Nhỏ Bình thường Lớn

UNCLOS 1982: Thiết lập và củng cố trật tự pháp lý trên biển, hợp tác biển vì hòa bình và phát triển bền vững (Kỳ I)

Ngay tại Lời nói đầu của UNCLOS 1982, các quốc gia đã khẳng định mong muốn "giải quyết mọi vấn đề liên quan đến luật biển' và 'thiết lập một trật tự pháp lý trên biển".
UNCLOS 1982: Thiết lập và củng cố trật tự pháp lý trên biển, hợp tác biển vì hòa bình và phát triển bền vững (phần I)
Hội nghị lần thứ 33 các Quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 - UNCLOS 1982, tháng 6/2023. (Ảnh: QT)

Việt Nam tích cực tham gia và thực hiện UNCLOS

Việc xem xét và hiểu rõ các yếu tố pháp lý trong việc thực thi Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) là điều cần chú trọng trong bối cảnh Việt Nam cùng các nước trên thế giới tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực về biển ở các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế, thúc đẩy duy trì và củng cố hòa bình, đồng thời bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển, trong đó có hợp tác quốc tế bảo tồn đa dạng sinh học biển, chống ô nhiễm nhựa đại dương, nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững nêu tại Chương trình nghị sự 2030 của LHQ cũng như thực thi Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về phát triển bền vững.

Tin liên quan
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15: ‘Thu hẹp vùng biển xám, Mở rộng vùng biển xanh’ Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15: ‘Thu hẹp vùng biển xám, Mở rộng vùng biển xanh’

Năm 2023 đánh dấu 41 năm UNCLOS được Hội nghị LHQ lần thứ 3 về Luật Biển thông qua và được Việt Nam ký cùng với nhiều quốc gia khác tại Montego Bay, Jamaica (10/12/1982 - 10/12/2023); đồng thời đánh dấu 29 năm kể từ ngày UNCLOS được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn (23/6/1994) và bắt đầu có hiệu lực đối với Việt Nam và các nước khác đã phê chuẩn Công ước (16/11/1994).

Năm 2023 cũng đánh dấu 21 năm Việt Nam cùng các nước ASEAN và Trung Quốc thông qua Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) (4/11/2002) và 11 năm Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua (21/6/2012).

Việt Nam không ngừng nỗ lực cùng các nước đã tích cực thúc đẩy thực thi UNCLOS, là một trong 12 nước sáng lập thành lập Nhóm bạn bè UNCLOS (30/6/2021), nhằm tạo lập và duy trì diễn đàn cởi mở, thân thiện để các nước cùng trao đổi các vấn đề về biển và đại dương, qua đó đóng góp chung vào việc thực hiện đầy đủ UNCLOS, trong đó có công việc của các Hội nghị quốc gia thành viên UNCLOS. Việt Nam đã tham gia quá trình đàm phán UNCLOS và các văn kiện pháp lý quốc tế trong khuôn khổ UNCLOS, là một trong 107 quốc gia ký UNCLOS ngày 10/12/1982 ngay sau khi Công ước được thông qua và bắt đầu được mở ký.

Việc Việt Nam tích cực tham gia và thực hiện UNCLOS thể hiện thiện chí, quan điểm và chính sách nhất quán, sự coi trọng và kỳ vọng của Việt Nam vào một trật tự pháp lý công bằng về biển, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế trên biển, vì hòa bình và phát triển bền vững. Điểm 2 Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn UNCLOS nêu rõ: “Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển”.

UNCLOS 1982: Thiết lập và củng cố trật tự pháp lý trên biển, hợp tác biển vì hòa bình và phát triển bền vững (phần I)
UNCLOS 1982 được xem là bản Hiếp pháp đại dương, bao trùm và quan trọng. (Ảnh: QT)

UNCLOS là khuôn khổ pháp lý toàn diện về biển và đại dương

UNCLOS được các quốc gia và cộng đồng quốc tế coi trọng, công nhận là văn kiện pháp lý quốc tế toàn cầu quan trọng thứ hai sau Hiến chương LHQ, do các quốc gia xây dựng và hoàn thiện sau Chiến tranh thế giới thứ Hai và được đông đảo các quốc gia tham gia.

Nghị quyết tổng hợp thường niên của Đại hội đồng LHQ về Đại dương và Luật biển tái khẳng định: “Công ước này là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương và có tầm quan trọng chiến lược là cơ sở cho mọi hành động và hợp tác về biển ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu; tính toàn vẹn của Công ước cần được duy trì như Liên hợp quốc đã công nhận tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển nêu tại Chương 17 của Chương trình nghị sự 21… cũng như cam kết bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn tài nguyên biển vì phát triển bền vững nêu tại Mục tiêu 14 của Chương trình nghị sự 2030”.

Ngay tại Lời nói đầu của UNCLOS, các quốc gia đã khẳng định mong muốn “giải quyết mọi vấn đề liên quan đến luật biển” và “thiết lập một trật tự pháp lý trên biển”.

Xuất phát từ mong muốn chung đó, UNCLOS, với 320 Điều và 9 Phụ lục, quy định một cách rõ ràng và toàn diện về quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc phạm vi tài phán quốc gia và ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia, cũng như các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia dù có biển, quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý trong việc sử dụng, khai thác và quản lý biển và đại dương, các quy định về hàng hải và hàng không; việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển bao gồm tài nguyên sinh vật và phi sinh vật; vấn đề bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh trật tự trên biển; việc giải quyết tranh chấp và hợp tác quốc tế về biển.

Vai trò của UNCLOS là khuôn khổ pháp lý toàn cầu cao nhất cũng được khẳng định tại Điều 311 về quan hệ giữa UNCLOS và các Công ước và hiệp định quốc tế khác, cũng như tại Điều 293.1 liên quan đến quan hệ với các nguồn khác của luật quốc tế trong đó có luật tập quán quốc tế.

Các quốc gia đã khẳng định tại UNCLOS rằng, các điều ước quốc tế giữa hai hay nhiều quốc gia thành viên UNCLOS về bất kỳ vấn đề nào đã được quy định trong Công ước thì phải bảo đảm phù hợp với Công ước. Về quan hệ giữa UNCLOS với các nguồn khác của luật quốc tế, trong đó có luật tập quán quốc tế, chỉ có các quyền và nghĩa vụ hình thành từ các quy tắc của pháp luật quốc tế không trái với UNCLOS là được công nhận và áp dụng bởi toà án hay toà trọng tài có thẩm quyền theo Phần XV của Công ước (Điều 293.1).

UNCLOS tại Đoạn 8 Lời nói đầu cũng nêu rõ “các vấn đề không được điều chỉnh bởi Công ước sẽ tiếp tục được điều chỉnh bởi luật quốc tế chung” cần phải được hiểu, giải thích phù hợp với mục tiêu và quy định nêu trên của UNCLOS.

Biển Đông: Bên trong những ‘cơn sóng ngầm’

Biển Đông: Bên trong những ‘cơn sóng ngầm’

Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Phạm Quang Vinh đã có những đánh giá tổng thể khi nhìn lại bức tranh Biển Đông trong ...

Việt Nam quan ngại những diễn biến trên Biển Đông có thể ảnh hưởng đến hoà bình, an ninh và phát triển

Việt Nam quan ngại những diễn biến trên Biển Đông có thể ảnh hưởng đến hoà bình, an ninh và phát triển

Liên quan đến tình hình Biển Đông, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhắc lại quan điểm của Việt Nam về việc giải quyết các tranh ...

Liên hợp quốc thông qua Hiệp định về biển cả - Dấu mốc phát triển mới của luật pháp quốc tế

Liên hợp quốc thông qua Hiệp định về biển cả - Dấu mốc phát triển mới của luật pháp quốc tế

Ngày 19/6, tại New York (Mỹ), Hội nghị liên chính phủ của Liên hợp quốc (LHQ) chính thức thông qua Hiệp định về Biển cả.

LHQ thông qua hiệp định về biển cả: Thắng lợi của chủ nghĩa đa phương, tin vui của những người thương lượng và sự 'kết thúc của giai đoạn bắt đầu'

LHQ thông qua hiệp định về biển cả: Thắng lợi của chủ nghĩa đa phương, tin vui của những người thương lượng và sự 'kết thúc của giai đoạn bắt đầu'

Ngày 19-20/6 tại New York, Hội nghị Liên chính phủ của LHQ chính thức thông qua Hiệp định BBNJ, còn gọi là Hiệp định về ...

Vấn đề Biển Đông: Mỹ-Ấn Độ thúc đẩy thượng tôn pháp luật và UNCLOS, Philippines nói 'đã nhìn thấy đường đi' cho COC

Vấn đề Biển Đông: Mỹ-Ấn Độ thúc đẩy thượng tôn pháp luật và UNCLOS, Philippines nói 'đã nhìn thấy đường đi' cho COC

Mỹ đang thúc đẩy vai trò của Ấn Độ trong vấn đề Biển Đông, kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế để giải quyết ...