Thị trường bất động sản Malaysia kỳ vọng thu hút nhiều nhà đầu tư từ Trung Quốc nhờ vào chương trình thị thực nhiều ưu đãi MM2H. (Nguồn: Bloomberg) |
Khi Trung Quốc công bố kế hoạch đầu tư 170 tỷ Ringgit (35,9 tỷ USD) vào Malaysia năm ngoái, nhiều công ty bất động sản tại quốc gia Đông Nam Á này bắt đầu lên kế hoạch trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tư và người mua nhà tiềm năng đến từ Bắc Kinh.
Sự lạc quan lan tỏa, khi chủ các doanh nghiệp bất động sản được khích lệ bởi những con số đầy hứa hẹn về công dân Trung Quốc tham gia Ngôi nhà thứ hai của tôi (MM2H) - chương trình thị thực cư trú dài hạn do chính phủ đưa ra nhằm khuyến khích người nước ngoài chuyển đến sinh sống tại Malaysia. Bắt đầu được triển khai từ năm 2002, MM2H cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài visa dài hạn lên tới 10 năm.
Số liệu được công bố vào tháng 3/2024 cho thấy, kể từ tháng 1/2024, có đến 24.765 người sở hữu thẻ MM2H là công dân Trung Quốc, tương đương 44% trong số hơn 56.000 người đang sở hữu thẻ này, tăng từ 16.000 người vào năm 2019.
Tuy vậy, mọi kỳ vọng chỉ là phỏng đoán và nhiều người không tin những số liệu này phản ánh những lợi ích về mặt kinh tế đối với Malaysia trong lĩnh vực bất động sản cũng như nền kinh tế nói chung.
Tin liên quan |
Thủ tướng Malaysia: Quan hệ với Trung Quốc chưa bao giờ tốt hơn như hiện nay |
Ông Siva Shanker, Giám đốc điều hành của một công ty con thuộc Công ty tư vấn bất động sản Rahim & Co có trụ sở ở Kuala Lumpur cho hay: “Vấn đề là chưa có bất kỳ số liệu thống kê chính xác và tin cậy nào về số lượng người nước ngoài đang sở hữu bất động sản ở Malaysia. Tôi không cho rằng dân Trung Quốc đang đổ xô đến Malaysia để tìm mua bất động sản".
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại và công nghệ với Mỹ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế trong nước hậu đại dịch, nhiều nhà đầu tư Trung Quốc quyết định chuyển hướng kinh doanh sang các quốc gia Đông Nam Á lân cận.
Dù chương trình MM2H của Malaysia được đánh giá là đang hưởng lợi từ nỗ lực hướng Nam của các nhà đầu tư Trung Quốc, nhiều người lo ngại chương trình này có thể không đạt được kỳ vọng như mong muốn khi đưa ra những quy định khung như người sở hữu thẻ bắt buộc phải mua bất động sản tại đây và có thu nhập hằng tháng ở nước ngoài đạt tối thiểu 40.000 Ringgit.
Thị trường bất động sản của Malaysia từng chứng kiến thời hoàng kim với sự bùng nổ nhu cầu từ các nhà đầu tư Trung Quốc trong khoảng thời gian giữa những năm 2000 với sự góp mặt của một loạt dự án lớn, tiêu biểu là dự án thành phố công nghệ cao Forest City ở phía Nam bang Johor.
Dự án này trị giá 100 tỷ USD, được khởi công vào năm 2016, từng được kỳ vọng sẽ là nơi sinh sống của 700.000 người, hiện đang trong tình trạng "đắp chiếu" khi hàng nghìn người mua tiềm năng từ Trung Quốc rút lui sau khi Bắc Kinh áp dụng một loạt biện pháp mạnh tay với chủ đầu tư Country Garden.
"Đó là thời kỳ nhu cầu từ nhà đầu tư Trung Quốc lên đến đỉnh cao. Giờ thì điều đó đã kết thúc", ông Siva Shanker nói.
Theo ông Paul Khong, Giám đốc điều hành nhóm của Công ty tư vấn bất động sản quốc tế Savills Malaysia, nhu cầu của các khách hàng đến từ Bắc Kinh có khả năng sẽ tăng lên khi Khu kinh tế đặc biệt Johor-Singapore được đưa vào hoạt động vào cuối năm nay.
Bên cạnh bất động sản, du lịch cũng được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ lượng khách gia tăng từ Trung Quốc. Theo dữ liệu được chính phủ Malaysia công bố vào tuần trước, gần 1,2 triệu du khách từ quốc gia Đông Bắc Á đã đến "đất nước trăm đảo" trong 5 tháng đầu năm 2024, chi tiêu khoảng 8,8 tỷ Ringgit trong thời gian lưu trú. Lượng khách Trung Quốc đến quốc gia Đông Nam Á này đã tăng đột biến 194% so với cùng kỳ năm trước.
Malaysia dự kiến sẽ đón 5 triệu du khách Trung Quốc trong năm nay - vượt qua kỷ lục trước đại dịch là 3,1 triệu lượt du khách Trung Quốc - với sự hỗ trợ từ các thỏa thuận miễn thị thực được áp dụng cùng với lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Giáo dục đại học cũng dự kiến thu hút nhiều sự quan tâm từ Trung Quốc khi Malaysia là một trong số nhiều điểm đến ở châu Á chứng kiến nhu cầu tăng đột biến từ các du học sinh của quốc gia Đông Bắc Á muốn tìm kiếm các lựa chọn thay thế ngoài Australia, Anh và Mỹ.
Dữ liệu do Công ty theo dõi thị trường giáo dục quốc tế ICEF Monitor công bố vào tháng trước cho thấy, hơn 39.000 sinh viên Trung Quốc đăng ký vào các trường đại học Malaysia trong năm 2022. Thêm 26.630 sinh viên Trung Quốc nộp đơn xin nhập học tại các trường đại học Malaysia vào năm 2023.
"Malaysia, cùng với các điểm đến khác ở châu Á như Nhật Bản, Singapore, đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) và Thái Lan, hiện đang chiếm được sự quan tâm lớn nhờ các lợi thế như vị trí địa lý gần gũi, phù hợp túi tiền và sự góp mặt của nhiều trường đại học được xếp thứ hạng cao", theo ICEF Monitor.
| EU cập nhật tình hình thuế quan áp lên xe điện Trung Quốc, bất ngờ với hành động của Đức Ngày 5/8, ông Valdis Dombrovskis, Ủy viên thương mại châu Âu cho hay, thuế quan áp lên xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc vào ... |
| Xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ giảm thấp hơn kỳ vọng, chuyên gia dự báo nhiều rào cản 'ngáng đường' sắp tới Xuất khẩu của Trung Quốc dù tăng nhưng đang giảm dưới kỳ vọng của thị trường và theo các nhà phân tích dự đoán, mức ... |
| Đồng Nhân dân tệ tăng - nỗi lo mới của doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc Doanh nghiệp xuất khẩu tại Trung Quốc phải đối mặt với một thách thức mới: đồng Nhân dân tệ (NDT) tăng giá. |
| Để cách mạng hoá nền kinh tế, Pakistan ‘bắt tay’ với một ‘ông lớn’ ở châu Á Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif cho biết, nước này và Trung Quốc nỗ lực tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, đặc biệt là ... |
| Chuyên gia: Vị thế 'công xưởng thế giới' của Trung Quốc rất khó thay thế Mới đây, trả lời phỏng vấn tờ SCMP, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Michael Spence cho rằng, sẽ mất một thời gian đáng ... |