Tương lại OPEC vẫn bất ổn?

Không nằm ngoài dự đoán, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác ngoài OPEC ngày 7/12 đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu thô ở mức 1,2 triệu thùng/ngày nhằm ổn định thị trường và ngăn chặn sự sụt giảm của giá dầu thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tuong lai opec van bat on Cánh bướm Qatar “gây bão” ở OPEC
tuong lai opec van bat on Động cơ khiến ​Qatar chính thức rút khỏi OPEC?
tuong lai opec van bat on ​Qatar tuyên bố rút khỏi OPEC
tuong lai opec van bat on
Thị trường dầu mỏ thế giới đã phản ứng tích cực sau quyết định của OPEC.

Thị trường đã có phản ứng ngay tức thì khi giá dầu đồng loạt tăng khoảng 5%. Kết quả trên có thể coi là thành công của hội nghị OPEC mở rộng diễn ra ở Vienna (Áo) sau khi Qatar tuyên bố rời khỏi tổ chức này từ năm sau.

Điểm mấu chốt để đi đến việc cắt giảm, bên cạnh “cái gật đầu” của Nga - một đối tác lớn của OPEC, là nhờ Iran vào phút chót đã đồng ý “bật đèn xanh” với việc tự nguyện giảm khoảng 800.000 thùng/ngày từ năm 2019 sau khi chấp nhận thỏa hiệp với Saudi Arabia - một đối thủ của Tehran trong khu vực. Đây được coi là một “tin lành” đối với OPEC trong bối cảnh vai trò chủ đạo của tổ chức này trên thị trường đang bị lung lay.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng việc các nước sản xuất dầu đạt được sự đồng thuận cắt giảm sản lượng chỉ là giải pháp tình thế, phù hợp trong ngắn hạn. Câu hỏi đặt ra sau hội nghị Vienna là liệu giá dầu thế giới có duy trì được đà tăng trong thời gian dài hay chỉ là hiệu ứng tức thời, rồi lại lên xuống thất thường khi nhu cầu của thị trường toàn cầu đang có dấu hiệu chững lại.

Có thể thấy dầu mỏ - một loại nhiên liệu thiết yếu mà nhu cầu luôn được coi là thước đo “sức khỏe” kinh tế toàn cầu, đang đứng trước nguy cơ lặp lại kịch bản “xuống giá không phanh” như cách đây vài năm. Giá dầu thế giới đang có chiều hướng đi xuống nằm ngoài ý muốn của OPEC và có vẻ như OPEC không kiểm soát được diễn biến trên thị trường này. Từ thực tế này, sẽ là hơi quá khi cho rằng OPEC đã trở nên “lỗi thời”, nhưng cũng không ngoa khi nói OPEC đang mất dần vị thế của mình.

Việc Qatar thông báo rời OPEC sau gần 60 năm gắn bó không khác gì “một đòn giáng mạnh” vào uy tín của tổ chức này và OPEC đã thực sự “mất điểm” sau vụ việc. Tuy nhiên, quyết định của Qatar có vẻ như “cái kết được báo trước” của OPEC.

Là quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông, Qatar hiện đứng thứ 11 trong số 15 thành viên OPEC về sản lượng, chỉ chiếm khoảng 2% tổng sản lượng của tổ chức này, song lại là một trong những thành viên có “vai vế” và tầm ảnh hưởng lớn nhất. Lâu nay, nhờ nguồn lực tài chính dồi dào, tiếng nói của Qatar luôn có trọng lượng với các thành viên OPEC, Doha được coi là cầu nối quan trọng giữa các nước trong tổ chức. Ngoài ra, Doha còn giữ vai trò trung gian giúp kết nối giữa OPEC với các đối tác lớn khác như Nga hay Mỹ.

Hồi năm 2016, khi giá dầu xuống mức thấp kỷ lục khoảng 30 USD/thùng, chính Qatar khi đó đang giữ vị trí chủ tịch luân phiên OPEC đã có vai trò chủ chốt giúp đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Sau quá trình đàm phán vô cùng khó khăn, Qatar đã thuyết phục các nước OPEC, trong đó có Saudi Arabia - nước xuất khẩu dầu lớn nhất, lần đầu tiên sau 8 năm nhất trí cắt giảm sản lượng.

Nhiều nhà quan sát am hiểu tình hình Trung Đông cho rằng quyết định rời OPEC là một bước đi có tính toán kỹ lưỡng, mang tính chiến lược và thể hiện sự chủ động của Qatar.

Dù động thái của Qatar mang tính “biểu tượng” nhiều hơn, song nó phản ánh sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ OPEC và có thể làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông. Nó cũng liên quan tới những yếu tố địa chính trị ở khu vực bởi Doha vẫn nằm ở tâm điểm của cuộc khủng hoảng ngoại giao Vùng Vịnh bùng phát từ giữa năm 2017 với việc 4 quốc gia khu vực, gồm cả các thành viên OPEC như Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), cắt đứt quan hệ với Qatar.

Một khi đã rời OPEC, Qatar có thể chủ động điều chỉnh hoạt động sản xuất dầu mỏ, và có quyền nâng sản lượng trong khi các thành viên khác phải cắt giảm để ổn định thị trường. Việc làm của Qatar có thể gây ra “hiệu ứng domino” một khi các nhà sản xuất nhỏ trong OPEC cảm thấy không được lợi lộc gì từ việc tham gia OPEC.

OPEC cũng bị đánh giá là chịu sự chi phối của các nước không phải thành viên tổ chức như Mỹ hay Nga, đặc biệt Saudi Arabia - thành viên chủ chốt của OPEC, bị cáo buộc do Washington “giật dây”. Các quyết sách của OPEC chịu sức ép lớn từ những nước kiểm soát nguồn cung dầu toàn cầu Mỹ và Nga.

Trước khi hội nghị ở Vienna diễn ra 1 ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hối thúc OPEC và các đồng minh không cắt giảm sản lượng dầu mỏ trong năm tới nhằm tránh đẩy giá dầu thế giới lên cao. Điều này đã khiến nhiều nước trong OPEC không “vừa lòng” và chắc chắn sẽ phải cân nhắc, tính toán lợi ích của chính mình.

Bên cạnh những sức ép từ bên ngoài, uy tín và vị thế của OPEC cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nhiều tranh cãi, bất đồng nội bộ giữa các nước thành viên, trong đó phải kể đến những mâu thuẫn dai dẳng giữa Saudi Arabia và Iran hay giữa Saudi Arabia với Qatar.

Trên lý thuyết, OPEC là một tổ chức kinh tế, song hoạt động của tổ chức không tránh khỏi bị tác động bởi yếu tố chính trị, bởi những căng thẳng ngoại giao, quân sự hay cuộc đua giành ảnh hưởng giữa một bên là Saudi Arabia và bên kia là Iran, thành viên sáng lập và cũng là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba trong OPEC.

Những thách thức đối với OPEC còn phụ thuộc vào một loạt yếu tố, trong đó có dầu đá phiến, loại dầu do Mỹ sản xuất. Nhiều dầu đá phiến hơn cũng sẽ khiến vai trò của OPEC sẽ ngày càng suy giảm hơn. Ngoài ra, phải kể đến việc những nước ngoài OPEC tăng sản lượng để giành thị phần cũng sẽ tạo thách thức lớn đối với khối này trong tương lai.

Hầu hết các thành viên OPEC đều tỏ ra lo ngại khi giá dầu giảm trong khi nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ đóng góp một phần quan trọng cho ngân sách chính phủ của nhiều nước, đặc biệt tại khu vực Trung Đông - nơi vốn được coi là giếng dầu của thế giới. Ước tính đến nay các thành viên OPEC đã chịu thiệt hại tổng cộng 9 tỷ USD do việc dầu mỏ mất giá và phải giảm sản lượng xuất khẩu trong khi bị mất thị phần vào tay những nhà sản xuất khác.

Khách quan mà nói, giá dầu giảm xuất phát từ nhiều yếu tố ngoài tầm kiểm soát của OPEC. Bên cạnh nguyên nhân cơ bản do cung vượt cầu, nhu cầu về dầu của những nước tiêu thụ hàng đầu như Trung Quốc, vốn được coi là “công xưởng của thế giới” lại suy giảm, còn Ấn Độ chỉ chấp nhận mua dầu với mức giá vừa phải. 

Iran có lý khi cho rằng mục tiêu OPEC cần hướng tới là “cân bằng thị trường dầu mỏ” để đảm bảo duy trì nguồn thu từ dầu mỏ ở mức “chấp nhận được” đối các thành viên của tổ chức này, bằng không rất có thể tiếp tục sẽ có những thành viên khác rời bỏ tổ chức này.

Tại Trung Đông, không chỉ Qatar mà cả Saudi Arabia hay UAE cũng đang có dấu hiệu “chuyển hướng” nền kinh tế nhằm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Thậm chí có thông tin cho rằng tiếp sau Qatar, Iraq cũng đang “rục rịch” muốn rời khỏi OPEC.

Iraq hiện là thành viên xuất khẩu dầu lớn thứ hai trong OPEC và cũng không muốn bị gây áp lực phải cắt giảm sản lượng khai thác trong bối cảnh 90% GDP của nước này phụ thuộc vào xuất khẩu dầu. Nếu những quốc gia sản xuất dầu lớn nhất trong OPEC không còn cần tổ chức này nữa thì nhiều khả năng các nước thành viên khác cũng sẽ “đường ai người ấy đi”.

Có thể đúc kết rằng tương lai của OPEC hiện phụ thuộc vào khả năng chung sống của các thành viên chủ chốt ở Trung Ðông và như nhà phân tích Jeff Yastine của hãng Banyan Hill (Mỹ) đánh giá: “Thế giới cũng không tốt hơn hay cũng chẳng xấu đi nếu thiếu OPEC”. Về lâu dài, OPEC cần có những chiến lược mới để đối phó với các thách thức trong tương lai nếu muốn duy trì sự tồn tại của mình.

tuong lai opec van bat on OPEC có thể giảm sản lượng trở lại vào 2019

Hai nguồn tin từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ngày 7/11 cho biết, có nhiều khả năng OPEC và các nước ...

tuong lai opec van bat on 6 yếu tố khiến giá dầu thế giới tăng cao

Trong những tuần qua, cùng với việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân giữa nhóm P5+1 với Iran, sản lượng dầu của Venezuela đã ...

tuong lai opec van bat on ​Hết dư cung, giá dầu thế giới bắt đầu tăng

Giá dầu thế giới đã đi lên trong ngày 15/5, khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) thông báo rằng tình trạng ...

 

(Theo TTXVN)

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 1/5/2024: Tuổi Thân hôn nhân bền chặt

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 1/5/2024: Tuổi Thân hôn nhân bền chặt

Xem tử vi 1/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 1/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSST 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 1/5/2024. KQXSST thứ 4

XSST 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 1/5/2024. KQXSST thứ 4

XSST 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay - XSST 1/5/2024. KQXSST thứ 4. Ket qua xo soc trang. kết quả xổ số Sóc Trăng ...
XSMN 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 1/5/2024. xổ số hôm nay 1/5

XSMN 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 1/5/2024. xổ số hôm nay 1/5

XSMN 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 1/5/2024. KQXSMN thứ 4. SXMN 1/5. xổ số hôm nay 1/5. kết quả xổ số ngày 1 ...
XSMT 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 1/5/2024. SXMT 1/5/2024

XSMT 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 1/5/2024. SXMT 1/5/2024

XSMT 1/5 - xổ số hôm nay 1/5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. KQXSMT thứ 4. SXMT 1/5. dự đoán XSMT ...
XSCT 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 1/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 1/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay - XSCT 1/5/2024. KQXSCT thứ 4. Ket qua xo so can tho. kết quả xổ số Cần ...
XSMB 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. dự đoán XSMB 1/5/2024

XSMB 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. dự đoán XSMB 1/5/2024

XSMB 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 1/5/2024. KQXSMB thứ 4. SXMB 1/5. xổ số hôm nay 1/5. dự đoán XSMB hôm nay. xổ ...
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

SBM NEWS đánh giá cao tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh, nơi có thắng cảnh Vịnh Hạ Long.
Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Trên hành trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã khẳng định bản lĩnh và trí tuệ, từng bước vượt qua thách thức, đạt những thành tựu to lớn...
Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng không điểm dừng, nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' hàng

Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng không điểm dừng, nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' hàng

Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng 'không hồi kết', nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' của thị trường cà phê...
Giá xăng dầu hôm nay 30/4: Trung Đông diễn biến 'nóng' đẩy giá dầu lao dốc hơn 1 USD

Giá xăng dầu hôm nay 30/4: Trung Đông diễn biến 'nóng' đẩy giá dầu lao dốc hơn 1 USD

Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu giảm hơn 1 USD, chịu tác động bởi các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas ở Cairo, Ai Cập.
Giá heo hơi hôm nay 30/4: Biên độ dao động không lớn; giá tăng khiến doanh nghiệp chế biến thịt lo lắng

Giá heo hơi hôm nay 30/4: Biên độ dao động không lớn; giá tăng khiến doanh nghiệp chế biến thịt lo lắng

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Phiên bản di động