Tự do tín ngưỡng, tôn giáo vùng dân tộc thiểu số: Nhất quán trong quan điểm và hành động

ThS. NGUYỄN TRƯỜNG ANH
Học viện An ninh nhân dân
Đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo của 53 dân tộc thiểu số đã góp phần tạo nên bức tranh tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam sinh động và đầy màu sắc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Thời gian qua, nhất quán trong quan điểm của Đảng, thực thi và áp dụng pháp luật của Nhà nước, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số được bảo đảm, đời sống tinh thần được nâng cao, đóng góp quan trọng vào mục tiêu xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.

Ngày 13/6/2024, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt đoàn đại biểu lãnh đạo, chức sắc các tổ chức tôn giáo nhằm biểu dương, tôn vinh, khích lệ lãnh đạo chức sắc, phát huy truyền thống “phụng đạo, yêu nước”, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc
Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt đoàn đại biểu lãnh đạo, chức sắc các tổ chức tôn giáo nhằm biểu dương, tôn vinh, khích lệ lãnh đạo chức sắc, phát huy truyền thống “phụng đạo, yêu nước”, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, ngày 13/6/2024. (Nguồn: TTXVN)

Nhất quán trong quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã hiến định tại Điều 5: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Đồng thời, tại Điều 16 Hiến pháp cũng khẳng định công dân Việt Nam thuộc thành phần dân tộc đa số hay thiểu số đều bình đẳng trước pháp luật, được hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ công dân như nhau: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.

Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo Nhà nước và xã hội, luôn khẳng định nguyên tắc “bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển” giữ vị trí chiến lược quan trọng trong chính sách đoàn kết các dân tộc.

Trên cơ sở nguyên tắc có tính chất tiên quyết đó, vấn đề bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số và đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc đã được Đảng và các thành tố khác cấu thành hệ thống chính trị Việt Nam xác định là những vấn đề cơ bản và cấp bách để xây dựng để phát triển Việt Nam hiện nay.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của mọi người và được “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”; đồng thời, Nhà nước “bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”. Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có thể được coi như một quyền tự nhiên của bất kỳ con người nào trong xã hội, không kể họ có là dân tộc gì, địa vị trong xã hội thế nào và trong những hoàn cảnh cụ thể nào.

Đồng bào các dân tộc thiểu số là bộ phận không tách rời trong lịch sử, văn hóa Việt Nam. Lịch sử đất nước Việt Nam nói chung và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói riêng gắn liền với cuộc sống lao động sản xuất, đoàn kết giúp đỡ nhau, sát cánh bên nhau trong lao động sản xuất, đánh đuổi giặc ngoại xâm, đối phó với thiên tai, dịch bệnh...; cùng với mục tiêu muốn lý giải đời sống của chính mình, các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đã ra đời bởi những nguồn gốc xã hội, nguồn gốc tâm lý - ý thức và nguồn gốc nhận thức như vậy.

Trên thế giới có những loại hình tín ngưỡng, tôn giáo gì, tại vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam có đủ các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đó như các hình thức tôn giáo nguyên thủy như Saman giáo, Bái vật giáo, Tôtem giáo hay các tôn giáo hiện đại như Công giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo, đạo Cao Đài...

Giáo dân thuộc Chi hội Ea Hiu của Hội thánh Tin lành
Cứ vào cuối tuần, những giáo dân thuộc Chi hội Ea Hiu của Hội thánh Tin lành lại cùng nhau cất vang tiếng thánh ca. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Bảo đảm thực thi trong thực tiễn

Thứ nhất, các tổ chức tôn giáo được công nhận, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc thiểu số thuận lợi thực hành các hoạt động tôn giáo.

Thời gian qua, trên cơ sở quy định trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã công nhận thêm 01 tổ chức tôn giáo (Giáo hội Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam), cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 03 tổ chức (Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam; Hội thánh Tin lành Liên hiệp Truyền giáo Việt Nam; Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê-su Ky-tô Việt Nam).

Sau khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, có thêm hơn 1.100 điểm nhóm được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung[1], nâng tổng số cả nước có trên 3.300 điểm nhóm Tin lành được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, trong đó các tỉnh miền núi phía Bắc có 1.647 điểm nhóm, các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước có 1.744 điểm nhóm[2]. Trong số đó, đáng chú ý 13 tỉnh miền núi phía Bắc (bao gồm Thanh Hóa và Nghệ An) đã cấp mới đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho 797 điểm nhóm theo đạo Tin lành.

Chấp thuận thành lập các chi hội Tin lành từ các điểm nhóm đã được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung với 2 mô hình: Từ một điểm nhóm thành lập một chi hội; Từ một số điểm nhóm cùng tổ chức, tín đồ cùng ngôn ngữ, giao thông thuận lợi thành lập chi hội,... nhằm phục vụ sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số.

Trên thế giới có những loại hình tín ngưỡng, tôn giáo gì, tại vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam có đủ các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đó, từ các hình thức tôn giáo nguyên thủy như Saman giáo, Bái vật giáo, Tôtem giáo hay các tôn giáo hiện đại như Công giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo, đạo Cao Đài...

Thứ hai, các tổ chức tôn giáo được hướng dẫn chủ động phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành theo giáo lý, giáo luật tôn giáo; đồng thời, tạo điều kiện tối đa cho các chức sắc, chức việc tôn giáo trong thực hành các hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

Hằng năm, số lượng chức sắc, chức việc, nhà tu hành và những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp không ngừng tăng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tinh thần của nhân dân. Kể từ khi thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, cả nước có hơn 6.500 người được phong phẩm, suy cử làm chức sắc; 16.783 người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc[3].

Điển hình tại khu vực Tây Nguyên, trước năm 2016, Công giáo tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên mới có 345 linh mục ( Đắk Lắk là 67 linh mục, Lâm Đồng có 206 linh mục (trong đó có 5 linh mục là người dân tộc thiểu số), Kon Tum có 35 linh mục; Gia Lai có 37 linh mục)Sau khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành, tại Giáo phận Ban Mê Thuột đến năm 2022 có thêm 02 linh mục trẻ là người Xơ Đăng và M’Nông; 20 nữ tu Dòng Nữ vương Hòa Bình là người dân tộc thiểu số.

Hoặc tại giáo phận Hưng Hóa của Công giáo Việt Nam, bao gồm địa giới của 10 tỉnh, thành phố thuộc miền Tây Bắc Việt Nam ( Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên và Sơn La, một phần các tỉnh Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, và một phần TP. Hà Nội với số lượng đông đảo đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Tày, Dao, Nùng, H’Mông,..), năm 2006 mới chỉ có 31 linh mục phục vụ 200.000 tín đồ nhưng đến hết năm 2022, đã có 144 linh mục triều và 36 linh mục dòng phục vụ khoảng 265.000 tín đồ[4].

Lễ hội Katê của đồng bào Chăm theo đạo Bà la môn tỉnh Bình Thuận không chỉ đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh của đồng bào Chăm mà còn là dịp để thu hút du khách tham quan, tìm hiểu nét đặc trưng của cộng đồng người Chăm. (Nguồn: TTXVN)
Lễ hội Katê của đồng bào Chăm theo đạo Bà la môn tỉnh Bình Thuận không chỉ đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh của đồng bào Chăm mà còn là dịp để thu hút du khách tham quan, tìm hiểu nét đặc trưng của cộng đồng người Chăm. (Nguồn: TTXVN)

Thứ ba, những ngày lễ trọng của các đồng bào các tôn giáo như: lễ Phật đản, lễ Vu lan của Phật giáo; lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh của Công giáo và Tin lành; lễ hội Yến Diêu Trì Cung, lễ kỉ niệm ngày khai đạo của đạo Cao Đài; lễ hội Katê của đồng bào Chăm; tháng chay Ramadan của người Hồi giáo... được tạo điều kiện và phối hợp tổ chức với quy mô lớn, thu hút đông đảo tín đồ là đồng bào các dân tộc thiểu số tham dự. Nhiều ngày lễ trọng của tôn giáo đã trở thành ngày lễ chung của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.

Điển hình như: Lễ hội Kate của đồng bào người Chăm là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng rất độc đáo để tưởng nhớ đến các vị thần như Ppo Klaung Girai, Ppo Rome, nhưng đồng thời cũng là dịp để đồng bào người Chăm từ khắp mọi miền đất nước trở về quê hương để đoàn tụ cùng gia đình, bạn bè, dòng họ và sinh hoạt tín ngưỡng tại các đền, tháp, làng, dòng họ...

Được sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước và chính quyền cơ sở, trong những năm gần đây đã trở thành một sinh hoạt tín ngưỡng chung của cộng đồng các đồng bào dân tộc thiểu số tại Ninh Thuận và Bình Thuận.

Thứ tư, tạo điều kiện, hướng dẫn các đơn vị có liên quan, các chức sắc, chức việc tôn giáo thực hiện đúng quy định của pháp luật trong xây dựng, mở rộng, trùng tu, tôn tạo các di tích tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo nhằm phục vụ nhu cầu thực hành các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đa phần các cơ sở để phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế bởi lẽ nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số thường là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cơ sở tôn giáo phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào dân tộc thiểu số đã từng bước được cải tạo, nâng cấp, xây dựng.

Điển hình, như việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các tộc người thiểu số, các tỉnh, thành phố ở vùng Tây Nam Bộ đã huy động kết hợp lồng ghép nhiều nguồn vốn của Trung ương, địa phương, tổ chức phi chính phủ và người dân để tập trung đầu tư xây dựng, sửa chữa các thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng cổ truyền của cộng đồng (chùa Phật giáo Nam tông của người Khmer, thánh đường Islam của người Chăm, miếu thờ ông Bổn, bà Thiên Hậu của người Hoa)...

Tạo điều kiện tối đa để xây dựng và thành lập Học viện Phật giáo Nam tông Khmer (ở Cần Thơ), các trường trung cấp Pali Khmer (ở Sóc Trăng và Trà Vinh) và các trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung học dân tộc nội trú đã được đầu tư xây dựng nhằm góp phần thúc đẩy công tác giáo dục, đào tạo, dạy nghề cho con em và sư sãi người Khmer.

Thứ năm, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộ, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo; lợi dụng sự chân chất, thật thà, nhẹ dạ, cả tin của đồng bào các dân tộc thiểu số để xuyên tạc quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về dân tộc và tôn giáo, gây lên tâm lý hoang mang, chống đối xã hội.

Trọng tâm là nhận diện và đấu tranh với các đối tượng cực đoan núp bóng tôn giáo hoạt động chống đối chính quyền, kêu gọi thành lập “Vương quốc Mông”, “Nhà nước Khmer”, “tà đạo Hà Mòn”, “Tin lành Đề ga” nhằm kích động ly khai, tự trị ở vùng dân tộc thiểu số, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Việt Nam.

Bên cạnh đó, tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân tin theo các tổ chức đội lốt tôn giáo, tổ chức bất hợp pháp như: Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ, “Đạo Bà Cô Dợ”, “Hội thánh Giê Sùa”…, góp phần xây dựng môi trường sinh hoạt tôn giáo lành mạnh phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số.

Sau khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, Việt Nam có thêm hơn 1.100 điểm nhóm được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, nâng tổng số cả nước có trên 3.300 điểm nhóm Tin lành được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, trong đó tại các tỉnh miền núi phía Bắc có 1.647 điểm nhóm, các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước có 1.744 điểm nhóm. Trong số đó, đáng chú ý 13 tỉnh miền núi phía Bắc (bao gồm Thanh Hóa và Nghệ An) đã cấp mới đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho 797 điểm nhóm theo đạo Tin lành; có hơn 6.500 người được phong phẩm, suy cử làm chức sắc; 16.783 người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc.

[1] Ban Tôn giáo Chính phủ (2023), Sách trắng Tôn giáo và Chính sách Tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, tr.88.

[2] Ban Tôn giáo Chính phủ (2023), Sách trắng Tôn giáo và Chính sách Tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, tr.97.

[3] Ban Tôn giáo Chính phủ (2023), Sách trắng Tôn giáo và Chính sách Tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, tr.88.

Nỗ lực thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Nỗ lực thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Việt Nam luôn nỗ lực và đã đạt được những thành tựu quan trọng trong bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự ...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Ngày 31/3, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công ...

Can thiệp sáng tạo để giảm tử vong mẹ tại các khu vực dân tộc thiểu số

Can thiệp sáng tạo để giảm tử vong mẹ tại các khu vực dân tộc thiểu số

Các can thiệp đổi mới, sáng tạo có kết hợp các yếu tố văn hóa xã hội có thể thu hẹp khoảng cách trong chăm ...

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng

Trong bối cảnh cách mạng 4.0 diễn ra mạnh mẽ, hoạt động tôn giáo trên không gian mạng ngày càng trở nên đa dạng và ...

Hoàn thiện pháp luật bảo đảm bình đẳng trong tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Hoàn thiện pháp luật bảo đảm bình đẳng trong tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị, ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe Honda Rebel 1100 2023 mới nhất tháng 6/2025

Cập nhật bảng giá xe Honda Rebel 1100 2023 mới nhất tháng 6/2025

Bảng giá xe Honda Rebel 1100 2023 mới nhất tháng 6/2025 tại các đại lý trên cả nước được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Gỡ bỏ ngay 20 ứng dụng độc hại này khỏi smartphone của bạn

Gỡ bỏ ngay 20 ứng dụng độc hại này khỏi smartphone của bạn

Người dùng Android cần gỡ bỏ ngay 20 ứng dụng độc hại này khỏi smartphone ngay nếu không muốn bị kẻ xấu đánh cắp toàn bộ tài sản của mình.
Cách tính phí bảo hiểm thân vỏ xe cũ mới nhất 2025

Cách tính phí bảo hiểm thân vỏ xe cũ mới nhất 2025

Cách tính phí bảo hiểm thân vỏ xe cũ như thế nào, mời độc giả tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Trường hợp tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng từ ngày 1/7/2025

Trường hợp tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng từ ngày 1/7/2025

Luật Bảo hiểm y tế mới đã quy định một số trường hợp phải tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng từ 1/7/2025.
Top 5 xe đa dụng cỡ nhỏ bán chạy nhất tháng 5/2025: Toyota Yaris Cross tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe đa dụng cỡ nhỏ bán chạy nhất tháng 5/2025: Toyota Yaris Cross tiếp tục dẫn đầu

Bảng xếp hạng top 5 xe đa dụng cỡ nhỏ bán chạy nhất tháng 5/2025, Toyota Yaris Cross tiếp tục dẫn đầu với 1.073 chiếc bán ra, xếp thứ 2 ...
Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Sáng nay (16/6), với 470/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Indonesia đặt mục tiêu 100% dân số tiếp cận nước sạch vào năm 2045

Indonesia đặt mục tiêu 100% dân số tiếp cận nước sạch vào năm 2045

Hiện vẫn còn 2,2 tỷ người trên thế giới chưa được tiếp cận với nguồn nước uống an toàn và 3,5 tỷ người không có hệ thống vệ sinh phù hợp.
Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về thảm hoạ da cam ở Việt Nam

Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về thảm hoạ da cam ở Việt Nam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức phát động ủng hộ Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.
Việt Nam cùng Liên hợp quốc khẳng định cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền của người khuyết tật

Việt Nam cùng Liên hợp quốc khẳng định cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền của người khuyết tật

Việt Nam sẵn sàng hợp tác nhằm bảo đảm hơn nữa quyền của người khuyết tật, hướng đến một xã hội công bằng, bao trùm và không ai bị bỏ lại phía sau.
Bộ Công an tích cực, chủ động trong hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc

Bộ Công an tích cực, chủ động trong hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc

Thượng tướng Lê Quốc Hùng tiếp Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách hoạt động gìn giữ hòa bình Jean-Pierre Lacroix.
Nâng cao vai trò của nữ sĩ quan Công an nhân dân Việt Nam trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế

Nâng cao vai trò của nữ sĩ quan Công an nhân dân Việt Nam trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế

Ngày 12/6, Bộ Công an, UN Women tổ chức Diễn đàn 'Tăng cường sự tham gia của nữ sĩ quan cảnh sát trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc'.
Liên hợp quốc lần thứ hai kỷ niệm Ngày quốc tế Vui chơi 11/6

Liên hợp quốc lần thứ hai kỷ niệm Ngày quốc tế Vui chơi 11/6

Các đại biểu kêu gọi tăng cường đầu tư vào các chính sách và chương trình thúc đẩy quyền vui chơi, bảo đảm không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau.
Bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại công nghệ số

Bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại công nghệ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, bảo vệ dữ liệu cá nhân khi tham gia vào quan hệ xã hội trên không gian mạng là hết sức cấp thiết.
Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ em gái

Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ em gái

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc nâng cao tỷ lệ tiếp cận giáo dục cơ bản cho trẻ em, đồng thời thu hẹp khoảng cách giới...
Bảo đảm quyền con người, quyền công dân thông qua bảo vệ dữ liệu cá nhân

Bảo đảm quyền con người, quyền công dân thông qua bảo vệ dữ liệu cá nhân

Theo Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng, dữ liệu cá nhân cần được sử dụng hiệu quả, hợp lý, phù hợp với nguyên tắc bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Ngoại giao tôn giáo: Sức mạnh mềm trong hội nhập quốc tế

Ngoại giao tôn giáo: Sức mạnh mềm trong hội nhập quốc tế

Tôn giáo là kênh đối ngoại hiệu quả, góp phần quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế quốc gia và củng cố sức mạnh mềm của Việt Nam trên trường quốc tế.
Khơi dậy nguồn lực phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Khơi dậy nguồn lực phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Nhà nước triển khai nhiều chính sách quan trọng nhằm hỗ trợ phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi, bảo đảm đời sống cho người dân.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Khẳng định chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Khẳng định chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 là dịp để cộng đồng quốc tế hiểu về thực tiễn đời sống tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Chiến dịch xuyên quốc gia triệt phá đường dây tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em, 20 đối tượng sa lưới

Chiến dịch xuyên quốc gia triệt phá đường dây tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em, 20 đối tượng sa lưới

Chiến dịch do cảnh sát Tây Ban Nha dẫn đầu, nhằm vào các đối tượng tàng trữ và phát tán tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em.
Europol phát động chiến dịch truy tìm manh mối chống lạm dụng tình dục trẻ em

Europol phát động chiến dịch truy tìm manh mối chống lạm dụng tình dục trẻ em

Cơ quan Cảnh sát hình sự châu Âu (Europol) triển khai chiến dịch quy mô lớn, huy động sự tham gia của cộng đồng, giúp phá giải vụ án lạm dụng tình dục trẻ em.
55 bộ phim tham gia Liên hoan phim quốc tế dành cho phụ nữ Aswan

55 bộ phim tham gia Liên hoan phim quốc tế dành cho phụ nữ Aswan

Liên hoan phim quốc tế dành cho phụ nữ Aswan (AIWFF) lần thứ 9 đã khai mạc tại thành phố bên bờ sông Nile của Ai Cập tối 2/5.
Hơn một nửa người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ

Hơn một nửa người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ

77% trong số hơn 550 người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ và trẻ em.
Sau 6 thập niên, lần đầu tiên có phi hành đoàn toàn nữ

Sau 6 thập niên, lần đầu tiên có phi hành đoàn toàn nữ

Sáu thành viên tham gia chuyến bay trên tàu vũ trụ New Shepard (NS-31) của Blue Origin, đưa NS-31 trở thành phi hành đoàn vũ trụ toàn nữ đầu tiên từ năm 1963.
Trung Quốc 'tiếp sức' cho phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn

Trung Quốc 'tiếp sức' cho phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn

Chính phủ Trung Quốc khởi động chương trình liên ngành nhằm đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm... cho những phụ nữ thuộc nhóm bị bỏ lại ở nông thôn.
Phiên bản di động