Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 4/10: Tỷ giá USD, Euro, Yen Nhật, Bảng Anh... |
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay được cập nhật lúc 9h ngày 4/10.
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 4/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.423 VND/USD, tăng 11 đồng so với hôm qua.
Với biên độ +/- 3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 24.125 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.720 VND/USD.
Tại ngân hàng thương mại, sáng nay, giá đồng USD và Nhân dân tệ (NDT) cùng giảm.
Thời điểm 8h40', tại BIDV, giá đồng bạc xanh được niêm yết ở mức 23.750 - 24.030 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 15 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua.
Giá đồng NDT được niêm yết ở mức 3.303 - 3.412 VND/NDT (mua vào - bán ra), giảm 2 đồng ở chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.
Giá ngoại tệ tại Vietcombank khá ổn định. Cụ thể, đồng USD tại ngân hàng này được niêm yết ở mức 23.730 - 24.040 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với chốt phiên hôm qua..
STT | Ngoại tệ | Tên ngoại tệ | Tỷ giá ngân hàng thương mại Mua vào | Tỷ giá ngân hàng thương mại Bán ra | Tỷ giá NHNN Áp dụng XNK từ 29/9- 5/10 (để soi chiếu) | ||||||
1 | EUR | Euro |
| 24,122.55 |
| ||||||
2 | JPY | Yen Nhật |
|
| 161,43 | ||||||
3 | GBP | Bảng Anh |
|
| 24.879,83 | ||||||
4 | AUD | Đô la Australia | 14,982.59 |
15,620.98
| 14.960,12 | ||||||
5 | CAD | Đô la Canada | 16,934.58 | 17,656.15 | 16.961,64 | ||||||
6 | RUB | Ruble Nga |
|
|
|
| |||||
7 | KRW | Won Hàn Quốc |
|
| 16,22 |
| |||||
8 | INR | Rupee Ấn độ | 292.30 |
|
|
| |||||
9 | HKD | Hong Kong (Trung Quốc) |
| 3,093.62 | 2.974,13 |
| |||||
10 | CNY | Nhân dân tệ Trung Quốc | 3.290 ,00 | 3.431 ,00 | 3.235,62 |
(Nguồn: NHNN, Vietcombank)
Diễn biến trên thị trường thế giới
Đồng Yen Nhật lần đầu tiên suy yếu vượt mốc 145 kể từ ngày 22/9. Trước tình hình này, ngày 3/10, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết, Tokyo đã sẵn sàng cho các bước đi chuẩn bị đối với thị trường ngoại hối nếu đồng Yen tiếp tục diễn biến xấu đi.
Trước đó, đồng Yen đang suy yếu do việc chính phủ kiên định với chính sách lãi suất thấp, vào thời điểm mà các ngân hàng trung ương đang ồ ạt tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát.
Diễn biến trái chiều, đồng Euro tiếp tục tăng 0,3%, đạt mốc 0,9825 USD. Song, Bảng Anh đã cho thấy có dấu hiệu đáng lo ngại.
Dữ liệu trước đó cho thấy, hoạt động sản xuất trên toàn khu vực đồng Euro đã giảm vào tháng trước. Một nguồn tin của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và OPEC+ cho rằng ,việc cắt giảm sản lượng là có thể xảy ra và các thành viên chủ chốt đã thảo luận về vấn đề này.
Tình hình năng lượng bấp bênh ở châu Âu rất dễ ảnh hưởng đến tiền tệ và khả năng Bảng Anh khó lòng giữ giá.
Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm nhẹ 0,45%, xuống mốc 111,66.
Trong tuần này, mức hỗ trợ quan trọng đối với đồng bạc xanh là 111,5. Nếu chỉ số DXY có thể duy trì tốt trên mức hỗ trợ này và phục hồi trở lại, nó có thể tiếp tục tăng lên các mức 114 và 115 trong thời gian tới.
Trong trường hợp chỉ số này rớt khỏi mốc 111,5, nó có thể tiếp tục rớt xuống vùng kháng cự 110-109.
| Ứng phó ‘cú sốc lương thực’, IMF phê duyệt cơ chế cho vay khẩn cấp mới Cơ chế cho vay của IMF được phê duyệt trong bối cảnh đời sống và sinh kế của 345 triệu người đang bị đe dọa ... |
| BoJ quyết duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng, Yen giảm mạnh, chính phủ Nhật Bản hành động đặc biệt Ngày 22/9, Bộ Tài chính Nhật Bản thông báo đã can thiệp vào thị trường tiền tệ để củng cố đồng Yen, vốn đã giảm ... |
| Nhật Bản: Bất chấp đồng Yên mất giá, BoJ có thể vẫn giữ nguyên chính sách tiền tệ Trong phiên họp thường kỳ kéo dài hai ngày, nhiều khả năng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ quyết định duy trì chính ... |
| Giải mã 'cú sốc đồng USD mạnh nhất trong lịch sử' Hiện tượng "cú sốc đồng USD mạnh nhất trong lịch sử" không phải vì nền kinh tế thực của Mỹ mạnh mẽ, mà là kết ... |
| Chủ tịch BRICS: Nga và Ấn Độ không cần đồng USD, triển khai lập rổ tiền tệ quốc tế mới Chủ tịch Diễn đàn quốc tế BRICS Purnima Anand cho biết, Nga và Ấn Độ không còn cần đồng USD của Mỹ trong việc thanh ... |