Vai trò của giáo dục
Vai trò của giáo dục giúp học sinh phát triển, có kỹ năng và định hướng đúng để tìm ra con đường riêng cho chính các em trước một thế giới đầy những biến động. Đồng thời, giúp các em nhận ra được bài học, chân lý và những giá trị từ những thất bại, sai lầm.
Số học sinh của Mỹ muốn theo đuổi nghề liên quan đến lĩnh vực khoa học cao gấp đôi các nước Đông Á và Trung Quốc. (Nguồn: Washington Exammer) |
Một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục hiện nay là làm sao giúp học sinh có thái độ tích cực đối với việc học tập.
Thực tế, số học sinh của Mỹ muốn theo đuổi nghề liên quan đến lĩnh vực khoa học cao gấp đôi học sinh Trung Quốc và các nước Đông Á. Tuy nhiên, khả năng nghiên cứu khoa học ở trường của nhiều em học sinh Mỹ không tốt.
Trái lại, thành tích môn khoa học của học sinh các nước Đông Á lại rất cao. Vì vậy, theo nhiều chuyên gia, các em cần được khuyến khích phát triển hơn nữa và phải được định hướng tốt về mặt tư tưởng, thái độ tích cực với bộ môn khoa học.
Có một số nghiên cứu từ Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) đáng quan tâm như: học sinh của 4 tỉnh của Trung Quốc có kết quả cao trong kỳ kiểm tra PISA dành tới 57 giờ/tuần cho việc học dù ở nhà hay ở trường, còn với học sinh các trường phổ thông ở Phần Lan là 36 giờ/tuần.
Nhưng chương trình đánh giá học sinh quốc tế đã chỉ ra những điểm nổi bật từ những nước có nền giáo dục tiên tiến nhất, thành công nhất trên thế giới hiện nay. Trong đó, các nhà quản lý giáo dục ở các nước Đông Á luôn đề cao và coi trọng giáo dục. Điểm chung ở các nước này là cha mẹ rất đầu tư cho việc học hành của con em mình, mong các con sẽ có tương lai tươi sáng. Ngược lại, phần lớn các nước phương Tây, việc định hướng tương lai cho con cái được cho là không tốt vì lý do khoản nợ công khổng lồ.
Đầu tư cho đội ngũ giáo viên
Quan điểm ở các nước Đông Á là tất cả các em đều có thể thành đạt. Một thực tế là hầu hết học sinh các nước Đông Á tin rằng những thành công chủ yếu do kết quả của cả một quá trình lao động cần mẫn chứ không phải trí thông minh do di truyền.
Trong những yếu tố mang lại thành công cho giáo dục thì không có nhân tố nào quan trọng bằng chất lượng của đội ngũ giáo viên. Các nước Đông Á đặc biệt quan tâm đến việc làm thế nào để chọn lựa và đào tạo đội ngũ giáo viên. Họ quan tâm nhiều đến chất lượng của giáo viên hơn quy mô lớp học.
Các nước đã đưa ra phương pháp tối ưu nhất, linh hoạt nhất cho giáo viên nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ này phát triển sự nghiệp giảng dạy một cách tốt nhất. Tại những quốc gia có chất lượng giáo dục hàng đầu đã có cơ chế chuyên nghiệp hơn. Những nước này khuyến khích giáo viên tự chủ, đổi mới phương pháp để cải thiện chất lượng giảng dạy, nâng cao chuyên môn cho mọi giáo viên.
Nếu mục tiêu của những giai đoạn trước là mức độ chuẩn hóa và tính tuân thủ thì ngày nay, các quốc gia Đông Á lại đề cao, coi trọng tính sáng tạo của người thầy.
Từ cơ chế quan liêu chuyển sang định hướng cho thế hệ giáo viên nhằm tạo ra một mạng lưới đổi mới. Điều này chúng ta có thể nhìn nhận ở các trường học của Thượng Hải và Phần Lan.
Có lẽ, kết quả ấn tượng nhất của những trường học mang đẳng cấp thế giới là học sinh được học tập trong điều kiện, môi trường giảng dạy tốt nhất.
Nền giáo dục của Singapore là một ví dụ điển hình. Các trường thường gắn những hoạt động thực hành, thực tiễn với những hoạt động chung của ngành giáo dục, của các trường tạo tính thống nhất, chặt chẽ và ổn định, đảm bảo tính nhất quán.
Tuy vậy, những yêu cầu của một nền giáo dục hiện đại sẽ không chỉ dừng ở đây.
Hiện nay, các trường học cần trang bị cho học sinh cách sống, học tập và làm việc, hòa nhập, giao lưu với nhiều người đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, đánh giá cao những ý tưởng, quan điểm và những giá trị khác nhau. Vì các em sẽ sống trong một thế giới mà ở đó, mọi người phải tin tưởng, hợp tác dựa trên những khác biệt đó. Nghĩa là các em phải hòa nhập vào môi trường đa văn hóa.
Đây là lý do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) lần đầu tiên quyết định đưa nội dung đánh giá năng lực toàn cầu vào làm nội dung trọng tâm trong kỳ khảo sát năm 2018.
Theo OECD, chúng ta cần giúp các em biết suy nghĩ cho bản thân, hành động cho người khác. Đồng thời,chúng ta cần giáo dục cho thế hệ tương lai - những người sẽ tạo ra công ăn việc làm cho toàn xã hội. Chúng ta phải chuẩn bị cho các em có thể đối mặt với những bất ngờ, những thử thách bằng sự thông minh, trí tuệ, và lòng cảm thông.
Theo kết quả từ PISA 2016 được công bố cho thấy: thành tích học tập của học sinh tại các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hongkong, Ma Cao, Singapore, Đài Loan, và Việt Nam được xếp hạng hàng đầu trên thế giới. Trong đó, khối các nước phương Tây chỉ có Estonia và Phần Lan là hai quốc gia có học sinh đạt kết quả khảo sát được đánh giá trong top đầu. Theo kết quả mới công bố thì học sinh Thượng Hải cùng với ba tỉnh khác của Trung Quốc có thành tích học tập môn khoa học khá cao. Cả bốn tỉnh tham dự kỳ thi Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) đều có học sinh lọt vào nhóm 10 có điểm số cao nhất trong số 68 nước có thí sinh tham dự. |