Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao không có dấu hiệu 'hạ nhiệt', Trung Quốc sẽ đối phó ra sao để chặn đà giảm tốc?

Nguyễn Tuyến
Với tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục 21,3%, thị trường lao động Trung Quốc đang "nóng" hơn bao giờ hết và trở thành một "hàn thử biểu" đo sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao không có dấu hiệu 'hạ nhiệt', Trung Quốc sẽ đối phó ra sao để chặn đà giảm tốc?
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tạo ra số lượng sinh viên tốt nghiệp gấp đôi so với 10 năm trước, với gần 12 triệu người trong năm nay, nhưng không có thêm những công việc phù hợp cho họ. (Nguồn: Nikkei Asia)

Anh Glonee Zhang, một sinh viên mới tốt nghiệp đã có nhiều hy vọng khi tìm được việc làm tại một công ty sản xuất pin lithium ở Thâm Quyến vào mùa Hè năm ngoái. Bây giờ, giống như hơn 20% thanh niên ở Trung Quốc, anh lại rơi vào cảnh thất nghiệp.

Là một sinh viên chuyên ngành tiếng Anh đi tìm việc trong giai đoạn hậu Covid-19, anh Glonee Zhang nghĩ rằng "đại dịch kết thúc sẽ mang lại một tương lai tươi sáng". Sáu tháng sau, anh và một nửa trong số 400 sinh viên mới tốt nghiệp của công ty đã bị sa thải khi doanh số bán hàng giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đội quân thất nghiệp tăng mạnh

Trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc chấn chỉnh hoạt động của doanh nghiệp tư nhân và sự sụt giảm tuyển dụng của các công ty nước ngoài, thanh niên nước này hiện phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục là 21,3%. Vì con số chính thức chỉ bao gồm những người tích cực tìm kiếm việc làm, nên một số nhà kinh tế cho rằng, tỷ lệ thanh niên không có việc làm, giáo dục hoặc đào tạo có thể cao hơn đáng kể.

Mặc dù đại dịch có thể đã qua, nhưng Covid-19 đã phơi bày một vấn đề cơ cấu đang gia tăng của Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tạo ra số lượng sinh viên tốt nghiệp gấp đôi so với 10 năm trước, với gần 12 triệu người trong năm nay, nhưng không tạo ra thêm những công việc phù hợp cho họ.

Tin liên quan
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục mất đà, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ vẫn cao ngất ngưởng Kinh tế Trung Quốc tiếp tục mất đà, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ vẫn cao ngất ngưởng

Robin Xing, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại ngân hàng Morgan Stanley, cho biết, trong những năm qua, nước này đã mở rộng các trường đại học, nhưng vẫn là một nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất và dịch vụ.

Đây là vấn đề cấu trúc bởi bản thân nền kinh tế lớn đang dần thay đổi. Nhưng Trung Quốc cần có thời gian để trở thành một nền kinh tế tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ, những nền kinh tế có nhiều dịch vụ chuyên nghiệp hơn để tạo ra nhiều việc làm.

Tháng 12/2019, trước khi Covid-19 xảy ra, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là 12,2%. Những sinh viên tốt nghiệp như anh Glonee Zhang buộc phải xem xét tiếp tục học cao hơn hoặc cố gắng tìm kiếm những công việc nhà nước có tính cạnh tranh cao nhưng ổn định. Học tập hoặc làm việc ở nước ngoài cũng là một lựa chọn cho một số người.

Sự bi quan của sinh viên tốt nghiệp ngày càng tăng do tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc cao gần gấp ba lần so với Mỹ và cao hơn nhiều so với mức 14% của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Quá trình phục hồi kinh tế sau Covid-19 của Trung Quốc đã chậm lại trong quý II/2023.

Trong một dấu hiệu ảm đạm khác, doanh số bán lẻ chỉ tăng 3,1% trong tháng 6/2023. Con số này cũng giảm mạnh so với mức tăng 12,7% trong tháng 5, theo dữ liệu chính thức.

Tăng cường các biện pháp kích thích

Trong bối cảnh lo ngại về tình trạng giảm tốc của nền kinh tế, tuần trước, chính phủ Trung Quốc đã tiết lộ một kế hoạch lớn nhằm giảm bớt các rào cản thị trường và tiếp cận tài chính, đồng thời nâng cao niềm tin của khu vực tư nhân.

Ngày 24/7, Trung Quốc cho biết muốn thu hút thêm vốn tư nhân tham gia vào các dự án quốc gia trong các lĩnh vực từ giao thông đến nước, năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng, sản xuất tiên tiến và nông nghiệp.

Enodo Economics, một công ty nghiên cứu kinh tế vĩ mô có trụ sở tại Vương quốc Anh, đã mô tả lập trường mới nhất của Bắc Kinh trong một ghi chú là "cành ô liu" đối với khu vực tư nhân. Động thái này diễn ra sau khi chính phủ có thái độ mềm mỏng hơn đối với doanh nghiệp tư nhân sau nhiều năm cứng rắn.

Việc làm trong khu vực tư nhân được trả lương cao từ lâu đã là mục tiêu hàng đầu của nhiều sinh viên tốt nghiệp tại Trung Quốc. Theo một báo cáo hồi tháng Sáu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cứ 10 người có việc làm ở thành thị thì có tới 6 người trong độ tuổi từ 16 đến 24 làm việc trong khu vực tư nhân.

Thế nhưng các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài đã giảm mạnh sự hiện diện tại nền kinh tế số 2 thế giới khi phương Tây tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào quốc gia Đông Bắc Á năm ngoái đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990.

Bà Zongyuan Zoe Liu, nhà nghiên cứu về kinh tế chính trị quốc tế tại Hội đồng quan hệ đối ngoại, cho biết: “Việc làm được cung cấp bởi các công ty đa quốc gia đang giảm dần do di dời chuỗi cung ứng. Các công ty đa quốc gia hoặc đang xem xét giảm quy mô đầu tư vào Trung Quốc hoặc đơn giản là rút khỏi thị trường này”.

Tin liên quan
Chuyên gia: Kinh tế Trung Quốc sẽ kiên cường Chuyên gia: Kinh tế Trung Quốc sẽ kiên cường 'vượt bão', phục hồi trước 'những cơn gió ngược'

Trước khi Bắc Kinh tăng cường siết chặt các quy định, công nghệ và giáo dục là một số trong những lĩnh vực được sinh viên đại học mong muốn nhất khi tìm kiếm công việc được trả lương cao.

Theo một cuộc khảo sát việc làm được công bố bởi nền tảng tìm việc Liepin của Trung Quốc, năm 2019, hơn 80% nhân lực trong ngành giáo dục dưới 35 tuổi và hơn 90% có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ.

Ngành giáo dục đã tạo việc làm cho khoảng 10 triệu người trước khi các dịch vụ dạy kèm tư nhân cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở các thành phố lớn bị cấm vào năm 2021. Chính phủ đã nỗ lực kiềm chế gánh nặng chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình nhưng lại gây ảnh hưởng đến một ngành kinh doanh tạo ra hàng chục tỷ USD mỗi năm.

Với các chỉ đạo mới, Bắc Kinh dường như cho thấy mục tiêu là phá bỏ các rào cản tiếp cận thị trường cho các doanh nhân, hỗ trợ và bảo vệ quyền của các công ty tư nhân, đồng thời “vun đắp và thúc đẩy tinh thần kinh doanh”.

Nhà kinh tế Xing của Morgan Stanley nhận xét, một gói kích thích có thể giúp ích vì điều đó cho thấy chính phủ quan tâm đến nền kinh tế cũng như quan tâm đến khu vực tư nhân. Giải phóng tiềm năng tăng trưởng đòi hỏi chính phủ đối xử với khu vực tư nhân theo cách khá nhất quán và hỗ trợ, chẳng hạn như cung cấp một môi trường pháp lý ổn định, vì vậy, sẽ không ai lo lắng về những thay đổi quy định có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.

Trong khi chờ đợi, anh Glonee Zhang hiện có kế hoạch quay lại trường để học sau đại học. Anh nói khi đang ôn môn Lịch sử Triết học phương Tây cho kỳ thi tuyển sinh: "Có lẽ điều đó có thể giúp khám phá tiềm năng và ý chí của tôi".

Khủng hoảng năng lượng: Ra tay giải cứu châu Âu, Mỹ bất ngờ 'thắng lớn', Trung Quốc khiến USD dầu mỏ thêm lo

Khủng hoảng năng lượng: Ra tay giải cứu châu Âu, Mỹ bất ngờ 'thắng lớn', Trung Quốc khiến USD dầu mỏ thêm lo

Sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, châu Âu là điểm đến chính cho xuất khẩu khí tự ...

'Đau đầu' lo kéo tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc hết cửa 'giải cứu thế giới'?

'Đau đầu' lo kéo tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc hết cửa 'giải cứu thế giới'?

GDP của Trung Quốc trong quý II/2023 tăng 6,3%, thấp hơn so với dự đoán của các nhà kinh tế. Những con số này chỉ ...

‘Người thứ ba’ xen giữa mối quan hệ Nga-Trung Quốc, âm thầm tài trợ cho kinh tế Moscow?

‘Người thứ ba’ xen giữa mối quan hệ Nga-Trung Quốc, âm thầm tài trợ cho kinh tế Moscow?

Ở thời điểm hiện tại, quan hệ kinh tế Nga-Trung Quốc ngày càng khăng khít, cả hai đều mang lại cho đối phương thứ họ ...

Ấn Độ không phải là 'Trung Quốc mới'

Ấn Độ không phải là 'Trung Quốc mới'

Nhóm nghiên cứu Riedel khẳng định, nền kinh tế Ấn Độ có lối đi riêng và có thể “tận hưởng những năm tăng trưởng rất ...

Kinh tế ảm đạm, lao động nhập cư Trung Quốc rơi vào cảnh khốn cùng

Kinh tế ảm đạm, lao động nhập cư Trung Quốc rơi vào cảnh khốn cùng

Rất nhiều lao động nhập cư Trung Quốc đang phải vật lộn tìm việc làm trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của nền kinh ...

(theo Nikkei Asia)

Đọc thêm

Sao Việt: Hoa hậu Bảo Ngọc đời thường cuốn hút, Á hậu Ngọc Hằng khoe eo thon

Sao Việt: Hoa hậu Bảo Ngọc đời thường cuốn hút, Á hậu Ngọc Hằng khoe eo thon

Hoa hậu Bảo Ngọc đăng ảnh đời thường thanh lịch vẫn cuốn hút, Hoa hậu Trần Tiểu Vy lên đồ quyến rũ, Á hậu Ngọc Hằng khoe eo thon.
Can thiệp sáng tạo để giảm tử vong mẹ tại các khu vực dân tộc thiểu số

Can thiệp sáng tạo để giảm tử vong mẹ tại các khu vực dân tộc thiểu số

Các can thiệp đổi mới, sáng tạo có thể thu hẹp khoảng cách trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, giảm tử vong mẹ tại các khu vực dân tộc ...
Động đất ở Myanmar: Hơn 3.300 người thiệt mạng, các lực lượng cứu hộ quốc tế tiếp tục nỗ lực tìm kiếm nạn nhân

Động đất ở Myanmar: Hơn 3.300 người thiệt mạng, các lực lượng cứu hộ quốc tế tiếp tục nỗ lực tìm kiếm nạn nhân

Số người thiệt mạng trong trận động đất độ lớn 7,7 hồi cuối tuần trước tại nước này là 3.301 người, trong khi 4.792 người bị thương và 221 người ...
Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Dù chỉ là sự kiện chính trị ba năm một lần nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3/5 tới được coi là sẽ quyết định con đường đi của ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 5/4/2025, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 5/4/2025, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 5/4. Lịch âm hôm nay 5/4/2025? Âm lịch hôm nay 5/4. Lịch vạn niên 5/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/4/2025: Tuổi Mão tình cảm gắn kết

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/4/2025: Tuổi Mão tình cảm gắn kết

Xem tử vi 5/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 5/4/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Ứng phó với thuế quan, chưa vội bàn tới câu chuyện điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Ứng phó với thuế quan, chưa vội bàn tới câu chuyện điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu

Tại họp báo thường kỳ quý I/2025 của Bộ Công Thương chiều 4/4, vấn đề thuế quan tiếp tục thu hút sự quan tâm của đông đảo giới truyền thông.
Giá cà phê hôm nay 4/4/2025: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, Mỹ áp thuế 46% ảnh hưởng thế nào tới hàng xuất khẩu?

Giá cà phê hôm nay 4/4/2025: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, Mỹ áp thuế 46% ảnh hưởng thế nào tới hàng xuất khẩu?

Giá cà phê hôm nay 4/4/2025: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, Mỹ áp thuế 46% ảnh hưởng thế nào tới hàng xuất khẩu?
Thành lập tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ

Thành lập tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ

Tổ công tác có nhiệm vụ giúp Thủ tướng theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, khu vực, nhất là điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Mỹ.
P4G 'chọn mặt gửi vàng' 6 start-up Việt Nam để hỗ trợ thúc đẩy các giải pháp sáng tạo

P4G 'chọn mặt gửi vàng' 6 start-up Việt Nam để hỗ trợ thúc đẩy các giải pháp sáng tạo

Sáu start-up Việt Nam tham gia chương trình hỗ trợ của P4G gồm: AirX Carbon, Alternō, EBOOST, Stride, BUYO và Enfarm.
Giá xăng dầu hôm nay 4/4: Thế giới 'lao dốc không phanh'; trong nước đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 4/4: Thế giới 'lao dốc không phanh'; trong nước đồng loạt tăng

Giá dầu 'lao dốc không phanh' trong phiên giao dịch ngày 3/4, kết thúc phiên với mức giảm phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022.
Giá tiêu hôm nay 4/4/2025: Thị trường ổn định, nhận định xu hướng giá tiêu nội địa trong ngắn hạn

Giá tiêu hôm nay 4/4/2025: Thị trường ổn định, nhận định xu hướng giá tiêu nội địa trong ngắn hạn

Giá tiêu hôm nay 4/4/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 157.000 - 158.000 đồng/kg.
Bất động sản: Thị trường ‘hưng phấn’, dư địa tăng giá chung cư vẫn còn, cảnh báo sốt đất ảo theo thông tin sáp nhập, chính sách có hiệu lực mới nhất

Bất động sản: Thị trường ‘hưng phấn’, dư địa tăng giá chung cư vẫn còn, cảnh báo sốt đất ảo theo thông tin sáp nhập, chính sách có hiệu lực mới nhất

Cảnh báo 'sốt đất ảo' theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành; dư địa tăng giá chung cư vẫn còn… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Kiểm soát chặt dòng vốn chảy vào địa ốc, người nước ngoài đang gia tăng mua nhà tại Việt Nam, trình tự chuyển mục đích sử dụng đất

Bất động sản: Kiểm soát chặt dòng vốn chảy vào địa ốc, người nước ngoài đang gia tăng mua nhà tại Việt Nam, trình tự chuyển mục đích sử dụng đất

Cần có biện pháp quyết liệt tái cấu trúc thị trường, người nước ngoài đang gia tăng mua nhà tại Việt Nam… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản vùng ven khu công nghiệp hút khách

Bất động sản vùng ven khu công nghiệp hút khách

Thị trường bất động sản vùng ven khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam.
Bất động sản: ‘Ngôi sao hy vọng’ của thị trường, bất ngờ về giá đất Hòa Lạc, Đà Nẵng định lại giá đất 11 dự án vướng mắc

Bất động sản: ‘Ngôi sao hy vọng’ của thị trường, bất ngờ về giá đất Hòa Lạc, Đà Nẵng định lại giá đất 11 dự án vướng mắc

Nhà ở xã hội sẽ là 'ngôi sao hy vọng' cho người dân thu nhập thấp, giá đất nền Hòa Lạc (Hà Nội) tăng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Điểm danh 11 dự án ở Hà Nội mở bán mới nhất, nhà giá rẻ vẫn tiếp tục vắng bóng, khởi công khu đô thị mới tại Đà Nẵng

Bất động sản: Điểm danh 11 dự án ở Hà Nội mở bán mới nhất, nhà giá rẻ vẫn tiếp tục vắng bóng, khởi công khu đô thị mới tại Đà Nẵng

Danh sách 11 dự án ở Hà Nội mở bán mới nhất, quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu, phát triển hạ tầng khu công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2025-2030

Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu, phát triển hạ tầng khu công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2025-2030

Thị trường bất động sản KCN đang trở thành điểm sáng đầu tư trong bối cảnh thị trường bất động sản nhà ở còn nhiều thách thức.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/4: USD giảm sốc vì tin thuế quan 'khắc nghiệt' của Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/4: USD giảm sốc vì tin thuế quan 'khắc nghiệt' của Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/4 ghi nhận đồng USD đã giảm mạnh so với các đồng tiền chính.
Tăng trưởng rõ nét, thị trường tài chính tiêu dùng bước vào kỷ nguyên mới

Tăng trưởng rõ nét, thị trường tài chính tiêu dùng bước vào kỷ nguyên mới

Đầu năm 2025, thị trường tài chính tiêu dùng đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, được hỗ trợ bởi các dấu hiệu tích cực từ môi trường kinh tế vĩ mô.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/4: USD lao dốc, niềm tin nhà đầu tư suy yếu, lỗi tại... ông Trump?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/4: USD lao dốc, niềm tin nhà đầu tư suy yếu, lỗi tại... ông Trump?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/4 ghi nhận đồng USD suy yếu sau khi Tổng thống Trump công bố thông báo về mức thuế quan mới.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/4: USD và Yen Nhật cùng tăng nhẹ, thị trường rất lo lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/4: USD và Yen Nhật cùng tăng nhẹ, thị trường rất lo lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/4 ghi nhận đồng USD ổn định, trong khi đồng Yen bật tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/4: USD tăng nhẹ, 'mây đen' bao phủ thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/4: USD tăng nhẹ, 'mây đen' bao phủ thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/4 ghi nhận đồng USD tăng giá so với Yen Nhật và EUR vì những mối lo ngại chính sách thuế quan Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/3: USD có thể giảm xuống mốc 103

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/3: USD có thể giảm xuống mốc 103

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/3 ghi nhận USD giảm trong bối cảnh các nhà giao dịch cân nhắc mức thuế quan của ông Trump.
Phiên bản di động