Nhỏ Bình thường Lớn

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 24/2: Tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh... Kinh tế Mỹ khả quan vượt mong đợi, đồng bạc xanh tiếp tục tăng

Cập nhật tỷ giá ngoại tệ hôm nay 24/2, tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Bảng Anh, Yen Nhật, tỷ giá hối đoái... Kinh tế Mỹ khả quan vượt mong đợi, đồng bạc xanh tiếp tục tăng.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 24/2: Tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 24/2: Tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh...Kinh tế Mỹ khả quan vượt mong đợi, đồng bạc xanh tiếp tục tăng. (Nguồn: Reuters)

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 24/2

Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 24/2 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.642 VND/USD, tăng 1 đồng so với hôm qua.

Với biên độ +/- 5% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.824 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.459 VND/USD.

Tại ngân hàng thương mại, sáng nay, giá đồng USD tăng, trong khi giá Nhân dân tệ (NDT) giảm.

Thời điểm 8 giờ 15 phút, giá đồng USD tại BIDV được niêm yết ở mức 23.665-23.965 VND/USD (mua vào-bán ra), tăng 5 đồng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với cuối phiên hôm qua.

Giá đồng NDT tại ngân hàng này được niêm yết ở mức 3.391-3.504 VND/NDT (mua vào-bán ra), giảm 11 đồng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với cuối phiên qua.

Tại Vietcombank, giá đồng bạc xanh được niêm yết ở mức 23.630-24.000 VND/USD (mua vào-bán ra), tăng 10 đồng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với cuối phiên hôm qua.

Giá đồng NDT được niêm yết ở mức 3.378-3.523 VND/NDT (mua vào-bán ra), giảm 6 đồng ở chiều mua vào và 7 đồng ở chiều bán ra so với cuối phiên hôm qua.

STT Mã ngoại tệ

Tên ngoại tệ

Tỷ giá ngân hàng

thương mại

Mua vào

Tỷ giá ngân hàng

thương mại

Bán ra

*Tỷ giá NHNN

Áp dụng XNK từ 23/2-1/3

(để soi chiếu)

1 EUR Euro

24.616,27

26.004,93

25.196,58
2 JPY Yen Nhật

171,72

181,87

175,38
3 GBP Bảng Anh 27.968,50

29.172,63

28.629,25
4 AUD Đô la Australia 15.830,87 16.512,44 16.153,9
5 CAD Đô la Canada 17.151,33

17.889,75

17.461,41
6 RUB Ruble Nga

302,10

334,60

315

7 KRW Won Hàn Quốc

15,86

19,33

18,11
8 INR Rupee Ấn Độ

286,85

298,47 285,4
9 HKD

Đô la Hong Kong

(Trung Quốc)

2.958,42 3.085,78

3.013,86

10 CNY

Nhân dân tệ

Trung Quốc

3.378,00 3.523,00 3.428,42

(Nguồn: NHNN, Vietcombank)

Diễn biến tỷ giá trên thị trường thế giới

Đầu phiên giao dịch, trên thị trường Mỹ, chỉ số DXY (US Dollar Index) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,02%, đạt mốc 104,60.

Hôm nay, tỷ giá đồng bạc xanh tăng nhẹ trên thế giới; song các đồng tiền chung châu Âu giảm.

Đồng bạc xanh duy trì mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch vừa qua, sau khi dữ liệu kinh tế Mỹ được công bố khả quan, hậu thuẫn cho việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát.

Một loạt các dữ liệu kinh tế khả quan vượt mong đợi, số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới bất ngờ giảm vào tuần trước, cho thấy thị trường lao động vẫn được thắt chặt và nền kinh tế Mỹ đang phục hồi. Các nhà hoạch định chính sách ủng hộ việc tiếp tục tăng lãi suất đã hỗ trợ đồng bạc xanh trong tháng này.

Tuy nhiên, nhà quản lý danh mục đầu tư vĩ mô toàn cầu tại Acadian Clifton Hill cho biết: “Tháng 2 vừa qua đã có nhiều dữ liệu kinh tế lần lượt xuất hiện, minh chứng cho thực tế rằng lạm phát vẫn ở mức cao”. Các nhà giao dịch hợp đồng tương lai quỹ Fed hiện đang định giá lãi suất quỹ liên bang sẽ đạt 5,34% vào tháng 7 và duy trì trên mức 5% trong cả năm.

Ở một diễn biến khác, đồng Euro giảm 0,09% so với đồng USD vào cuối phiên giao dịch tại New York (Mỹ), xuống mức 1,0597 USD. Bảng Anh cũng giảm 0,22%, hiện ở mức 1,2017 USD.
Ngày 24/2, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) thông báo trong tháng 1/2023, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của nước này tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,3% so với quý trước. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp lạm phát ở Nhật Bản liên tục ở trên mức cao nhất trong 40 năm và là tháng thứ 17 liên tiếp, chỉ số này tăng.

Theo MIC, trong kỳ báo cáo, chỉ số CPI tổng hợp (bao gồm tất cả các mặt hàng) của nước này tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái và 0,4% so với tháng trước, trong khi CPI không bao gồm giá thực phẩm tươi sống và năng lượng chỉ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái và 0,4% so với tháng trước. Điều này cho thấy giá năng lượng vẫn là một trong nhân tố quan trọng tác động tới lạm phát ở Nhật Bản

Trước đó, BoJ vẫn cho rằng lạm phát ở Nhật Bản hiện nay chủ yếu do chi phí đẩy và sẽ không kéo dài nên ngân hàng trung ương này vẫn tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng nhằm đạt được mục tiêu lạm phát ổn định và bền vững.

Vì vậy, trên thị trường thế giới, đồng Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 134,66. Các nhà đầu tư chờ đợi bài phát biểu của Thống đốc sắp tới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda, nhằm có thêm manh mối về chính sách kiểm soát lợi suất trái phiếu của ngân hàng này.

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 23/2: Tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh... Fed 'bốc' cho đồng bạc xanh tiếp tục tăng

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 23/2: Tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh... Fed 'bốc' cho đồng bạc xanh tiếp tục tăng

Cập nhật tỷ giá ngoại tệ hôm nay 23/2, tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Bảng Anh, Yen Nhật, tỷ giá hối đoái... Fed 'bốc' ...

Xung đột Nga-Ukraine: Moscow bầm dập vì 'đòn liên hoàn', Trung Quốc ngộ ra nhiều bài học mới

Xung đột Nga-Ukraine: Moscow bầm dập vì 'đòn liên hoàn', Trung Quốc ngộ ra nhiều bài học mới

Những bài học mà Trung Quốc đã ngộ ra được từ cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay phần nào phản ánh sự thay đổi sâu ...

Cơ hội trở thành nhà lãnh đạo trẻ tại Hội nghị mô phỏng LHQ của Đại học Kinh tế Quốc dân

Cơ hội trở thành nhà lãnh đạo trẻ tại Hội nghị mô phỏng LHQ của Đại học Kinh tế Quốc dân

NEU Model United Nations (NEUMUN) - Câu lạc bộ Hội nghị mô phỏng Liên hợp quốc (LHQ) của Đại học Kinh tế Quốc dân đã ...

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030: Bộ Ngoại giao khẩn trương ‘nhập cuộc’

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030: Bộ Ngoại giao khẩn trương ‘nhập cuộc’

“Nhập cuộc” Chiến lược xuất nhập khẩu cũng là góp phần triển khai Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh ...

IMF: Mở đường để châu Á-Thái Bình Dương phục hồi mạnh mẽ

IMF: Mở đường để châu Á-Thái Bình Dương phục hồi mạnh mẽ

Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều sẵn sàng cho mức tăng trưởng 5,3% ...

(tổng hợp)