối với vùng biển nhạy cảm.

Giữa tháng 7/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa ra một tuyên bố về lập trường của Mỹ đối với các yêu sách trên Biển Đông, trong đó tập trung chỉ trích các tuyên bố phi lý và trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

Mỹ sau đó còn công bố danh sách 24 doanh nghiệp Trung Quốc bị trừng phạt do liên quan đến hoạt động bồi lấp đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Biển Đông đã không chỉ là vấn đề giữa ASEAN với Trung Quốc mà còn là mối quan tâm của hầu hết các nước trên toàn thế giới, bởi tầm quan trọng của Biển Đông đối với an ninh và sự phát triển của toàn thế giới.

Việc Mỹ, Australia và 3 nước châu Âu - Anh, Pháp, Đức - cùng đệ trình công hàm lên LHQ để tỏ thái độ là minh chứng rõ ràng cho nhận định này.

Các công hàm đều có chung một số nội dung như: Chỉ trích và lên án các yêu sách phi lý của Trung Quốc, trong đó cái gọi là “Đường 9 đoạn”, là đi ngược lại với luật pháp quốc tế và UNCLOS; Khẳng định UNCLOS là văn bản pháp lý quan trọng, đóng vai trò nền tảng để giải quyết các vấn đề liên quan đến biển và đại dương.

Các quốc gia ASEAN và Trung Quốc đều là thành viên của UNCLOS, cho nên phải có nghĩa vụ tuân thủ UNCLOS. Phán quyết của PCA năm 2016 là một phần quan trọng của luật pháp quốc tế và UNCLOS, và Trung Quốc cần phải tôn trọng phán quyết này.

Các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi lấp trên Biển Đông không làm thay đổi bản chất thật sự rằng đây là các thực thể “lúc nổi lúc chìm” hoặc “đá”, chứ không phải là “đảo” để có thể thiết lập quanh đó các vùng biển như Trung Quốc thường rêu rao. Điều này cho thấy bản chất phi lý trong các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Các công hàm này đều là các văn bản chính thức được trình LHQ, vì vậy chúng đảm bảo tính pháp lý cao nhất và rõ ràng nhất, một thực tế khiến Trung Quốc khó có thể biện giải cho những phản đối này.

Tin liên quan
AMM-53: EAS-10 kêu gọi sớm hoàn tất xây dựng một Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông AMM-53: EAS-10 kêu gọi sớm hoàn tất xây dựng một Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông

Trong bối cảnh ASEAN và Trung Quốc đang nối lại các cuộc đàm phán về nội dung của Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) vào tháng 11 sắp tới, các bản công hàm mang tính pháp lý mạnh mẽ này sẽ là căn cứ quan trọng để ASEAN làm nền tảng thúc đẩy các yêu cầu tuân thủ UNCLOS và phán quyết của PCA năm 2016.

Đây cũng có thể sẽ là động lực để các bên tiến tới hoàn thành một COC mang tính ràng buộc pháp lý, hiệu quả và có giá trị thực tiễn trong việc ngăn ngừa nguy cơ xung đột gia tăng trong khu vực.

Sự sứt mẻ trong quan hệ Trung Quốc - châu Âu?

Tờ New York Times nhận định rằng những hy vọng của Bắc Kinh về việc dùng châu Âu như một đối trọng với Mỹ đang dần tan biến sau khi lần lượt các quốc gia khu vực đối đầu Trung Quốc trong nhiều vấn đề, từ thương mại, hồ sơ Hong Kong, nhân quyền, và giờ là Biển Đông.

Một bài viết trên báo này có đoạn: “Hết nước này đến nước khác, Trung Quốc đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng gia tăng trước các chính sách và hành vi của mình… một bước lùi đáng kể tại lục địa mà Bắc Kinh từng xem như một đối tác thực dụng hơn và chín chắn hơn để Trung Quốc thúc đẩy quan hệ nhằm đối chọi với mối quan hệ ngày càng tồi tệ với Mỹ”.

Đáng chú ý, mức độ quan tâm của ba cường quốc châu Âu đối với khu vực không chỉ dừng lại ở ngôn từ mà còn bằng hành động cụ thể. Trong năm 2020, Pháp đã triển khai hoạt động đảm bảo tự do hàng hải FONOP ở khu vực, trong khi Anh cam kết sẽ triển khai một tàu khu trục HMS Queen Elizabeth tới Biển Đông vào năm 2021. Đức cũng đang tính toán cách thức triển khai hoạt động trong khu vực.

Đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, những thay đổi trong góc nhìn của châu Âu là một thách thức rất lớn. Trong ngắn hạn, điều này đe dọa hủy hoại nỗ lực phục hồi kinh tế hậu đại dịch của Trung Quốc bởi những khó khăn trong thu hút đầu tư do các biện pháp hạn chế mà Mỹ áp đặt, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao.

Trong dài hạn, thực tế này có thể xói mòn tham vọng của Tập Cận Bình về việc đưa Trung Quốc thế chỗ Mỹ trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu với quyền định đoạt các nguyên tắc quản trị và thương mại quốc tế.

Nỗi thất vọng của châu Âu đối với các chính sách của Trung Quốc ngày càng gia tăng song lên đến đỉnh điểm thời gian gần đây sau khi đại dịch Cvid-19 bùng phát. Nhiều diễn biến càng củng cố hơn quan điểm cho rằng chủ nghĩa độc tài mà Trung Quốc theo đuổi về căn bản là mâu thuẫn với những giá trị của châu Âu, dù Bắc Kinh luôn khẳng định việc tìm kiếm những hợp tác hài hòa.

Ngày 14/9 vừa qua, trong một hội nghị cấp cao trực tuyến với các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU), Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi xây dựng một “mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”. Tuy nhiên, cuộc gặp – từng được kỳ vọng là sẽ trở thành cơ hội thúc đẩy quan hệ kinh tế - lại kết thúc với không nhiều tiến triển về một gói đầu tư khá giới hạn.

Trên thực tế, cuộc họp càng làm lộ rõ những mâu thuẫn mà người ta lâu nay vẫn cố che giấu.

Tuy nhiên, châu Âu cho đến nay vẫn chưa mạnh tay như chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã có những bước đi quyết đoán nhằm chia tách mối ràng buộc chính trị, kinh tế và xã hội kéo dài hàng thập kỷ qua, mở đầu một kỷ nguyên đối đầu mới giữa Mỹ và Trung Quốc, bất chấp kết quả của cuộc bầu cử tháng 11 tới sẽ như thế nào.

Chuyên gia Czech: Động thái của châu Âu thể hiện sự điều chỉnh lập trường quan trọng về Biển Đông

Chuyên gia Czech: Động thái của châu Âu thể hiện sự điều chỉnh lập trường quan trọng về Biển Đông

TGVN. Việc 3 nước giữ vị trí quan trọng ở châu Âu gồm Anh, Pháp, Đức gửi công hàm chung tới Liên hợp quốc là ...

Biển Đông: Trung Quốc tiếp tục nhận chỉ trích từ Mỹ và cựu quan chức Philippines

Biển Đông: Trung Quốc tiếp tục nhận chỉ trích từ Mỹ và cựu quan chức Philippines

TGVN. Cựu quan chức Philippines đã cáo buộc "tiêu chuẩn kép" của Trung Quốc tại Biển Đông trong khi Mỹ cho rằng Bắc Kinh đã ...

Độ 'cứng và mềm' trong quan điểm của Malaysia về Biển Đông

Độ 'cứng và mềm' trong quan điểm của Malaysia về Biển Đông

TGVN. Sách Trắng quốc phòng đầu tiên của Malaysia xác định các tuyên bố hàng hải của Malaysia tại Biển Đông là quan tâm an ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 8/1/2025, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 8/1/2025, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 8/1. Lịch âm 8/1/2025? Âm lịch hôm nay 8/1. Lịch vạn niên 8/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 8/1/2025: Song Tử tình cảm phát triển tích cực

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 8/1/2025: Song Tử tình cảm phát triển tích cực

Tử vi hôm nay 8/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/1 và sáng 9/1: Lịch thi đấu ASEAN Club Championship - BG Pathum Utd vs Thanh Hóa; Carabao Cup - Tottenham vs Liverpool

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/1 và sáng 9/1: Lịch thi đấu ASEAN Club Championship - BG Pathum Utd vs Thanh Hóa; Carabao Cup - Tottenham vs Liverpool

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/1 và sáng 9/1: Lịch thi đấu Siêu cup Tây Ban Nha - Athletic Club vs Barca; Carabao Cup - Tottenham vs Liverpool.
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 8/1/2025: Tuổi Tỵ làm việc năng suất

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 8/1/2025: Tuổi Tỵ làm việc năng suất

Xem tử vi 8/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 8/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Berggruen Holdings sẵn sàng hợp tác, đầu tư, hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực

Berggruen Holdings sẵn sàng hợp tác, đầu tư, hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực

Thủ tướng đề nghị Berggruen Holdings nghiên cứu đầu tư vào một số dự án có ý nghĩa văn hóa, lịch sử; giúp quảng bá văn hóa Việt Nam ra ...
Giá vàng hôm nay 8/1/2025: Giá vàng 'bắt sóng' tăng, vai trò trú ẩn an toàn lại 'lên ngôi', có thể phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 8/1/2025: Giá vàng 'bắt sóng' tăng, vai trò trú ẩn an toàn lại 'lên ngôi', có thể phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 8/1/2025 trên thị trường thế giới bật tăng khi các nhà giao dịch cân nhắc về kế hoạch áp thuế của Tổng thống Trump.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Phiên bản di động