Nhỏ Bình thường Lớn

Từng là hình mẫu chống dịch, Hàn Quốc tìm cách 'lách khe cửa hẹp' đối phó với biến thể Delta

Từng là điển hình thành công về chống dịch Covid-19, giờ đây với gần 2.000 ca mắc mới do biến thể Delta được ghi nhận mỗi ngày, Hàn Quốc đang phải "gồng mình" chống dịch và có nguy cơ "kiệt sức" vì dịch bệnh.
Từng là hình mẫu chống dịch, Hàn Quốc tìm cách 'lách khe cửa hẹp' đối phó với biến thể Delta
Một nhân viên y tế Hàn Quốc tạm nghỉ sau những giờ làm việc căng thẳng khi số ca nhiễm mới tăng lên không ngừng tại Hàn Quốc. (Nguồn: Reuters)

Cô Park Eun-sun (sống tại Seoul, Hàn Quốc), đang phải đối mặt với hoàn cảnh khó khăn nhất kể từ khi bắt đầu kinh doanh vào tháng 8/2020.

Sau khi khai trương nhà hàng Nostimo ở phía Nam Seoul trong bối cảnh đại dịch Covid-19, cô Park thường xuyên phải làm việc nhiều hơn để thu hút khách hàng do phần lớn người dân đều có tâm lý không muốn ăn ngoài. Đồng thời, nhà hàng cũng phải tuân thủ nhiều quy định giãn cách khiến tình hình kinh doanh trở nên khó khăn hơn.

Hiện công việc kinh doanh của cô Park đang rơi vào thời điểm khó khăn nhất từ đầu mùa dịch khi dịch bệnh tái bùng phát với số ca nhiễm tăng theo ngày ở Hàn Quốc vẫn trên mức 1.000 ca kể từ hôm 7/7, chủ yếu ở vùng thủ đô Seoul. Theo quy định mới, các nhà hàng phải đóng cửa vào lúc 10 giờ tối.

“Rất may Hàn Quốc đã không rơi vào tình trạng đóng cửa hoàn toàn nhưng việc kinh doanh của chúng tôi chủ yếu vẫn chịu ảnh hưởng từ các điều chỉnh chính sách của Chính phủ", cô Park cho hay.

Tốc độ tiêm chủng chậm chạp

Cô Park vẫn đang trông chờ sẽ có thêm nhiều người dân Hàn Quốc đi tiêm phòng dù hiện nay tiến độ tiêm phòng vẫn còn khá chậm chạp: Cô than phiền: “Do các nhà hàng vẫn mở cửa nên các chủ nhà hàng và nhân viên như chúng tôi đều hy vọng sẽ được ưu tiên tiêm vaccine. Thật không may là điều này vẫn chưa được xem xét".

Trong giai đoạn đầu của đại dịch, Hàn Quốc từng có thời gian là một điểm nóng về dịch bệnh, bên ngoài tâm dịch Trung Quốc. Quốc gia này sau đó đã nhanh chóng trở thành điển hình chống dịch thành công vì đã kịp thời ngăn chặn làn sóng lây nhiễm đầu tiên thông qua việc kiểm tra, truy vết mà chưa phải dùng đến các biện pháp chống dịch mạnh mẽ như đóng cửa doanh nghiệp.

Tin liên quan
Covid-19: Hàn Quốc kéo dài quy định giãn cách xã hội ở khu vực thủ đô, Tokyo đề nghị ban bố tình trạng khẩn cấp Covid-19: Hàn Quốc kéo dài quy định giãn cách xã hội ở khu vực thủ đô, Tokyo đề nghị ban bố tình trạng khẩn cấp

Tuy nhiên, thời gian gần đây, xứ sở kim chi đang phải trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 tồi tệ nhất và chính phủ của Tổng thống Moon Jae-in đang bị chỉ trích là đã ăn mừng quá sớm vì những thành công trước đây trong khi không đảm bảo đủ nguồn cung vaccine để sớm đạt được miễn dịch cộng đồng.

Hàn Quốc là một trong hai nước cuối cùng thuộc các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) triển khai tiêm chủng trên diện rộng với chỉ 13,49% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Các biện pháp đóng cửa để ngăn chặn dịch bệnh được cho là đã gây tổn hại đáng kể đến nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân.

Chính phủ Hàn Quốc đã ký thỏa thuận với các nhà cung ứng vaccine nước ngoài để mua vaccine AstraZeneca, Pfizer và Moderna, nhưng tình trạng thiếu nguồn cung và các chuyến hàng bị trì hoãn đã gây ra nhiều trở ngại trong quá trình triển khai.

Ông Shin Eui-cheol, Giáo sư tại Trường Kỹ thuật & Khoa học Y tế KAIST cho biết: "Việc Hàn Quốc buộc phải áp dụng tình trạng giãn cách xã hội nghiêm ngặt như hiện nay hoàn toàn có thể tránh được nếu chính phủ thực hiện một cách tiếp cận lâu dài".

Vị giáo sư này cho rằng, nhà chức trách đã có phần chủ quan và sớm hài lòng khi một năm trước, quốc gia này đã thành công khi kiểm soát cố ca mắc hằng ngày chỉ khoảng 100 trường hợp. "Chính phủ nên nhìn xa trông rộng và đưa ra một chiến dịch tích cực hơn nhằm ngăn chặn dịch bệnh bằng việc sớm đặt mua đủ số vaccine để tiêm chủng", ông nói.

"Căng mình" chống dịch

Dịch bệnh tái bùng phát đúng vào thời điểm Hàn Quốc đang phải trải qua một đợt nắng nóng khắc nghiệt khi nhiệt độ của các thành phố luôn ở mức trên 30 độ C, khiến bầu không khí chung thêm phần ngột ngạt.

Thời gian cuối tháng 7 cũng là cao điểm của kỳ nghỉ lễ ở Hàn Quốc. Các quy định nghiêm ngặt hạn chế đi lại để phòng chống dịch bệnh đã khiến nhiều người quyết định ở nhà hoặc thực hiện các chuyến du lịch trong nước thay vì ra nước ngoài.

Từng là hình mẫu chống dịch, Hàn Quốc tìm cách 'lách khe cửa hẹp' đối phó với biến thể Delta
Những khu phố ẩm thực sầm uất tại thủ đô Seoul giờ cũng trở nên vắng vẻ do các quy định giãn cách. (Nguồn: Reuters)

Để hạn chế sự lây lan của biến thể mới, tại nhiều điểm nghỉ mát nổi tiếng, các chính quyền địa phương đã ra lệnh cấm tắm tại các bãi biển trong những khoảng thời gian nhất định hay cấm ăn uống, tụ tập trên bãi biển.

Các biện pháp giãn cách xã hội và chỉ thị làm việc tại nhà của nhiều công ty cũng đồng loạt được áp dụng để ngăn chặn dịch bệnh. Một Seoul vốn được biết đến là một đô thị náo nhiệt và sầm suất giờ đang phải chịu tình cảnh "vắng lặng như tờ".

Trước làn sóng dịch bệnh mới cùng số ca nhiễm tăng nhanh, các bác sĩ và nhân viên y tế tuyến đầu là những người thường xuyên phải tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm và thời gian làm việc kéo dài.

Ông Park Jae-young, bác sĩ y khoa và là Tổng biên tập của tờ Tuần báo Bác sĩ Hàn Quốc cho biết : “Hầu hết các bác sĩ và y tá điều trị cho bệnh nhân Covid-19 đang phải chịu rất nhiều căng thẳng. Họ gần như kiệt sức".

Ông Park đề xuất, thay vì trông đợi vào một "kỷ nguyên hậu đại dịch", các chuyên gia y tế cần chuẩn bị một tương lai mà ở đó virus SARS-CoV-2 sẽ vẫn là một phần trong công việc và cuộc sống.

Thêm hơn 630 ca nhiễm Covid-19 trong ngày, Hàn Quốc nâng mức giãn cách xã hội

Thêm hơn 630 ca nhiễm Covid-19 trong ngày, Hàn Quốc nâng mức giãn cách xã hội

"Sau khi nghiên cứu các đặc điểm của virus SARS-CoV-2, khả năng lây truyền, các dạng đột biến và dựa trên tỷ lệ tiêm chủng, chúng tôi nhận thấy các quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng của dịch bệnh lâu dài. Sẽ phải mất một thời gian rất lâu sau chúng ta mới có thể được chứng kiến cảnh hàng chục nghìn người không đeo khẩu trang, tụ tập trên sân bóng để cổ vũ, bắt tay với người lạ hay thảo luận sôi nổi trong quán rượu”.

Trước bối cảnh giãn cách và hạn chế đi lại, nhiều doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh tại Hàn Quốc đã linh động, tìm "các khe cửa hẹp" để thích nghi. Cô Park Eun-sun chia sẻ, nhà hàng của cô đã nhìn thấy cơ hội từ việc nhiều người không thể đi du lịch nước ngoài do tác động từ đại dịch khiến nhu cầu đặt đồ ăn tại nhà tăng lên.

Cô Park chia sẻ: "Nhà hàng của tôi đã được hưởng lợi từ các đơn hàng của các thực khách Hàn Quốc cũng như thực khách quốc tế có mong muốn được trải nghiệm ẩm thực quốc tế đích thực mà không cần phải lên máy bay”.

Số liệu của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) công bố ngày 2/8 cho thấy, Hàn Quốc đã ghi nhận thêm 1.219 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó có 1.150 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm của nước này lên 201.002 người.

Dư luận Hàn Quốc hiện đang dấy lên các lo ngại rằng, số ca tử vong ở những người trẻ tuổi chưa được tiêm chủng có thể tăng hơn trong những ngày tới, đặc biệt trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm thứ tư chủ yếu do biến thể Delta vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát.

Bên cạnh đó, tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 nặng ở độ tuổi dưới 40 cũng tăng lên 22,7%, gần gấp đôi so với 12,77% ghi nhận vào đầu tháng Bảy vừa qua.

Covid-19: Số ca nhập cảnh mới ở Campuchia cao kỷ lục, Delta hoành hành ở Hàn Quốc

Covid-19: Số ca nhập cảnh mới ở Campuchia cao kỷ lục, Delta hoành hành ở Hàn Quốc

Ngày 26/7, Bộ Y tế Campuchia ra thông cáo xác nhận, có thêm 778 ca mắc Covid-19 và 22 ca tử vong trong vòng 24 ...

Hàn Quốc thay thế toàn bộ 300 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu khu trục vì Covid-19

Hàn Quốc thay thế toàn bộ 300 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu khu trục vì Covid-19

Hàn Quốc phải thay thế toàn bộ 300 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu khu trục của hải quân nước này tham gia chống ...

(theo The Guardian)