Từ ngày 1/7/2024, lương của sĩ quan quân đội là bao nhiêu? (Nguồn Internet) |
Tiền lương của sĩ quan quân đội và quân nhân chuyên nghiệp vẫn thực hiện theo quy định hiện hành
Chiều 20/6, tại cuộc họp báo của Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ Chính trị đã thống nhất với phương án chưa thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, thay vào đó sẽ tăng lương cơ sở khoảng 30%, từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2024. Vậy, sau ngày 1/7, lương của bộ đội tăng bao nhiêu?
Theo báo QĐND, hiện lương cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang được tính bằng lương cơ sở nhân hệ số lương. Hệ số lương được tính theo ngạch bậc của từng nhóm công chức.
Như vậy, mức lương của sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp từ ngày 1/7/2024 vẫn được thực hiện theo quy định hiện hành với công thức sau:
Tiền lương sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp bằng hệ số lương sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp nhân mức lương cơ sở.
Trong đó: Mức lương cơ sở từ 1/7/2024 là 2,34 triệu đồng/tháng; hệ số lương sĩ quan quân đội tùy thuộc vào cấp bậc quân hàm.
Mức lương của sĩ quan quân đội từ ngày 1/7/2024
Cấp bậc quân hàm | Hệ số lương | Mức lương đến 30/6/2024 (Đơn vị: VNĐ) | Mức lương từ 1/7/2024 (Đơn vị: VNĐ) |
Đại tướng | 10,40 | 18.720.000 | 24.336.000 |
Thượng tướng | 9,80 | 17.640.000 | 22.932.000 |
Trung tướng | 9,20 | 16.560.000 | 21.528.000 |
Thiếu tướng | 8,60 | 15.480.000 | 20.124.000 |
Đại tá | 8,00 | 14.400.000 | 18.720.000 |
Thượng tá | 7,30 | 13.140.000 | 17.082.000 |
Trung tá | 6,60 | 11.880.000 | 15.444.000 |
Thiếu tá | 6,00 | 10.800.000 | 14.040.000 |
Đại úy | 5,40 | 9.720.000 | 12.636.000 |
Thượng úy | 5,00 | 9.000.000 | 11.700.000 |
Trung úy | 4,60 | 8.280.000 | 10.764.000 |
Thiếu úy | 4,20 | 7.560.000 | 9.828.000 |
Chưa thay đổi phụ cấp đối với sĩ quan quân đội
Ngoài ra, hiện nay, bên cạnh việc hưởng lương theo hệ số, sĩ quan quân đội còn được hưởng các loại phụ cấp khác, như: Thâm niên, phụ cấp chức vụ... Với quy định này, các loại phụ cấp này chưa thay đổi.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, Bộ Chính trị đã thống nhất thực hiện 4/6 nội dung đã rõ, đủ điều kiện thực hiện trong đề án cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7.
Còn 2 nội dung chưa thực hiện gồm các bảng lương mới (bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương); cơ cấu lại và sắp xếp thành 9 chế độ phụ cấp mới, do phát sinh nhiều bất cập, cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện từng bước, thận trọng; đồng thời phải rà soát trình cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định liên quan đến mức lương cơ sở.
Theo nghị quyết về cải cách tiền lương, sẽ có 9 loại phụ cấp mới như phụ cấp kiêm nhiệm, thâm niên vượt khung, trách nhiệm công việc, ưu đãi theo nghề...
Tuy nhiên từ ngày 1/7, các điều kiện chưa đủ thực hiện 9 loại phụ cấp này nên Chính phủ đề nghị giữ nguyên phụ cấp hiện hành như phụ cấp chức vụ lãnh đạo, kiêm nhiệm, thâm niên vượt khung, trách nhiệm theo nghề.
Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp và một số chế độ đặc thù của lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức, viên chức một số chuyên ngành, đặc biệt là phụ cấp theo nghề mà trong quá trình thực hiện phát sinh bất hợp lý.
Với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước đang được áp dụng cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì rà soát lại bộ khung pháp lý.
Từ đó có cơ sở để quyết định việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù của cơ quan cho phù hợp.
Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, cải cách chính sách tiền lương là vấn đề hệ trọng, lớn, nhạy cảm, tác động tới hàng chục triệu cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang; tác động tới 50 triệu đối tượng hưởng các chính sách gắn với lương cơ sở.
Do đó, khi triển khai vấn đề này cần phải thận trọng, kỹ lưỡng, chắc chắn, toàn diện, rõ đến đâu thực hiện tới đó, không thể nóng vội.
Bộ trưởng cho biết, từ tháng 12/2021 tới nay, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đã có 21 cuộc họp nhằm cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng để ra được phương án cải cách tiền lương tốt nhất.
Quan điểm và nguyên tắc đầu tiên đó là bảo đảm sự hài hòa, tương quan giữa các đối tượng, công bằng, bình đẳng...
| Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói gì về cải cách chính sách tiền lương? Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói về cải cách chính sách tiền lương, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy. |
| Tăng tiền lương đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2024 Từ ngày 1/7/2024 sẽ cải cách tiền lương công chức, đồng thời tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động. Vậy có tăng tiền ... |
| Tiền lương mới sẽ tăng thế nào? Dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và ... |
| Những thay đổi quan trọng về BHYT từ ngày 1/7/2024 người dân cần biết Dưới đây là tổng hợp những điểm mới đáng chú ý về chính sách BHYT có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 người dân cần biết ... |
| Đề xuất tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp BHXH từ ngày 1/7/2024 Theo đề xuất của Chính phủ, dự kiến từ ngày 1/7/2024, mức lương hưu và trợ cấp BHXH được điều chỉnh tăng đến 15%. |