An ninh con người - mục tiêu của phát triển

Tư tưởng xuyên suốt của Đảng về an ninh con người

QT
Đảng, Nhà nước Việt Nam coi trọng vấn đề an ninh con người trên cơ sở quan điểm nhất quán, xuyên suốt là luôn đặt con người là vị trí trung tâm của mọi chính sách phát triển. Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra tư duy mới về an ninh con người, tạo nền tảng quan trọng để hiện thực hoá khát vọng, mục tiêu phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, vì con người và cho con người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tư tưởng xuyên suốt của Đảng về an ninh con người
Đại hội XIII của Đảng đưa ra tư duy mới về an ninh con người, tạo nền tảng quan trọng để hiện thực hoá khát vọng, mục tiêu phát triển đất nước Việt Nam.

Định nghĩa “an ninh con người” lần đầu tiên được Liên hợp quốc (LHQ) đưa ra năm 1994 trong Báo cáo phát triển con người. Theo đó, an ninh con người thể hiện ở hai khía cạnh cơ bản: An toàn trước các mối đe dọa triền miên như đói khát, bệnh tật, áp bức; được bảo vệ trước những biến động bất thường và có hại đối với cuộc sống hàng ngày, trong mọi môi trường.

Từ đó đến nay, vấn đề này dần trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều diễn đàn quốc tế, thậm chí đã kiến tạo một khuynh hướng lý luận coi “an ninh con người là trung tâm”. Bảo đảm an ninh con người cũng là vấn đề xuyên suốt trong quan điểm của Đảng ta.

Kiên định tư tưởng Hồ Chí Minh về an ninh con người

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm đến vấn đề con người, an ninh con người. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (tháng 2/1930) đã bước đầu khái quát được những nội dung an ninh con người trên các phương diện xã hội, chính trị, kinh tế.

Về xã hội: bảo đảm dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo công nông hóa; về kinh tế: thâu ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm 8 giờ.

Về chính trị: khẳng định con đường cách mạng là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, mang lại nền độc lập cho nhân dân.

Đặc biệt, trong bản Tuyên ngôn độc lập 1945 - “hòn đá tảng” pháp lý đầu tiên khẳng định về nguyên tắc, thực tế quyền sống trong độc lập, tự do và hạnh phúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Mọi người sinh ra đều có quyền tự do, bình đẳng và tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn không chỉ là tấm giấy khai sinh cho một Nhà nước Việt Nam theo thể chế Dân chủ - Cộng hòa, theo đuổi mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc mà còn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân loại thành một chân lý mang tầm thời đại, gắn chặt với việc bảo vệ quyền con người, vì con người.

Có thể thấy, qua thử thách của thực tiễn đấu tranh cách mạng, quyền sống của dân tộc và quyền sống của con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh được gắn với nhau một cách hữu cơ, nhuần nhuyễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã minh định rằng, ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là ngọn cờ bảo vệ nhân quyền chân chính, vì mục tiêu phát triển con người, nhằm đảm bảo an ninh con người.

Lời nói đầu của bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946 đã xác định một trong ba nguyên tắc xây dựng Hiến pháp chính là “thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”. Đến Hiến pháp 2013, Điều 3 khẳng định “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.

Đây là nền tảng pháp lý quan trọng để bảo đảm quyền con người và an ninh con người ở Việt Nam.

Xuyên suốt các văn kiện đại hội, đặc biệt là từ Đại hội VI, quan điểm của Đảng đều hướng tới mục tiêu phát triển đất nước là vì con người và do con người, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt ba lĩnh vực cơ bản: chính trị, kinh tế, xã hội.

Đảng đặc biệt chú trọng xây dựng xã hội dân chủ với việc bảo đảm an ninh con người. Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là yếu tố cốt lõi của hệ thống chính trị với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nếu như dân chủ xã hội chủ nghĩa coi quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân và do nhân dân làm chủ thì an ninh con người lấy con người làm trung tâm dựa trên quyền con người và mục đích phát triển con người. Xét trên phương diện logic, việc đảm bảo an ninh con người cùng với quá trình xây dựng xã hội dân chủ xã hội chủ nghĩa không hề mâu thuẫn mà ngược lại nó là sự đảm bảo để hướng tới mục tiêu chung là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Chính vì vậy, trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2010-2020 đã khẳng định con người là trung tâm và chủ thể của phát triển gắn liền với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Thực tế cho thấy, an ninh con người chỉ trở thành hiện thực trong xã hội dân chủ và xã hội dân chủ là tiền đề đảm bảo an ninh cho con người trên phương diện cá nhân, cộng đồng và đặc biệt là tạo dựng một môi trường chính trị pháp lý hòa bình, ổn định.

Ở Việt Nam, bản chất của Nhà nước là Nhà nước vì con người và bảo vệ quyền con người. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.

Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước thể hiện nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Đồng thời, cùng với việc tạo điều kiện tối đa để nhân dân thực hiện quyền làm chủ, Đảng chủ trương phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

Đây là điểm mới về nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện ở điểm: Pháp quyền dưới chủ nghĩa tư bản thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chủ nghĩa xã hội là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân, được nhân dân đồng thuận, ủng hộ.

Xuyên suốt các văn kiện đại hội, đặc biệt là từ Đại hội VI, quan điểm của Đảng đều hướng tới mục tiêu phát triển đất nước là vì con người và do con người. Đảng đặc biệt chú trọng xây dựng xã hội dân chủ với việc bảo đảm an ninh con người. Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là yếu tố cốt lõi của hệ thống chính trị với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kiểm nghiệm qua thực tiễn

Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân…”, mọi quyết sách của Đảng đều hướng về một mục tiêu: phục vụ Nhân dân.

Để đạt mục tiêu đó, Đảng ta xác định cần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường… coi đó là tiền đề vật chất để đảm bảo an ninh con người.

Trong bối cảnh bước vào thập kỷ thứ nhất của thế kỷ XXI, Nghị quyết Đại hội lần thứ IX (2001) đã xác định: “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá… Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo”.

Bước vào những năm cuối thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh cần “tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển, vận hành thông suốt, hiệu quả, đồng bộ và khả thi các loại thị trường và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch”. Như vậy, việc hình thành một thể chế kinh tế đồng bộ, hướng tới giải quyết mọi vấn đề trên lĩnh vực kinh tế chính là tiền đề quan trọng để Đảng ta thực hiện mục tiêu đảm bảo an ninh con người, vì con người.

Năm 2015, Việt Nam hoàn thành xuất sắc các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, trong đó hoàn thành trước thời hạn 3 mục tiêu (Xóa bỏ tình trạng nghèo cực cùng, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ). Chỉ số phát triển con người (HDI) có nhiều tiến bộ, năm 2020 là 0,704, được xếp vào nhóm phát triển con người cao và xếp thứ 117/189 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đại hội XIII đã khẳng định: “Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Những kết quả đạt được trong xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, ứng phó các đại dịch (HIV, SARS, MERS)… là minh chứng sống động cho quyết sách đúng đắn của Đảng để bảo vệ con người và an ninh con người.

Tin liên quan
Việt Nam tham gia thúc đẩy quyền con người: Niềm tin và kỳ vọng Việt Nam tham gia thúc đẩy quyền con người: Niềm tin và kỳ vọng

Nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng về an ninh con người, có thể nhận thấy, thực hiện an ninh con người là nhằm hướng tới bảo đảm quyền con người - xu hướng tốt đẹp mà toàn nhân loại đang hướng tới.

Theo đó, con người là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” vì con người và cho con người.

Tuy nhiên, một mặt, Đảng ta luôn ủng hộ việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền con người, tuân thủ những nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế trong quá trình đảm bảo an ninh con người, kế thừa những luận thuyết về an ninh con người của các tổ chức quốc tế…; đồng thời, tiếp cận nó một cách hợp lý trong điều kiện đặc thù của một quốc gia.

Đảng ta khẳng định không nước nào có quyền sử dụng quyền con người hay lấy mục tiêu đảm bảo an ninh con người làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.

Cuộc đấu tranh vì các quyền con người cần tiến hành đồng thời với các biện pháp ngăn chặn các cuộc chiến tranh, xung đột, khủng bố, nghèo đói, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia… đang hàng ngày, hàng giờ đe dọa hòa bình, an ninh độc lập và phồn vinh của mọi quốc gia, ngăn cản việc thúc đẩy và đảm bảo an ninh con người trên toàn thế giới.

Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để Đảng ta thực hiện các đường lối, chính sách phù hợp nhằm đấu tranh chống lại luận điệu xuyên tạc lợi dụng quan niệm về an ninh con người để tô điểm cho quan điểm phi lý “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, coi chủ quyền quốc gia không phải là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

Việt Nam luôn bảo đảm và thực thi quyền con người, nỗ lực ngăn chặn mua bán người

Việt Nam luôn bảo đảm và thực thi quyền con người, nỗ lực ngăn chặn mua bán người

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm việc bảo đảm và thực thi quyền con người, trong đó, công tác phòng, chống mua ...

Phòng, chống mua bán người, bảo đảm an ninh con người

Phòng, chống mua bán người, bảo đảm an ninh con người

Bảo đảm an ninh con người là việc bảo vệ các quyền cơ bản của con người trước những nguy cơ xâm hại, đe dọa ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 13/11/2024, Lịch vạn niên ngày 13 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 13/11/2024, Lịch vạn niên ngày 13 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 13/11. Lịch âm 13/11/2024? Âm lịch hôm nay 13/11. Lịch vạn niên 13/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 13/11/2024: Tuổi Tuất công danh bình ổn

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 13/11/2024: Tuổi Tuất công danh bình ổn

Xem tử vi 13/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 13/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 13/11/2024: Bạch Dương vận trình công việc tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 13/11/2024: Bạch Dương vận trình công việc tốt

Tử vi hôm nay 13/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile

Sáng 12/11 giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường rời tại thủ đô Santiago, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile từ 9-11/11.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Ngày 12/11, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng tiếp bà Trần Tố Nga, kiều bào ...
Phát biểu chính sách tại Đại học Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đề xuất 5 định hướng phát triển hợp tác song phương

Phát biểu chính sách tại Đại học Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đề xuất 5 định hướng phát triển hợp tác song phương

Sáng 12/11 giờ địa phương, tại thủ đô Santiago, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến Đại học Chile để trao đổi với các giảng viên, sinh viên tại đây.
Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói 'chưa từng thấy trong một thế hệ'

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói 'chưa từng thấy trong một thế hệ'

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.
Những con số biết nói 'giải oan' cho Sudan trước cáo buộc của Mỹ

Những con số biết nói 'giải oan' cho Sudan trước cáo buộc của Mỹ

Chính phủ Sudan đã đưa ra hàng loạt số liệu để bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng nước này ngăn cản hoạt động chuyển hàng viện trợ nhân đạo.
Đẩy mạnh phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung-Tây Nguyên

Đẩy mạnh phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung-Tây Nguyên

Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương tiếp tục khai thác tiềm năng, đổi mới sáng tạo... phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung-Tây Nguyên.
Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ công bố và kêu gọi Nhật Bản xem xét và giải quyết tình trạng này.
Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi.
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động