Từ cuối tháng 8/2022, hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác thải sinh hoạt bị phạt tới 1 triệu đồng

Chu Văn
Nhiều chính sách mới nổi bật sẽ bắt đầu có hiệu lực từ cuối tháng 8/2022 (từ ngày 21-31/8/2022) như hộ gia đình, cá nhân sẽ bị phạt nếu không phân loại rác thải sinh hoạt, thay đổi tiêu chuẩn năng lực chuyên môn của viên chức văn hóa cơ sở...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Từ cuối tháng 8/2022, hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác thải sinh hoạt bị phạt tới 1 triệu đồng
Từ cuối tháng 8/2022, hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác thải sinh hoạt bị phạt tới 1 triệu đồng. (Nguồn: Báo Tài nguyên & Môi trường)

1. Hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác thải sinh hoạt bị phạt tới 1 triệu đồng

Chính phủ ban hành Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó quy định cá nhân không phân loại rác thải sinh hoạt bị phạt tới 1.000.000 đồng.

Cụ thể, Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi:

- Hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;

- Không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định

(Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP hiện hành, không có quy định về mức phạt đối với cá nhân, hộ gia đình không phân loại rác thải sinh hoạt.)

Đồng thời, quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cơ quan, tổ chức, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường trong trường hợp:

- Không phân loại tại nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;

- Thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; (Quy định mới bổ sung)

- Kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; (Quy định mới bổ sung)

- Không ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định.

Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/8/2022 và thay thế Nghị định 155/2016/NĐ-CP, Nghị định 55/2021/NĐ-CP.

2. Viên chức văn hóa cơ sở phải có kỹ năng tin học, ngoại ngữ cơ bản

Đây là nội dung tại Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL ngày 07/7/2022 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.

Cụ thể, quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức văn hóa cơ sở như sau:

- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa cơ sở;

- Nắm vững lịch sử, văn hóa, xã hội của từng vùng, miền;

- Am hiểu các phương pháp quản lý và có kinh nghiệm về công tác tổ chức và hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở;

- Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và soạn thảo các văn bản trong lĩnh vực văn hóa cơ sở;

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.

(Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL đã bỏ yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với viên chức văn hóa cơ sở so với quy định hiện hành.

Hiện nay, viên chức văn hóa cơ sở phải đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như sau:

- Có kiến thức cơ bản về phương pháp hướng dẫn nghiệp vụ văn hóa cơ sở, nhà văn hóa;

- Có kinh nghiệm hướng dẫn về chuyên môn trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được phân công thực hiện;

- Biết sử dụng các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho chuyên môn nghiệp vụ được phân công và hiểu biết những nguyên tắc về an toàn lao động nghề nghiệp.)

Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 25/8/2022 và thay thế Thông tư liên tịch 06/2016/TTLT-BVHTTDL-BNV.

3. Mức hỗ trợ chi thường xuyên cho đơn vị sự nghiệp y tế công lập không đủ chi do ảnh hưởng Covid-19

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 16/2022/QĐ-TTg (có hiệu lực từ ngày 25/8/2022) về cơ chế hỗ trợ chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập thu không đủ chi do tác động của dịch Covid-19.

Trong đó quy định cách xác định và mức hỗ trợ chi thường xuyên cho đơn vị sự nghiệp y tế công lập không đủ chi do ảnh hưởng Covid-19 như sau:

- Số chênh lệch thu chi được xác định theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Thông tư 71/2006/TT-BTC và theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế thí điểm tự chủ của một số bệnh viện.

- Trường hợp đơn vị được ngân sách nhà nước thanh toán chi phí xét nghiệm, điều trị Covid-19 theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, thì đơn vị phải tổng hợp số được ngân sách nhà nước thanh toán vào số thu và số chi của đơn vị để xác định chênh lệch thu chi thường xuyên trong năm 2021.

- Đối với các khoản chi phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 năm 2021 được ngân sách nhà nước thanh toán hoàn trả theo quy định tại Nghị định 29/2022/NĐ-CP, đơn vị tổng hợp riêng, không tính vào số chi để xác định chênh lệch thu chi thường xuyên trong năm 2021.

- Mức hỗ trợ chi thường xuyên năm 2021 là số được bổ sung dự toán bằng số chênh lệch thu nhỏ hơn chi thường xuyên năm 2021 của đơn vị sự nghiệp y tế công lập sau khi trừ đi số dư Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập và nguồn kinh phí cải cách tiền lương còn dư (nếu có) đến hết ngày 31/12/2021.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2022: Rút tiết kiệm trước hạn vẫn hưởng lãi cao, phạt tiền khi không phân loại rác

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2022: Rút tiết kiệm trước hạn vẫn hưởng lãi cao, phạt tiền khi không phân loại rác

Thu phí tự động hoàn toàn các tuyến đường cao tốc; quy định mới về tiền lương; phạt tiền với hành vi đốt rơm rạ ...

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 2/2022

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 2/2022

Quy định miễn tiền sử dụng đất cho người có công, giảm 50% phí cấp phép xuất nhập khẩu chất phóng xạ, một số quy ...

6 chính sách mới về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ ngày 1/7

6 chính sách mới về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ ngày 1/7

Từ ngày 1/7, nhiều chính sách mới về bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực thi hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn ...

Trí thức người Việt kỳ vọng vào chính sách mới của Đảng

Trí thức người Việt kỳ vọng vào chính sách mới của Đảng

TGVN. Là một người Việt xa quê, tôi rất đỗi tự hào mỗi khi cất lên hai tiếng Việt Nam. Trước thềm Đại hội XIII ...

4 chính sách mới về ô tô có hiệu lực từ 2021

4 chính sách mới về ô tô có hiệu lực từ 2021

TGVN. Đáng lưu ý là thuế nhập khẩu ô tô từ Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục giảm theo lộ trình của Hiệp ...

(theo Thư viện Pháp luật)

Xem nhiều

Đọc thêm

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar vừa thay đổi bộ nhận diện gồm logo và biểu tượng, chuẩn bị chuyển mình thành một thương hiệu xe điện hạng sang.
Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động