UNCLOS 1982: Khung pháp lý biển toàn diện, sống với thời gian

Hà Phương
Tại sao khó có thể thay thế Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS)1982? Nếu đàm phán lại UNCLOS theo công thức mới, liệu có thể ra kết quả chi tiết hơn?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khung pháp lý biển toàn diện, sống với thời gian
Hội thảo lần thứ sáu của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) về vận dụng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và các văn kiện pháp lý quốc tế khác trong ứng phó với các thách thức đang nổi lên trên biển do Bộ Ngoại giao tổ chức ngày 17/3 tại Hà Nội. (Ảnh: Thành Long)

Trả lời phỏng vấn TG&VN, PGS.TS Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao khẳng định, khó có thể có một điều ước rộng rãi hơn, thu hút nhiều bên tham gia hơn Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) (với 169 thành viên). Những điều khoản của UNCLOS vừa đóng vai trò như khung pháp lý, đồng thời vẫn “sống” với thời gian.

Năm nay đã là năm thứ 31 UNCLOS đi vào thực thi. Bà đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của UNCLOS trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định trên biển và đại dương nói chung?

Có thể nói, UNCLOS là điều ước quốc tế rất quan trọng, bởi vì, đối tượng điều chỉnh chủ yếu của UNCLOS là biển và đại dương (chiếm đến 70%) bề mặt Trái đất. Tất cả điều khoản của Công ước đều hướng đến quản trị biển một cách hòa bình và bền vững.

Chính vì vậy, nếu các bên tuân thủ quy định của UNCLOS trong việc đặt ra một trật tự về quyền và nghĩa vụ của các bên, Công ước sẽ gián tiếp tạo nên một trật tự dựa trên luật pháp trên biển. Nhờ vậy, quyền và lợi ích của các bên sẽ được hài hòa hóa, đảm bảo để phù hợp với việc một mặt sử dụng biển vào mục đích hòa bình, mặt khác hướng đến những mục đích quản trị bền vững, hướng tới tương lai.

UNCLOS là điều ước khá toàn diện với hơn 300 điều khoản. Phải mất thời gian rất dài, hơn 11 năm, các bên mới đàm phán để thống nhất, có được UNCLOS. Có một số ý kiến chỉ trích các điều khoản của UNCLOS không quá cụ thể, hoặc thậm chí lạc hậu khi hoàn tất từ năm 1982.

Trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đối mặt với nhiều thách thức phi truyền thống và chưa có tiền lệ, UNCLOS vẫn giữ vai trò là bản “Hiến pháp của đại dương” – một khuôn khổ pháp lý toàn diện, điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương. Đồng thời, UNCLOS bảo đảm tính linh hoạt và khả năng thích ứng để ứng phó với các vấn đề cấp thiết nảy sinh. Sau một quá trình dài hình thành và phát triển, UNCLOS trở thành một trong những văn kiện pháp lý quan trọng hàng đầu của cộng đồng quốc tế. Công ước là nền tảng để các quốc gia thúc đẩy hợp tác bảo tồn môi trường biển, đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển. Thứ trưởng Ngoại giao Lê Anh Tuấn phát biểu tại Hội thảo lần thứ sáu của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) về vận dụng UNCLOS.

Nhưng thực sự, để có một điều ước rộng rãi hơn, thu hút nhiều bên tham gia hơn là rất khó. Hiện nay, UNCLOS có 168 thành viên. Hoặc giả sử đàm phán lại UNCLOS theo công thức mới, thì cũng không chắc có thể ra kết quả chi tiết hơn.

Những điều khoản của UNCLOS vừa đóng vai trò như khung pháp lý, đồng thời vẫn “sống” với thời gian. Trong UNCLOS có những quy định giúp Công ước có thể mở rộng việc giải thích đến những điều ước có liên quan, miễn là các mục tiêu và mục đích phù hợp với việc sử dụng biển hòa bình và bền vững. Miễn là luật pháp quốc tế được giải thích một cách nhất quán, không mâu thuẫn và không đối lập nhau, UNCLOS vẫn giữ nguyên giá trị sau 31 năm.

UNCLOS vẫn được ví như bản “Hiến pháp của đại dương”, giúp các bên hài hòa, dung hòa lợi ích của nhau và đạt được lợi ích chung trên toàn cầu.

Để trả lời cho những nghi hoặc về UNCLOS, hiện nay, các quốc gia đang rất nỗ lực thúc đẩy các “cánh tay nối dài” của UNCLOS, trong đó phải kể đến Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ), được các nước tích cực tham gia. Bà nhận định ra sao về việc các quốc gia thành viên UNCLOS tiếp tục thúc đẩy sứ mệnh quan trọng của Công ước?

BBNJ là một hiệp định thực thi của UNCLOS. Đây không phải lần đầu tiên UNCLOS có một hiệp định thực thi. Năm 1994, UNCLOS đã có một hiệp định thực thi về vùng đáy biển quốc tế. Năm 1995, các quốc gia ký một hiệp định thực thi của UNCLOS liên quan đến luồng cá di cư.

Năm ngoái, các quốc gia đã ký kết Hiệp định BBNJ để điều chỉnh vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia với mục tiêu bảo vệ đa dạng sinh học tại vùng biển đó. Một lần nữa, người ta thấy rằng BBNJ sẽ giúp UNCLOS như một văn kiện sống.

Bởi vì, bất cứ khi nào các quốc gia thành viên UNCLOS cảm thấy còn có một khoảng trống, một cơ hội để tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của UNCLOS, thì họ có thể tiếp tục ngồi lại với nhau, đàm phán để ký kết ra những hiệp định thực thi.

Mục tiêu cao cả của BBNJ là bổ sung UNCLOS nhằm bảo vệ sự đa dạng của sinh vật biển. Nguồn gen biển, sự đa dạng của sinh vật biển ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia cũng trở nên vô cùng quan trọng trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển ngày nay.

Nguồn gen biển không chỉ đóng vai trò bảo tồn đa dạng sinh học mà còn đóng góp cho nhiều ngành công nghệ làm đẹp và chăm sóc sức khỏe cho con người. Làm sao để nguồn gen đó được sử dụng bền vững? Làm sao lợi ích nguồn gen đó được phân đồng đều giữa các quốc gia và được bảo tồn cho những thế hệ mai sau? Đó là sứ mệnh của BBNJ.

Nhờ vậy, UNCLOS có hy vọng rằng không phải BBNJ là văn kiện cuối cùng, mà là “cánh tay kéo dài”, là một hiệp định thực thi. Sẽ còn có những hiệp định thực thi mới trong tương lai nếu các quốc gia cảm thấy cần bổ sung khuôn khổ pháp lý để hoàn thiện thêm cho UNCLOS.

Khung pháp lý biển toàn diện, sống với thời gian
PGS.TS Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao.

Việt Nam là quốc gia tham gia UNCLOS và phê chuẩn UNCLOS từ rất sớm. Bà đánh giá như thế nào về nỗ lực của Việt Nam trong việc duy trì sức sống UNCLOS trong hơn 30 năm qua?

Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập của UNCLOS, tham gia đàm phán Công ước từ năm 1977, là một trong những nước thành viên phê chuẩn Công ước trước khi có hiệu lực vào năm 1994.

Suốt quá trình thực thi 31 năm qua, Việt Nam luôn tuân thủ và thực thi UNCLOS một cách thiện chí và đầy đủ. Trên thực tế, Việt Nam đã ban hành những văn bản luật nhằm nội luật hóa nghĩa vụ và cam kết của Việt Nam đối với UNCLOS. Những yêu sách về biển của Việt Nam cũng được hoạch định theo UNCLOS.

Đồng thời, Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực giải quyết những tranh chấp biển dựa trên các quy định của UNCLOS. Đến thời điểm hiện nay, rất tự hào, Việt Nam dựa trên các quy định của UNCLOS và phân định được biển với Trung Quốc tại Vịnh Bắc Bộ, phân định được biển với Thái Lan, Indonesia; Việt Nam hợp tác với Malaysia để có vùng khai thác dầu khí chung, có những đệ trình chung về thềm lục địa mở rộng lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc.

Tất cả những kết quả đó đạt được dựa trên tinh thần Việt Nam là thành viên của UNCLOS, luôn tuân thủ một cách thiện chí, hiệu quả và tích cực với tất cả những cam kết trong khuôn khổ UNCLOS.

Đại sứ New Zealand tại ASEAN Joanna Jane Anderson: Thịnh vượng và an ninh biển phụ thuộc vào việc duy trì ổn định và tôn trọng luật biển quốc tế như được phản ánh trong UNCLOS. New Zealand sẵn sàng hợp tác với các nước để củng cố tính phổ quát và nhất quán của UNCLOS.

Việt Nam là thành viên chủ động và tích cực trong ASEAN. Hiện nay, ASEAN cũng đang rất nỗ lực thúc đẩy UNCLOS. Theo bà, việc cộng hưởng tiếng nói như vậy có ý nghĩa thế nào trong việc duy trì sứ mệnh của Công ước?

Có thể nói, ASEAN là khu vực rất tiến bộ, đặt trong tổng thể cả các quốc gia trên thế giới. 9/10 các quốc gia ASEAN đã là thành viên của UNCLOS, duy nhất một quốc gia hiện nay chưa phải là thành viên, nhưng tôi được biết quốc gia này cũng đang xem xét tham gia UNCLOS một cách tích cực.

Trên thực tế, những tranh chấp phát sinh, những vùng biển chồng lấn giữa các quốc gia ASEAN đều đã và đang được giải quyết dựa trên khuôn khổ UNCLOS. Các quốc gia ASEAN cũng rất tích cực sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ của UNCLOS để giải quyết những bất đồng với nhau.

Trong khuôn khổ của UNCLOS có những điều khoản rất quan trọng đối với ASEAN, ví dụ như khuôn khổ về hợp tác trong vùng biển nửa kín. Biển Đông cũng được coi là một trong những vùng biển nửa kín. Hiện nay, các thành viên ASEAN đang cam kết cùng nhau thực hiện những nghĩa vụ hợp tác được UNCLOS quy định.

Không chỉ là hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, các thành viên ASEAN còn cam kết tích cực thúc đẩy những hoạt động, ví dụ như phát triển kinh tế biển xanh.

Gần đây nhất, vào tháng 12/2023, các Ngoại trưởng ASEAN đã cùng nhau ra Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á. Đây là động thái vô cùng quan trọng, một mặt thể hiện ý chí quyết tâm của các quốc gia ASEAN trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại các vùng biển ở khu vực Đông Nam Á. Mặt khác, cũng cho thấy các quốc gia ASEAN nhận thức được vai trò của biển trong kết nối, phát triển kinh tế, cũng như thúc đẩy phát triển bền vững.

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS 1982 tạo dựng một môi trường hòa bình để Việt Nam có thể phát triển kinh tế biển, xây dựng và bảo vệ vững ...

Việt Nam vận dụng chuẩn xác các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Việt Nam vận dụng chuẩn xác các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven ...

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ dự Hội nghị Ấn Độ Dương lần thứ 8 tại Oman

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ dự Hội nghị Ấn Độ Dương lần thứ 8 tại Oman

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ khẳng định, sự kết nối của biển và đại dương là một trụ cột căn bản cho hòa ...

Việt Nam được Nhóm châu Á-Thái Bình Dương nhất trí đề cử làm Chủ tịch SPLOS lần thứ 35

Việt Nam được Nhóm châu Á-Thái Bình Dương nhất trí đề cử làm Chủ tịch SPLOS lần thứ 35

Đây sẽ là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch SPLOS kể từ khi trở thành thành viên Công ước Liên ...

UNCLOS 1982: 'Mỏ neo' cho thịnh vượng và an ninh biển

UNCLOS 1982: 'Mỏ neo' cho thịnh vượng và an ninh biển

Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu ...

Hà Phương (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 24/4/2025, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 24/4/2025, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 24/4. Lịch âm hôm nay 24/4/2025? Âm lịch hôm nay 24/4. Lịch vạn niên 24/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 25/4/2025, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 25/4/2025, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 25/4. Lịch âm hôm nay 25/4/2025? Âm lịch hôm nay 25/4. Lịch vạn niên 25/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 24/4/2025: Cự Giải cần nắm bắt cơ hội

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 24/4/2025: Cự Giải cần nắm bắt cơ hội

Tử vi hôm nay 24/4/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/4/2025: Tuổi Ngọ thu nhập có thưởng

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/4/2025: Tuổi Ngọ thu nhập có thưởng

Xem tử vi 24/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 24/4/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Nhà thiết kế Xuân Thu chia sẻ về Bộ sưu tập áo dài chào mừng sự kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhà thiết kế Xuân Thu chia sẻ về Bộ sưu tập áo dài chào mừng sự kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

"Tôi rất vinh dự khi được lựa chọn trong danh sách các nhà thiết kế thực hiện những bộ mẫu áo dài giới thiệu về đất nước và con người ...
Việt Nam-Hy Lạp thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam-Hy Lạp thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Đại sứ Phạm Thị Thu Hương có cuộc gặp, làm việc với Thứ trưởng Bộ Phát triển nông nghiệp và thực phẩm Hy Lạp Dionysios Stamentis.
Khát vọng ‘Ấn Độ tự cường’

Khát vọng ‘Ấn Độ tự cường’

Việc Ấn Độ thử nghiệm thành công vũ khí laser nội địa có khả năng bắn hạ UAV là bước tiến quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng.
Động lực hội nhập với CELAC

Động lực hội nhập với CELAC

Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của CELAC tại Honduras là cơ hội để tạo thêm động lực hội nhập cho khu vực.
Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Các bên đều nói đến thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt xung đột. Tiến trình đạt bước tiến nhỏ, nhưng xem ra còn phải vượt qua rất nhiều vật cản.
Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Dù chỉ là sự kiện chính trị ba năm một lần nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3/5 tới được coi là sẽ quyết định con đường đi của Australia...
Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Israel đã mở lại các cuộc không kích vào lãnh thổ Lebanon.
Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine đang dò dẫm từng bước thì lãnh đạo một số nước châu Âu sốt sắng chuẩn bị kế hoạch gìn giữ hòa bình...
Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Việc đăng cai Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 là bước đi chiến lược mang tính kịp thời và có ý nghĩa quan trọng.
Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Mỹ và Iran thể hiện thiện chí đàm phán giảm leo thang căng thẳng. Với thực tế diễn ra trong 6 năm qua, cánh cửa đàm phán này không dễ dàng.
Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Đây là chuyến thăm thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam sau các chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2015, 2017 và 2023.
Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Paul Diệp và Stephen Tsang cho rằng, cộng đồng cần chung tay giải quyết vấn đề khi tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người trẻ tuổi trở nên đáng báo ...
Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Marco Rubio tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO được kỳ vọng là tín hiệu về cam kết của Mỹ và hàn gắn liên minh.
Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Anh có thể không cần trả đũa 'cuộc chiến thuế quan' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phát động trên toàn cầu.
Phiên bản di động