Ukraine có thể vỡ nợ, viện trợ từ Mỹ và EU đang được chi vào việc gì? (Nguồn: cpapracticeadvisor.com) |
Câu trả lời là không, hay ít nhất là chưa, cho đến lúc này.
Theo các nhà nghiên cứu của Trung tâm Wilson, một số bước có thể được thực hiện để tránh vỡ nợ, bao gồm cơ cấu lại một số khoản nợ và đàm phán lãi suất thấp hơn và thanh toán dịch vụ nợ thấp hơn. Nhưng kịch bản tốt nhất là chấm dứt cuộc xung đột Nga-Ukraine lại không nằm trong viễn cảnh trước mắt.
Trước xung đột quân sự với Nga, Ukraine có tình trạng nợ khá tốt, nợ chính phủ thấp chỉ 48,9% GDP vào cuối năm 2021. Lãi suất trả nợ bình quân khoảng 9%/năm đối với nợ trong nước và 4%/năm đối với nợ nước ngoài. Tổng chi phí trả nợ bằng 2,9% GDP.
Nhưng sự suy thoái của nền kinh tế Ukraine từ sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, cùng với sự gia tăng đáng kể trong chi tiêu công, tăng từ 40% lên 75% GDP từ năm 2021 đến năm 2023, đã làm tăng đáng kể cả nợ trong và ngoài nước. Kết quả là đến cuối năm 2023, nợ công của nền kinh tế này đã ở mức 84,4% GDP.
Con số này thậm chí còn tồi tệ hơn nếu Mỹ không bổ sung ngân sách cho Ukraine với 22,85 tỷ USD dưới dạng tài trợ chứ không phải tín dụng trong năm 2022–2023.
Năm 2022, Ukraine đã đạt được thỏa thuận với các chủ nợ về việc hoãn thanh toán gốc và lãi trái phiếu châu Âu trong giai đoạn 2022–2023. Tuy nhiên, vào năm 2024, tình hình đã khác. Năm nay Ukraine không nhận được hỗ trợ tài trợ nào của phương Tây, trong khi đã đến lúc phải trả lãi cho trái phiếu châu Âu ba năm một lần cho giai đoạn 2022–2024.
Tình hình đã dẫn đến sự gia tăng chưa từng có trong chi trả nợ công lên tới 6,3% GDP, tương đương gần 12 tỷ USD vào năm 2024.
Và nợ công vào cuối năm nay sẽ đạt gần 100% GDP (khoảng 97,6%). Đồng thời, chính sách lãi suất cao của Ngân hàng quốc gia Ukraine có nghĩa là lãi suất trả nợ trong nước trung bình sẽ tăng từ 9 lên 13% trong hai năm.
Ukraine, sau khi ký chương trình 4 năm với IMF, hiện đang cơ cấu lại khoản nợ 10 tỷ USD (nợ phát sinh trước xung đột quân sự với lãi suất 2 hoặc 3%/năm) thành khoản tín dụng khác cũng của IMF trị giá 15,6 tỷ USD (chịu lãi suất khoảng 8,5%/năm).
Kết quả là, vào năm 2024, Kiev ngoài việc trả nợ gốc theo các chương trình cũ của IMF, sẽ phải trả khoảng 900 triệu USD tiền lãi để trả các khoản nợ khác.
Theo tính toán, Kiev đã nhận được khoản vay 5,4 tỷ USD từ IMF vào năm 2024, Ukraine sẽ cần tăng các khoản thanh toán dịch vụ nợ vào năm 2025 lên tới 1,1–1,2 tỷ USD.
Ngoài ra, còn có các chứng khoán liên kết GDP (một dạng trái phiếu lãi suất thả nổi có lãi suất gắn liền với tốc độ tăng trưởng của quốc gia) vào năm 2015 của Ukraine, có giá trị đến năm 2041. Năm 2015, Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk và Bộ trưởng Tài chính Yaresko đã ký một thỏa thuận với các chủ nợ nhằm giảm nhẹ số nợ để đổi lấy chứng khoán, những chứng khoán bắt buộc phải thanh toán nếu tăng trưởng kinh tế của Ukraine vượt quá 3% GDP, bắt đầu từ năm 2019.
Tăng trưởng càng lớn thì số tiền chi trả càng lớn. Trong điều kiện tái thiết sau xung đột quân sự với Nga, các khoản thanh toán cho các nghĩa vụ này có thể tới 1–2 tỷ USD mỗi năm hoặc hơn, với khối lượng chứng khoán danh nghĩa là 3,2 tỷ USD.
Vào năm 2023, nền kinh tế Ukraine tăng trưởng 5,3%, điều đó có nghĩa là vào năm 2025, Ukraine sẽ phải trả khoảng 700–800 triệu USD "thuế đánh vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Ukraine" cho các chủ nợ - một điều mà Bộ Tài chính đã tránh nhắc tới từ nhiều năm nay.
Vì vậy, khoảng một nửa viện trợ từ Mỹ và EU cho Ukraine vào năm 2024 sẽ hướng tới việc trả nợ cho các chủ nợ trong và ngoài Ukraine.
Để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, vào tháng 5 đến tháng 6/2024, Bộ Tài chính và các chủ nợ của Ukraine đã tổ chức các cuộc đàm phán về cơ cấu lại 20 tỷ USD khoản nợ (Trái phiếu châu Âu) và sửa đổi các chứng khoán liên kết với GDP. Nhưng cho đến nay, các cuộc đàm phán vẫn chưa mang lại bất kỳ quyết định chung nào.
Nếu việc tái cơ cấu nợ không thành công trước ngày 1/8/2024, Ukraine sẽ phải trả khoảng 3,75 tỷ USD trái phiếu châu Âu vào cuối năm 2024. Điều này có nghĩa là Ukraine sẽ vỡ nợ vào năm 2024?
Hiện tại, câu trả lời vẫn là không. Khoản thanh toán trái phiếu châu Âu trị giá 3,75 tỷ USD này đã được đưa vào ngân sách năm 2024 của Ukraine.
Tuy nhiên, rõ ràng là xung đột Nga-Ukraine càng kéo dài thì Ukraine càng bị đẩy đến gần bờ vực vỡ nợ. Đến năm 2025, nợ quốc gia dự kiến sẽ vượt quá 100% GDP.
Giá vàng hôm nay 8/7/2024: Giá vàng tăng hơn 2%, đồng USD yếu, nhà đầu cơ giá lên kỳ vọng vàng quay lại mức cao nhất mọi thời đại Giá vàng thế giới đã tăng hơn 2% trong tuần qua, kéo giá vàng nhẫn trong nước lên ngang bàng giá vàng miếng SJC. Thị ... |
Giá cà phê hôm nay 8/7/2024: Giá cà phê trong nước tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg trong tuần, xuất khẩu giảm dần đều, dự báo thị trường Quý III? Nguồn cung cà phê từ Việt Nam - nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, thiếu hụt, trong khi các nhà đầu cơ bắt đầu ... |
EU quyết trừng phạt thẳng tay với quốc gia châu Âu thân Nga này vì lo ngại các hành động 'lách luật' Tuyên bố của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) cho biết, Hội đồng đã chính thức thông qua các biện pháp hạn chế nhắm ... |
Kinh tế Nga thăng hạng nhờ những 'cú sốc', thu nhập bình quân đạt trên 14.005 USD, bất chấp đứt gãy quan hệ với phương Tây Ngân hàng thế giới (WB) vừa công bố nâng cấp Nga từ “quốc gia thu nhập trung bình cao” lên “quốc gia thu nhập cao” ... |
Cơ hội của hai quốc gia Đông Nam Á nếu gia nhập BRICS, Thái Lan không 'chọn phe', lộ diện những ứng viên tiềm năng Malaysia và Thái Lan là những quốc gia mới nhất ở Đông Nam Á bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập Nhóm các ... |