Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng” tại Học viện Hải quân tháng 9/2023 tại Nha Trang, Khánh Hòa. (Ảnh: HQVN) |
Trong một chia sẻ với báo chí gần đây, Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân cho rằng công tác tuyên truyền biển đảo chỉ có mở đầu, không có kết thúc. Do vậy, đây là một công tác liền mạch, có ý nghĩa quan trọng để nâng cao nhận thức và tình yêu biển đảo của nhân dân, động viên các lực lượng đang thực thi quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Triển khai đồng bộ, toàn diện với nhiều thành tựu
Năm 2023, tình hình Biển Đông được đánh giá là xuất hiện nhiều diễn biến mới, tác động sâu sắc đến an ninh chung ở khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Chuẩn đô đốc Đỗ Văn Yên, Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân chia sẻ tại Hội nghị tổng kết công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo, phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới trên đất liền năm 2023. (Ảnh: TH) |
Tuy nhiên, trong năm qua, với chức năng, nhiệm vụ là lực lượng nóng cốt quản lý, bảo vệ biển, đảo, Quân chủng Hải quân đã tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, toàn diện các mặt công tác, đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo với 63 tỉnh, thành phố, 16 cơ quan ban, bộ, ngành Trung ương. Những kết quả nổi bật đã được Chuẩn đô đốc Đỗ Văn Yên, Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân chia sẻ trong khuôn khổ Hội nghị tổng kết công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo, phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới trên đất liền năm 2023 ngày 22/12 vừa qua tại Hà Nội, bao gồm:
Một là, công tác phối hợp tuyên truyền biển đảo luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp, giúp đỡ thường xuyên, liên tục, toàn diện và hiệu quả của đảng bộ, chính quyền, nhân dân các địa phương và các cơ quan, ban, bộ ngành Trung ương. Nhiều phong trào như “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”; “Hành trình vì biển, đảo quê hương”; các hoạt động triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về biển, đảo đem lại hiệu quả và có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Hai là, hoạt động phối hợp tuyên truyền biển, đảo đã bám sát thực tiễn, được triển khai tích cực, chủ động, trách nhiệm ở nhiều cấp, ngành, có nhiều lực lượng tham gia, đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức thực hiện. Các cơ quan, đơn vị trong Quân chủng đã phối hợp với đơn vị, địa phương tổ chức 950 buổi tuyên truyền với hơn 450.000 lượt người tham gia; cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương phối hợp đưa 9.760 tin, bài, phóng sự, ảnh, clip hoạt động bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Ba là, thông qua công tác phối hợp tuyên truyền biển đảo góp phần bồi đắp tình cảm, phát huy truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc, tăng cường niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Thông qua các hoạt động ủng hộ vật chất và tinh thần, tiềm lực chính trị, tinh thần và thế trận lòng dân trên biển ngày càng được tăng cường, thế và lực của biển đảo Tổ quốc, nhất là Trường Sa, nhà giàn DKI ngày càng vững chãi. Quân chủng Hải quân đã tổ chức thành công 21 chuyến tàu, 2 chuyến máy bay đón 4.431 đại biểu các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và kiều bào đi thăm Trường Sa, DKI và các đảo trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc.
Bốn là, thông qua các hoạt động phối hợp tuyên truyền biển đảo đã giúp cho cấp ủy, chính quyền các địa phương, cơ quan, đơn vị có điều kiện nghiên cứu, nắm bắt tình hình thực tiễn, những diễn biến trên biển, những động thái mới của nước ngoài trên Biển Đông phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước về biển, đảo nói chung và hoạt động tuyên truyền biển đảo nói riêng.
Đã làm tốt, vẫn cần tốt hơn
Theo Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, công tác tuyên truyền biển đảo không thể kết thúc cũng không thể dừng lại. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, Chuẩn đô đốc Phạm Văn Luyện nhấn mạnh một số nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới của Quân chủng Hải quân.
Cụ thể, Quân chủng Hải quân cần quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về bảo vệ chủ quyền biển đảo; chủ động nghiên cứu, nắm chắc diễn biến tình hình trên biển để nâng cao khả năng phân tích, đánh giá, dự báo, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng các chủ trương, giải pháp chiến lược; xử lý linh hoạt, đúng đối sách các tình huống phức tạp trên biển, không để bị động, bất ngờ; kịp thời cung cấp thông tin chính thống, định hướng cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân khi có tình huống phức tạp trên thực địa.
Bên cạnh đó, việc chỉ đạo các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển rất quan trọng nhằm kịp thời phát hiện, tuyên truyền đấu tranh kiên quyết với các lực lượng có hành vi xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của ta trên các vùng biển, đảo; tuyên truyền, vận động ngư dân không khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; phát huy tốt các âu tàu, làng chài trên quần đảo Trường Sa và các lực lượng làm nhiệm vụ trên các tuyến đảo, nhà giàn để sẵn sàng giúp đỡ nhân dân phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, luôn là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển.
Tin liên quan |
Triển khai hiệu quả công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và phân giới, cắm mốc |
Ngoài ra, Quân chủng Hải quân cần tiếp tục thực hiện tốt chương trình phối hợp tuyên truyền biển đảo đã ký kết với các địa phương, cơ quan, đơn vị. Trong đó tập trung vào nâng cao chất lượng các hội nghị, hội thảo, triển lãm; tổ chức các đoàn đại biểu đi thăm quần đảo Trường Sa, nhà giàn DKI và các tuyến đảo trên cả nước; kết hợp công tác tuyên truyền với tổ chức tốt các phong trào, cuộc vận động hướng về biển, đảo do Trung ương, địa phương và đơn vị phát động.
Song song với đó, Quân chủng Hải quân cũng cần nỗ lực phối hợp tuyên truyền về các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, Quân đội và Quân chủng; tuyên truyền về những tấm gương, điển hình về ý chí, quyết tâm, trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ; sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với quân, dân huyện đảo Trường Sa nhà giàn DKI và các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Rõ ràng, tình hình Biển Đông dự báo còn nhiều khó khăn, phức tạp, do vậy, công tác tuyên truyền biển đảo càng cần được đảm bảo triển khai tích cực, hiệu quả, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ thiêng liêng là bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
| Lực lượng cứu nạn hàng hải Việt Nam - Lá chắn cho ngư dân an tâm bám biển Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC), ngôi nhà của những chiến sỹ áo màu da cam, mang ... |
| Biển Đông: Vùng biển tốn nhiều giấy mực nghiên cứu trong lịch sử Hiện nay, khu vực Biển Đông là một trong những vùng biển đang diễn ra các tranh chấp chủ quyền về đảo, quần đảo, tranh ... |
| Quan điểm giải quyết vấn đề phân định biển của Việt Nam (Phần I) Trong số các nước xung quanh Biển Đông, Việt Nam là quốc gia có vùng biển tiếp giáp với hầu hết các nước xung quanh ... |
| Quan điểm giải quyết vấn đề phân định biển của Việt Nam (Phần II) Trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc Việt Nam, trải qua các thời kỳ lịch sử, Nhà nước ... |
| Hình ảnh lễ chào cờ ở đảo Trường Sa Trước cột mốc chủ quyền và lá cờ Tổ quốc tại đảo Trường Sa, nhân chuyến thăm quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 ... |