UNCTAD chỉ ra 2 chìa khóa phục hồi kinh tế thế giới bền vững hậu Covid-19

Chu An
TGVN. Báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho rằng chuyển đổi thương mại và hỗ trợ năng lực sản xuất là chìa khóa phục hồi kinh tế thế giới bền vững hậu Covid-19.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
UNCTAD chỉ ra 2 chìa khóa phục hồi kinh tế thế giới bền vững hậu Covid-19
Đại dịch Covid-19 đã làm chậm lại các nỗ lực nhằm đạt được 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). (Nguồn: UN)

Mới đây UNCTAD đã công bố Báo cáo của Tổng thư ký UNCTAD Mukhisa Kituyi với tựa đề “Chuyển đổi thương mại và phát triển trong một thế giới rạn nứt hậu đại dịch”, trong đó đưa ra lộ trình cho các lĩnh vực y tế, sản xuất, sự thịnh vượng và khôi phục nền kinh tế toàn cầu vốn bị gián đoạn bởi Covid-19 và hướng đến Hội nghị UNCTAD-15, sẽ được tổ chức tại Barbados dự kiến từ ngày 3-8/10/2021.

Hướng tới các mục tiêu SDGs

Báo cáo nhận định cuộc khủng hoảng Covid-19 đóng vai trò vừa đẩy nhanh vừa kéo lùi những xu thế vốn đã bắt rễ trong nền kinh tế toàn cầu. Xét về tác động tiêu cực, đại dịch đánh vào thế giới trong bối cảnh tình trạng bất bình đẳng gia tăng, triển vọng kinh tế sụt giảm, tính dễ tổn thương ngày càng tăng trước biến đổi khí hậu và chủ nghĩa đa phương suy yếu.

Tuy nhiên, có một con đường vững chắc để thoát khỏi tình trạng này: việc tăng cường năng lực sản xuất của tất cả các nước có thể tạo ra nền tảng của đồng thuận đa phương mới nhằm đẩy nhanh việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Tổng thư ký UNCTAD cho rằng đại dịch Covid-19 đòi hỏi cần có những khởi động mới về kinh tế và tri thức. Theo ông, “việc xây dựng năng lực sản xuất nhằm thúc đẩy chuyển đổi cấu trúc và đa dạng kinh tế sẽ đóng vai trò quan trọng giúp vượt qua tình trạng đứt gãy của nền kinh tế toàn cầu hiện nay và giải quyết những thách thức mới do đại dịch Covid-19 gây ra.”

Trong Báo cáo này, Tổng Thư ký UNCTAD Kituyi nêu lên những vấn đề chính mà các nước thành viên UNCTAD có thể tìm được đồng thuận và định hình thảo luận tại Khóa họp UNCTAD-15 sắp tới. Tổng Thư ký Kituyi cảnh báo rằng để đạt được các mục tiêu SDGs đòi hỏi chủ nghĩa đa phương mới cho toàn cầu hóa đang thay đổi.

Ông kêu gọi việc huy động mạnh mẽ các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu toàn cầu và chuyển hướng viện trợ quốc tế tốt hơn.

Theo ông Kituyi, kể từ Khóa họp UNCTAD cách đây 4 năm, sự gia tăng đứt gãy và phân tách nền kinh tế toàn cầu đe dọa việc đạt được các mục tiêu SDGs. Những đứt gãy này bao gồm sự gia tăng bất bình đẳng dẫn đến thổi bùng lên bất mãn của người dân đối với quản trị toàn cầu, khoảng cách về công nghệ số ngày càng sâu sắc và những tổn thương không đồng đều của các nước trước biến đổi khí hậu.

Những đứt gãy này cũng bao gồm sự tách biệt ngày càng tăng giữa đầu tư trong nền kinh tế thực và các thị trường tài chính nở rộ dẫn đến việc thiếu đầu tư tài chính cho Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030 trong khi vẫn làm gia tăng các gánh nặng nợ công và chu chuyển tài chính ngầm.

Bản thân hệ thống đa phương cũng thể hiện những dấu hiệu rạn nứt, do chịu nhiều sức ép gia tăng từ những cọ sát thương mại và công nghệ cũng như chủ nghĩa dân tộc kinh tế.

Tạo đột phá tại UNCTAD-15

Trong bối cảnh đó, Tổng thư ký Kituyi kêu gọi các nước tận dụng Khóa họp UNCTAD-15 như một cơ hội hàn gắn các “vết thương đa phương”, xây dựng “chủ nghĩa đa phương tự cường” và giải quyết các đứt gãy kinh tế đã tạo điều kiện cho Covid-19 tác động đến triển vọng thực hiện Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030.

Để làm được điều này, các nước cần có chính sách quốc gia mạnh mẽ ứng phó với Covid-19 như gia tăng sự hồi phục của các chính sách công nghiệp và đưa ra mô hình chuyển đổi để tái định hình tăng trưởng mạnh mẽ.

Báo cáo của UNCTAD cho rằng, việc nắm bắt các cơ hội mới trong sản xuất quốc tế đòi hỏi cần phải tái cân bằng các chiến lược phát triển giữa các nhu cầu toàn cầu, khu vực và trong nước. Báo cáo kêu gọi Khóa họp UNCTAD ở Bridgetown cần thảo luận chi tiết việc công nhận phi các-bon hóa cũng như số hóa như một hình thức chuyển đổi cơ cấu toàn cầu, trong đó coi khả năng sản xuất chuyển đổi là yếu tố cốt lõi của sự thích ứng và thịnh vượng.

Theo cách này, các gói kích thích liên quan đến đại dịch có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư xanh hướng đến sản xuất năng lượng tái tạo, giao thông sạch và sản xuất hiệu quả về năng lượng; cần nhấn mạnh các nỗ lực phục hồi xanh, đặc biệt xét đến những thách thức rất lớn mà các quốc đảo nhỏ đang phát triển phải đối mặt do sự sụp đổ của ngành du lịch và sự bùng nổ gánh nặng nợ nần do Covid-19.

Ngoài ra, Khóa họp UNCTAD-15 sẽ cần phải tập trung thúc đẩy nỗ lực cải thiện khoảng trống tài khóa và tiếp cận thanh khoản quốc tế cho các nước đang phát triển, bao gồm việc tận dụng tất cả các hợp phần của cấu trúc tài chính phát triển và làm cho nó hoạt động hiệu quả hơn.

Điều đó cũng có nghĩa cần thúc đẩy các đề xuất của UNCTAD nhằm cải thiện việc tái cấu trúc nợ, ban hành mới quyền rút vốn đặc biệt và hỗ trợ “Quỹ Marshall y tế” toàn cầu.

Suy nghĩ lại về toàn cầu hóa

Theo Báo cáo, nhiệm vụ mới trước mắt của chủ nghĩa đa phương là cần kết hợp khéo léo sự can dự gia tăng của Nhà nước trong nền kinh tế, vốn được thúc đẩy bởi những phản ứng mang tính dân tộc chủ nghĩa ứng phó đại dịch với nhu cầu “toàn cầu hóa được quản trị tốt hơn” và phản ứng quốc tế tốt hơn.

Những nỗ lực gần đây nhằm cải tổ hệ thống phát triển của Liên hợp quốc hiện chỉ mới bắt đầu tận dụng đúng mức chuyên môn kinh tế của Liên hợp quốc, bao gồm UNCTAD, về các vấn đề liên quan đến phát triển nhằm đạt được các mục tiêu toàn cầu; một môi trường kinh tế toàn cầu tạo điều kiện cho SDGs cần gia tăng phối kết hợp các nỗ lực tập thể của các quốc gia và khu vực tư nhân.

Nó đòi hỏi một Liên hợp quốc được tăng cường năng lực, tập trung vào khía cạnh sản xuất của tính bền vững kinh tế, tận dụng chuyên môn kỹ thuật toàn cầu nhằm hỗ trợ tất cả các nước đạt được SDGs.

Chuyển từ "cứu trợ" sang “viện trợ tốt hơn”

Đại dịch Covid-19 đã làm chậm lại các nỗ lực nhằm đạt được 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Bất chấp việc UNCTAD và nhiều tổ chức quốc tế khác đã cảnh báo trước khi đại dịch diễn ra, những đứt gãy trong nền kinh tế toàn cầu đã làm gián đoạn phát triển.

Năm 2014, UNCTAD đã ước tính thiếu hụt đầu tư cần thiết nhằm đạt được mục tiêu ở các nước đang phát triển là 2.500 nghìn tỷ USD. Covid-19 có nguy cơ làm gia tăng thiếu hụt vốn đầu tư vốn đã rất lớn này.

Theo ông Kiyuti, “những nguồn lực quan trọng cần có thêm đã không xuất hiện trong 4 năm qua”. Hiện nay đang thiếu tiến triển hợp lý trong việc đầu tư vào 10 lĩnh vực chủ chốt. Trong khi đã có tiến triển rõ nét trong một số lĩnh vực bao gồm giảm thiểu biến đổi khí hậu, lương thực và nông nghiệp, y tế, chúng chưa đủ để tạo ra những chuyển đổi cần thiết.

Nhóm chuyên gia liên cơ quan của Liên hợp quốc về tài trợ cho phát triển cũng nhiều lần chỉ ra rằng việc huy động nguồn lực tiếp tục là một thách thức lớn đối với thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.

Điều này phần lớn là do sự thiếu nỗ lực chung nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ SDGs. Sự thiếu tiến triển trong tính bền vững kinh tế dường như một phần là do sự sứt mẻ tình đoàn kết quốc tế và thiếu ý chí chính trị chung do sự khủng hoảng của chủ nghĩa đa phương.

Về cách tiếp cận ODA và viện trợ, Báo cáo của UNCTAD nhấn mạnh, các nước viện trợ cần công nhận rằng ODA và viện trợ quốc tế tốt nhất là nên hướng đến việc giải quyết các điều kiện nền tảng và nguyên nhân gốc rễ của tình trạng kém phát triển, hơn là chỉ đóng vai trò như “băng cứu thương cho những triệu chứng”; hệ thống phát triển của Liên hợp quốc cần coi trọng cách tiếp cận toàn cầu về khía cạnh sản xuất của các vấn đề kinh tế.

Báo cáo kêu gọi tất cả các nước, bao gồm các nước phát triển cũng như đang phát triển, thừa nhận những thách thức chung mà thế giới đang đối mặt do những thay đổi hiện nay trong trong toàn cầu hóa.

Kết quả dự kiến của Khóa họp UNCTAD-15 tại Bridgetown cần phải gắn với những nỗ lực rộng lớn hơn của Liên hợp quốc như đối thoại về việc cung cấp tài trợ cho phát triển trong thời kỳ hậu Covid-19, vốn đã được UNCTAD hỗ trợ trước đó và hơn thế nữa.

Cuối cùng, Tổng Thư ký UNCTAD Kituyi cho rằng Liên hợp quốc và UNCTAD cần đối mặt với thách thức phục hồi lòng tin vào chủ nghĩa đa phương bằng cách cân nhắc làm thế nào để ứng phó với các lực lượng toàn cầu hóa vốn đã thúc đẩy sự bất bình đẳng và dễ tổn thương để lèo lái con thuyền theo hướng mang lại sự thịnh vượng cho tất cả.

'Chìa khóa' giúp ASEAN phục hồi sau dịch Covid-19

'Chìa khóa' giúp ASEAN phục hồi sau dịch Covid-19

TGVN. Việc phục hồi sau đại dịch Covid-19 đòi hỏi các quốc gia ASEAN phải chung tay đưa ra những phản ứng khu vực mạnh ...

SCG tiên phong phát triển bền vững thông qua kinh tế tuần hoàn

SCG tiên phong phát triển bền vững thông qua kinh tế tuần hoàn

TGVN. Là đơn vị chủ trì Hội nghị chuyên đề Phát triển bền vững SD Symposium 2020, mới đây, Tập đoàn SCG một lần nữa ...

ASEAN+3 cam kết theo đuổi phục hồi kinh tế bền vững sau đại dịch

ASEAN+3 cam kết theo đuổi phục hồi kinh tế bền vững sau đại dịch

TGVN. Ngày 20/11, Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) lần thứ 17 (AMEM+3) đã được tổ chức theo ...

(theo Phái đoàn Việt Nam tại Geneva)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam đã trở thành tập đoàn kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu của đất nước, làm chủ các công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất ...
Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

L’Oréal – Vì cuộc sống tốt đẹp hơn đã truyền cảm hứng và trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho những phụ nữ dám quyết tâm vượt qua khó ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria, hai bên đã nhất trí ra Tuyên bố chung.
Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria khẳng định coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á và mong muốn đẩy mạnh hợp tác trên tất cả lĩnh ...
PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam đã trở thành tập đoàn kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu của đất nước, làm chủ các công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất thế giới.
Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Xung đột Nga-Ukraine 'khuấy động' thị trường, giá dầu chứng kiến tuần tăng vọt hơn 5%

Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Xung đột Nga-Ukraine 'khuấy động' thị trường, giá dầu chứng kiến tuần tăng vọt hơn 5%

Giá xăng dầu hôm nay 25/11, tuần trước, nguy cơ leo thang xung đột Nga-Ukraine là tâm điểm khiến các nhà đầu tư lo lắng khiến giá dầu tăng vọt hơn 5%.
Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp tục điều chỉnh trái chiều giữa các miền. Hiện tại, thương lái trên cả nước thu mua heo hơi từ 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam...
Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là tin bất động sản (BĐS) mới ...
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11 ghi nhận USD duy trì được vị thế vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Phiên bản di động