Từng có nước trên Sao Hỏa?

Curiosity của NASA đang hoạt động trên bề mặt Sao Hỏa đã tìm thấy một lượng lớn silica và khoáng chất tridymite cho thấy khả năng từng có nước trên hành tinh này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
tung co nuoc tren sao hoa

Xe tự hành Curiosity đâng hoạt động ở khu vực núi Sharp trên Sao Hỏa. (Nguồn: NASA)

Sau hơn ba năm thám hiểm Hỏa tinh, xe thám hiểm tự hành Curiosity đã có một số khám phá thú vị giúp các nhà khoa học chắp nối thông tin với nhau để hiểu nước đã hình thành, di chuyển, và sau đó, hoặc bị đóng băng hoặc biến mất khỏi Hỏa tinh như thế nào?

Chiếc xe tự hành được trang bị tia laser, máy ảnh và các thiết bị dò này lần đầu tiên tìm thấy silica hóa đá, một loại khoáng chất bao gồm silicon và oxy. Ở Trái Đất, chất này thường lắng đọng do nước.

Jens Frydenvang, một nhà địa chất-thiên văn học tại phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ở bang New Mexico cho biết: "Trên Trái Đất, tất cả các môi trường nơi chúng tôi tìm thấy loại silica này đòi hỏi phải có nước " - ông giải thích. "Thường thì đó cũng là một môi trường rất tốt để tìm kiếm sự sống của vi sinh vật”.

NASA cho biết một số loại silica mà Curiosity tìm thấy trên Hỏa tinh nằm bên trong khoáng vật tridymite, một loại khoáng vật rất hiếm ở Trái Đất và chưa bao giờ được tìm thấy ở Hỏa tinh trước đây.

Theo các nhà khoa học, ở Trái Đất, các khoáng chất này có thể được tìm thấy trong các tảng đá giàu chất silica do núi lửa phun trào ra, vì vậy việc phát hiện ra tridymite có thể là bằng chứng cho sự hoạt động của núi lửa ở Hỏa tinh. Hoặc có thể tridymite được hình thành bởi một quá trình khác trên Hành tinh Đỏ.

"Chúng tôi có thể giải quyết điều này bằng cách xác định liệu trydymite trong lớp trầm tích có nguồn gốc từ núi lửa hoặc có nguồn gốc khác," Elizabeth Rampe, một nhà địa chất hành tinh tại Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA ở Houston cho biết.

Suốt bảy tháng qua, xe tự hành Curiosity đã khảo sát qua một khu vực mà các nhà khoa học đặt tên là Đèo Marias, gần chân một ngọn núi có tên là núi Sắc (Sharp). Nó tìm thấy ở đó 2 tầng đất đá chồng lên nhau: một lớp cũ gồm đá và bùn, được một lớp đá sa thạch mới hơn bao trùm lên. Curiosity sử dụng tia laser để xác định thành phần của các loại đá ở đó, phát hiện chúng có hơn 90% là silica.

Curiosity đã nghiên cứu các lớp địa chất của núi Sharp kể từ năm 2014, sau hai năm thám hiểm các đồng bằng xung quanh núi và từng  phát hiện ra rằng các hồ đã tồn tại ở khu vực này hàng tỷ năm trước đây có thể đã từng hỗ trợ sự sống.

Trung Hiếu (tổng hợp)

Đọc thêm

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không ...
Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Kubi, bạn nhảy Linh San khiến bố mẹ Khánh Thi - Phan Hiển tự hào khi hai lần vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Liên đoàn Bóng đá châu Á 2024 (AFC) chính thức công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ở tứ kết U23 ...
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động