Nhỏ Bình thường Lớn

Tuyên bố về quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, EU quyết 'đạp bằng' sóng gió?

TGVN. Ngày 2/3, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhất trí sẵn sàng tăng cường hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ, với điều kiện “tình trạng giảm leo thang hiện nay được duy trì” sau quãng thời gian căng thẳng gia tăng.
Tuyên bố về quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, EU quyết 'đạp bằng' sóng gió? (nguồn: Anadolu)
Các nhà lãnh đạo EU nhất trí sẵn sàng tăng cường hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ, với điều kiện 'tình trạng giảm leo thang hiện nay được duy trì'. (Nguồn: Anadolu)

Trong cuộc họp thượng đỉnh EU diễn ra ngày 25/3, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về quan hệ giữa EU với Thổ Nhĩ Kỳ và thông qua cách tiếp cận “dần dần, có điều kiện và có thể đảo ngược” nhằm tăng cường hợp tác với Ankara trong những lĩnh vực mà hai bên có lợi ích chung.

Tuy nhiên, điều kiện mà EU đưa ra là Thổ Nhĩ Kỳ phải "giảm leo thang căng thằng”, nhất là giải quyết tranh chấp với Hy Lạp và Cyprus, rút quân khỏi Libya và có giải pháp thỏa đáng cho vấn đề trong nước.

EU cũng cho rằng, việc Tổng thống Recep Tayyip Erdogan rút Thổ Nhĩ Kỳ khỏi Công ước Istanbul chống bạo lực giới sau cuộc thảo luận với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen là hành động nóng nảy.

Trước đó, trong báo cáo trình bày tại hội nghị, Ngoại trưởng EU Josep Borrell nhận định, Thổ Nhĩ Kỳ đã có một số tiến triển tích cực nhưng chưa chắc chắn.

Trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ không tuân thủ các quy tắc, EU sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt, bao gồm đối với cả lĩnh vực du lịch.

EU và Thổ Nhĩ Kỳ vừa trải qua một năm quan hệ sóng gió liên quan các hoạt động thăm dò dầu khí của Ankara ở Ðông Ðịa Trung Hải cũng như các chính sách đối với khu vực Trung Ðông-Bắc Phi, trong đó có cuộc khủng hoảng ở Lybia.

Cụ thể, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa tàu thăm dò khí đốt và điều tàu hải quân đến vùng biển tranh chấp ở Ðông Ðịa Trung Hải, dẫn đến việc va chạm với tàu chiến của Hy Lạp và buộc EU phải tăng cường các biện pháp răn đe cũng như chuẩn bị sẵn các lệnh trừng phạt.

Thổ Nhĩ Kỳ được xem là vùng đệm tự nhiên giữa EU với khu vực Trung Đông-Bắc Phi. Nước này đồng ý kiểm soát biên giới của mình với EU để ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp tìm cách tới EU tị nạn.

Trong 10 năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận khoảng 4 triệu người Syria chạy trốn xung đột. Đổi lại, nước này được nhận các khoản hỗ trợ tài chính từ Brussels. Tuy nhiên, việc đàm phán đưa Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU đến nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

TIN LIÊN QUAN
Triều Tiên phóng tên lửa: Bình Nhưỡng lên tiếng, Điện Kremlin bày tỏ quan điểm, Ủy ban cấm vận của Liên hợp quốc họp khẩn
Tình hình Myanmar: Mỹ, Anh hành động dồn dập, LHQ hối thúc họp khẩn, Indonesia-Singapore quan ngại
Họp báo của Tổng thống Biden: Dự định tái tranh cử vào 2024, không muốn đối đầu Trung Quốc, cảnh cáo Triều Tiên
Tin thế giới 25/3: Bị Mỹ làm ngơ, Triều Tiên ‘chơi lớn’ bắn thêm tên lửa đạn đạo, thế giới cảnh báo về ‘hậu quả’; Nhật sẽ hành động quân sự trên biển
Căng thẳng EU-Thổ Nhĩ Kỳ: Tổng thống Erdogan nói về ‘cánh cửa cơ hội’ trong quan hệ với Brussels

(theo AFP)