Tương lai cho ASEAN

“ASEAN 4.0: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) có ý nghĩa gì đối với liên kết kinh tế khu vực?” là một báo cáo nghiên cứu chung của các chuyên gia thuộc Ngân hàng phát triển châu Á và Nhóm nghiên cứu chiến lược khu vực ASEAN thuộc Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), công bố vào tháng 11/2017.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tuong lai cho asean (Trực tuyến của Báo TG&VN): WEF ASEAN 2018 - Diễn đàn mở về Khởi nghiệp sáng tạo trong thời đại CMCN 4.0
tuong lai cho asean (Trực tuyến Tọa đàm của Báo TG&VN): Start up 4.0 - Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo

Nghiên cứu này tập trung vào tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), theo đó, đi đôi với rất nhiều cơ hội là vô vàn thách thức. Kết thúc nghiên cứu, các chuyên gia của WEF và ADB đã đưa ra một số gợi ý cụ thể cho các nhà lãnh đạo ASEAN cân nhắc, tham khảo về cách tiếp cận của họ đối với tương tác khu vực dưới sự điều hành của Ban thư ký ASEAN.

CMCN 4.0 và ASEAN

Trong 50 năm qua, ASEAN đã ghi nhận nhiều thành tựu ấn tượng. Nhưng CMCN 4.0 đang đặt khu vực trước những thay đổi quan trọng, khiến ASEAN phải xem xét đến một cách tiếp cận mới đối với chính sách và quản trị khu vực. Mô hình hiện tại - “phương thức ASEAN - ASEAN Way” đã chứng tỏ một cách vận hành có hiệu quả cao. Các nguyên tắc cốt lõi của cách tiếp cận này trong quan hệ khu vực cần phải được duy trì. Nhưng, cùng với “ASEAN Way”, khu vực vẫn cần một hệ điều hành mới.

tuong lai cho asean

Báo cáo đề cập đến các tác động dài hạn của CMCN 4.0 tới ASEAN. Nó sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn, nhưng cũng sẽ mang đến những thách thức chưa từng có. Từ đó, giải thích rõ tại sao ASEAN nên áp dụng một cách tiếp cận khu vực để điều hướng CMCN 4.0. Thật vậy, các chính sách cấp quốc gia cũng rất quan trọng và các quốc gia ASEAN đều đang theo đuổi những tiêu chí này, chẳng hạn như dự án Thái Lan 4.0 và sáng kiến Quốc gia thông minh của Singapore. Nhưng CMCN 4.0 không công nhận đường biên giới quốc gia. Nếu các nhà lãnh đạo ASEAN không nghĩ cho cả khu vực, họ sẽ bỏ lỡ các cơ hội và không giải quyết được các thách thức ngày càng tăng.

Cuộc CMCN 4.0 cũng đòi hỏi một cách thức mới để xây dựng các chính sách và quy định. Tốc độ thay đổi của CMCN 4.0 vẫn đang tăng tốc, trong khi các cách thức xây dựng chính sách cũ vẫn theo lối mòn, đặc biệt là chính sách xuyên biên giới, quá chậm, quá lạc hậu và quá cứng nhắc. Thay vào đó, phương thức quản trị và các quy định cần phải trở nên linh hoạt hơn, nhanh hơn, có lặp lại và được thử nghiệm nhiều hơn.

Ban Thư ký ASEAN sẽ trở thành “tổ chức nền tảng”

CMCN 4.0 đòi hỏi cách tiếp cận mới về tái cấu trúc hội nhập khu vực. Một ý tưởng quan trọng là đưa Ban Thư ký ASEAN trở thành một “tổ chức nền tảng”. Điều này đồng nghĩa với việc xây dựng hệ sinh thái với nhóm chuyên gia đến từ các bên khác nhau nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập, với Ban Thư ký đóng vai trò người quản lý và đốc thúc các hoạt động này.

Trong trường hợp ASEAN, Ban Thư ký sẽ thiết kế và triển khai “hệ điều hành hội nhập quốc tế”. Các bên thứ ba – nhóm chuyên gia từ các bên – sẽ thiết kế và xây dựng những tiêu chuẩn, chính sách và luật chơi mới cho quá trình hội nhập. Vai trò của Ban Thư ký là đảm bảo rằng những dự án hội nhập triển khai trên “hệ điều hành” được quản lý và hoạt động hiệu quả theo đúng quy trình.

Ở thời điểm hiện tại, trên một số mặt, Ban Thư ký ASEAN đang vận hành như một tổ chức nền tảng. Ý tưởng ở đây là hợp thức hóa và nâng cấp “hệ điều hành” để các “nhà phát triển ứng dụng” (nhóm làm việc trong dự án hội nhập) hoạt động hiệu quả hơn. Điều này đồng nghĩa rằng, phương cách làm việc của Ban Thư ký sẽ thay đổi. Một mặt, nó sẽ đóng vai trò lớn hơn trong triển khai “hệ điều hành hội nhập quốc tế” thông qua quản lý và đốc thúc các nhóm. Mặt khác, Ban Thư ký sẽ ít tham gia hơn vào xây dựng nội dung cụ thể của tiến trình hội nhập (đề xuất tiêu chuẩn và luật chơi mới), vốn sẽ được thiết lập bởi các nhóm làm việc. 

Các ý tưởng cho việc phát triển các “ứng dụng” mới hoặc tích hợp mới sẽ cần được các nước thành viên ASEAN xác nhận. Nhưng một khi các thành viên đã xác nhận, nhóm làm việc sẽ triển khai trên nền tảng đó để hoàn thiện các quy định. Ban thư ký ASEAN sẽ giám sát việc hình thành các nhóm làm việc và đảm bảo rằng, nhóm tuân thủ chặt chẽ các quy trình đã thống nhất để xây dựng nên các quy định chung.

Mô hình nền tảng này không nhằm mục đích làm suy yếu chủ quyền của các quốc gia ASEAN. Vì bất kỳ đề xuất nào liên quan đến các quy định hoặc tiêu chuẩn mới, vẫn cần phải được phê chuẩn ở cấp quốc gia trước khi chúng trở thành luật.

Ủy thác các hoạt động chính cho các cơ quan chức năng

Mở rộng ý tưởng về ASEAN như một tổ chức có tính nền tảng, Ban thư ký có thể xem xét ủy quyền nhiều chức năng hơn cho các nhóm liên kết thứ ba. Các nhóm hoặc tổ chức này sẽ hoạt động trên nền tảng chung nhưng theo cách độc lập hơn. Điều này sẽ cho phép ASEAN duy trì sự giám sát, trong khi cũng được hưởng lợi từ hệ sinh thái lớn hơn của các tổ chức, điều rất quan trọng trong việc quản lý quy mô tham gia và kết quả triển khai. Ví dụ điển hình là mô hình Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN (AMRO), chịu trách nhiệm quản lý mạng lưới an toàn tài chính của khu vực theo Sáng kiến đa phương hóa Chiang Mai.

Chuyển từ kế hoạch chi tiết dài hạn sang kế hoạch ba năm

Hiện nay, ASEAN đã rất nỗ lực trong việc phát triển tầm nhìn dài hạn và hội nhập khu vực mạnh mẽ, chẳng hạn như Kế hoạch chi tiết về Cộng đồng kinh tế ASEAN 2025. Nhưng có một vấn đề rằng, CMCN 4.0 được đặc trưng bởi sự thay đổi nhanh chóng, phi tuyến tính, nên các kế hoạch như vậy nhanh chóng trở nên lỗi thời.

Dưới thời CMCN 4.0 thì không nên cố gắng dự báo cho tương lai, bởi vì hầu hết các dự báo đều có thể không chính xác. Thay vào đó, vấn đề quan trọng là nhanh nhạy và cho phép điều chỉnh một cách linh hoạt. Do đó, ASEAN có thể xem xét hỗ trợ các mục tiêu bao quát của mình bằng các kế hoạch ba năm, được xem xét lại và sửa đổi thường xuyên.

Người dân làm chủ: Dân chủ hóa, phân quyền hóa

Nếu như ASEAN muốn thực sự hưởng lợi từ các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực của cộng đồng, nhóm cần cân nhắc việc cởi mở hơn với sự tham gia trực tiếp của họ trong việc xây dựng chính sách. Tầm nhìn ban đầu của ASEAN là tạo nên một tổ chức do người dân ASEAN làm chủ và hoạt động vì lợi ích của họ và CMCN 4.0 có thể biến tầm nhìn này thành hiện thực. Sự phổ biến của internet và điện thoại thông minh trong ASEAN sẽ là cơ hội để việc xây dựng chính sách của ASEAN trở nên bao trùm hơn. Tạo lập các cổng thông tin điện tử riêng là một cách để thu thập phản hồi trực tiếp từ công dân ASEAN và giới chuyên gia, tìm kiếm ý tưởng độc đáo mà thiết thực.

Nơi thử nghiệm các chính sách xuyên quốc gia

Một nền tảng ASEAN có thể được thiết lập nhằm thử nghiệm chính sách xuyên quốc gia và thiết lập những trung tâm sáng tạo xuyên biên giới. Một động thái tương tự đã từng được thực hiện tại châu Âu vào tháng 3/2017 với tên gọi Nền tảng châu Âu cho các Sáng kiến Quốc gia (EPNI). Mục tiêu của EPNI là giúp các ngành công nghiệp ở châu Âu phản ứng và bắt kịp CMCN 4.0 bằng cách liên kết các sáng kiến quốc gia, tạo ra nơi thử nghiệm các sáng kiến xuyên quốc gia và “khuôn khổ pháp lý thử nghiệm”. Tại đây, các đạo luật được áp dụng và xem xét kỹ lưỡng trong nhiều khuôn khổ pháp lý khác nhau, nhằm triển khai nhanh và sâu rộng một khi được thông qua tại Liên minh châu Âu (EU).

Mô hình nhân viên mới cho Ban Thư ký ASEAN

Vận hành một “hệ điều hành” cho tiến trình hội nhập khu vực sẽ đòi hỏi Ban Thư ký ASEAN suy nghĩ theo hướng mới. Chìa khóa thành công ở đây sẽ đến từ  sự hoàn hảo trong khâu triển khai. Cụ thể, Ban Thư ký cần tìm kiếm những người có khả năng vận hành mô hình nền tảng một cách hiệu quả, quản lý và sử dụng tốt công cụ của CMCN 4.0 như hệ thống liên lạc mới, cơ chế mới cho hợp tác ảo hay các công cụ để thu thập phản hồi và ý tưởng mới.

Bên cạnh đó, lãnh đạo ASEAN cần cân nhắc về cách tiếp cận mới trong xây dựng bộ máy, tuyển dụng những nhân viên có trình độ để làm việc dài hạn, thay vì dựa vào quá trình “bổ nhiệm” xoay vòng giữa các nước ASEAN. Tương tự, Ban Thư ký cũng có thể cân nhắc bổ nhiệm một “CEO” thường trực, với kinh nghiệm trong xây dựng và triển khai các đạo luật, chính sách.

Mô hình nguồn vốn mới cho Ban Thư ký

Để tuyển chọn được những nhân viên như ý muốn, vừa đủ và xây dựng hệ thống phù hợp để thúc đẩy hội nhập, Ban Thư ký ASEAN cần thêm nguồn vốn mới. Nguồn vốn 20 triệu USD/năm ở thời điểm hiện tại sẽ là không đủ. Theo ước tính của ADB, đến năm 2030, Ban Thư ký ASEAN sẽ cần 220 triệu USD ngân sách thường niên để điều hành Cộng đồng ASEAN hiệu quả. Một mô hình khả dĩ từng được Liên hợp quốc sử dụng, theo đó kinh phí đóng góp sẽ tương đương với quy mô của nền kinh tế.

tuong lai cho asean WEF ASEAN 2018: Giới trẻ ASEAN lạc quan về ảnh hưởng của công nghệ với việc làm và thu nhập

Đây là nhận định được ông Santitarn Sathirathai, Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế Tập đoàn SEA (Singapore) đưa ra trong buổi họp báo sau ...

tuong lai cho asean Bộ trưởng trẻ nhất Malaysia gây sốt tại WEF ASEAN 2018

Ông Syed Saddiq Syed Abdul Rahma, Bộ trưởng Thanh Thiếu niên và Thể thao Malaysia từng gây sốt khi trở thành tân bộ trưởng trẻ ...

tuong lai cho asean ​Ngoại trưởng Hàn Quốc sẽ đồng chủ tọa tại WEF ASEAN

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 10/9 cho biết, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha sẽ đồng chủ tọa một cuộc họp khu vực trong ...

Chu Văn (theo WEF, ADB)

Bài viết cùng chủ đề

WEF ASEAN 2018

Đọc thêm

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp các Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ Algeria chào kết thúc nhiệm kỳ

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp các Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ Algeria chào kết thúc nhiệm kỳ

Ngày 19/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ Haldun Tekneci và Đại sứ Algeria Abdelhamid Boubazine chào từ biệt.
Thêm một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga

Thêm một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga

Nga và Việt Nam có quan hệ hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực hợp tác ưu ...
Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

JPMorgan Chase đã kiện VTB nhằm ngăn chặn nỗ lực của ngân hàng này tìm cách lấy lại tiền trong tài khoản bị phong tỏa.
Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Sóc Trăng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 20/4/2024.
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Tổng thống Venezuela bày tỏ ấn tượng về những thành tựu phát triển về mọi mặt của Việt Nam trong những năm qua, trở thành hình mẫu cho nhiều nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Bộ trưởng Wautabouna Ouattara hoan nghênh chuyến thăm Bờ Biển Ngà của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ mô hình phát triển ...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động